Apple thành công trở thành nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu tại Trung Quốc trong tháng thứ 2 liên tiếp vào tháng 10, đồng thời nhà sản xuất iPhone có thị phần đạt mức cao nhất từ trước đến nay tại quốc gia này.
Một báo cáo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu phân tích thị
trường công nghệ Counterpoint nhấn mạnh, cứ 4 thiết bị được bán ở Trung Quốc
trong tháng 10/2022 thì có 1 thiết bị là iPhone. Kỳ tích mà các nhà phân tích địa
phương cho là ‘không thể tránh khỏi”, diễn ra ngay trước khi những cuộc biểu
tình phản đối các hạn chế cách ly Covid-19 tại nhà máy hàng đầu của nhà sản xuất
hợp đồng Apple Foxconn ở Trịnh Châu bùng phát.
Doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Mỹ, có trụ sở tại Cupertino,
California chiếm tới 25% thị phần điện thoại thông minh ở Trung Quốc 2 tháng
trước nhờ sự phổ biến của dòng iPhone 14 mới ra mắt. Cùng tháng đó, iPhone 14
Pro Max được xác đinh là thiết bị bán chạy nhất Trung Quốc, sau đó là iPhone 14
Pro. Tháng 10 cũng là tháng đầu tiên bán ra loạt iPhone 14.
Thành công của Apple xảy ra khi doanh số bán hàng của các
OEM quan trọng khác giảm sút. Để so sánh, tính theo năm (YoY), doanh số bán
hàng của Trung Quốc giảm 15%, trong khi doanh số bán hàng của Apple chỉ giảm
4%, tiếp tục làm tăng thị phần của Apple. Giám đốc nghiên cứu Ethan Qi trong một
tuyên bố cho biết: “Thị trường Trung Quốc trì trệ bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong
đó có áp lực kinh tế vĩ mô, lệnh phong tỏa do COVID-19 ảnh hưởng đến tâm lý người
tiêu dùng. Tổng doanh thu giảm 4% so với tháng trước”.
Doanh số Apple tăng 21% so với tháng trước đó (MoM) nhưng thực
tế Apple đạt đến một tầm cao mới về thị phần tại Trung Quốc trong 2 năm qua. Doanh
nghiệp đạt mức thị phần kỷ lục hàng tháng vào tháng 11 và tháng 12/2020, tháng
10, tháng 11 và tháng 12/2021. Điều quan trọng là năm 2020 cũng là năm Mỹ áp đặt
các lệnh trừng phạt với Huawei.
Ông Qi nói thêm “Apple đã thành công trong việc thách thức
xu hướng thị trường. Điều này cũng cho thấy bản chất bền bỉ của phân khúc cao cấp.
Nhìn vào xu hướng trong 2 năm qua ở Trung Quốc, có thể thấy Apple nổi lên như kẻ
chiến thắng về thị phần so với Huawei trên thị trường cao cấp. Apple gần như đã
trở thành doanh nghiệp dẫn đầu không thể tranh cãi trong phân khúc cao cấp của
Trung Quốc”.
Thị phần iPhone tại Trung Quốc
Theo xu hướng hiện nay, dòng iPhone 14 có khởi đầu tốt với
iPhone 14 Pro và Pro Max hoạt động tốt hơn thế hệ trước. Qi lưu ý rằng, iPhone
13 cũng tiếp tục được bán tốt vì iPhone 14 chỉ có một chút khác biệt so với
iPhone 13. Nhà phân tích cấp cao Varun Mishra cũng cho biết: “Xu hướng gia tăng
mức độ phổ biến của dòng Pro không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Iphone 14 cũng
gia tăng sự phổ biến ở các thị trường trọng điểm khác như Mỹ.”
Nhưng các nhà phân tích cũng lo ngại về sự gián đoạn sản xuất
gần đây trước kỳ nghỉ lễ. Công ty nghiên cứu và phân tích Counterpoint đưa ra cảnh
báo trước đó cho biết thời gian giao hàng của iPhone 14 Pro và Pro Max bị chậm lại
đáng kể. Những khách hàng đã đặt hàng điện thoại vào tuần trước có thể đợi 37
ngày để được giao hàng, thời gian chờ đợi lâu nhất kể từ khi những mẫu điện thoại
mới ra mắt, trong khi iPhone 14 thường của Apple vẫn còn hàng.
Có những báo cáo cho rằng tình trạng bất ổn trong nhà máy
Foxconn của Apple ở Trịnh Châu sẽ dẫn đến sự sụt giảm đáng kể sản lượng iPhone
cuối năm với con số đáng kinh ngạc là 6 triệu chiếc. Tình trạng này phần lớn phụ
thuộc vào việc Foxconn Technology Group, công ty Đài Loan điều hành cơ sở này có
thể nhanh chóng đưa nhân viên trở lại dây chuyền lắp ráp như thế nào sau các cuộc
biểu tình bạo lực chống lại các hạn chế Covid-19.
Nếu tình trạng khóa máy tiếp tục trong những tuần tới, tiến
trình sản xuất có thể bị lùi lại sang năm 2023. Khuôn viên cơ sở Trịnh Châu,
nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới của Apple đang bị phong tỏa do nhà xưởng
đóng cửa và tình trạng bất ổn của công nhân trong nhiều tuần sau hàng loạt ca
nhiễm Covid khiến Foxconn và chính quyền địa phương phải cố gắng hết sức để
ngăn chặn nguy cơ bùng phát. Tình huống trở trở nên tồi tệ hơn là hàng nghìn
nhân viên bỏ trốn vào tháng 10 sau khi thiếu lương thực kéo dài, buộc Foxconn
thay thế bằng những nhân viên mới tuyển dụng, những công nhân mới lại tiếp tục
phản đối việc trả lương thưởng và bị buộc phải cách ly.
Đến thời điểm này, tình hình đang ngày càng tồi tệ hơn đối với
nhà sản xuất iPhone tại Trung Quốc. Các chuyên gia tuyên bố, đây là rủi ro của sự
phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc trong hoạt động sản xuất chính của Apple.
Gần đây, một phân tích của Reuters về dữ liệu chuỗi cung ứng
của Apple cho thấy, vai trò trọng tâm của Trung Quốc trong hoạt động sản xuất
toàn cầu của công ty đang giảm, một dữ liệu không quá ngạc nhiên khi xem xét việc
Apple đang dịch chuyển sản xuất sang các khu vực khác ở châu Á.
Báo cáo của Reuters cho thấy, trong 5 năm tới 2019, Trung Quốc
là địa bàn chính của 44% đến 47% cơ sở sản xuất của các nhà cung cấp, nhưng tỷ
lệ này giảm xuống 41% vào năm 2020 và 36% vào năm 2021. Dữ liệu cũng cho thấy, Apple
và các nhà cung cấp khác đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn lực sản xuất với các khoản
đầu tư mới vào Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời tăng cường mua sắm từ Đài Loan, Mỹ
và các khu vực khác, định hình lại cơ cấu nguồn cung toàn cầu.
Những các nhà phân tích và học giả cũng cho rằng, Apple sẽ
tiếp tục phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong nhiều năm tới. Sự phụ thuộc này tập
trung chủ yếu ở nhà máy Trịnh Châu của Foxconn, chiếm 70% số iPhone được sản xuất
trên toàn cầu.