Một thiết bị cấy ghép thông minh, tự nhận thức có thể cho phép các bác sĩ điều trị theo dõi tiến trình hợp nhất cột sống sau phẫu thuật đĩa đệm, bệnh nhân không phải chụp X quang và chịu tác động bức xạ.
Cấy ghép thông minh được phát triển với rất nhiều chức năng.
Nhưng tích hợp thiết bị điện tử như cảm biến, lưu trữ năng lượng và giao tiếp
không dây vào các thiết bị nhỏ có những thách thức rất lớn.
Amir Alavi, GS Khoa Dân dụng và Kỹ thuật Môi trường và Khoa
Kỹ thuật Sinh học tại Đại học Pittsburgh Mỹ giải thích, một giải pháp khả thi
cho tất cả những thách thức này là chế tạo một loại thiết bị cấy ghép thông
minh mới, có thể sử dụng những thành phần cấu thành của thiết bị để có được những
chức năng tiên tiến mà không cần sử dụng nguồn điện bên ngoài và thiết bị điện
tử cồng kềnh.
Nhóm nghiên cứu của GS Alavi đã thiết kế một bộ cấy ghép
thông minh, tự nhận biết để phát hiện sự hợp nhất của cột sống nhằm mục đích chữa
lành xương.
Theo GS Alavi, bộ cấy ghép này có ý nghĩa quan trọng về lâm
sàng vì những thiết bị này có thể cung cấp cho bác sĩ điều trị khả năng đánh
giá trực tiếp và chính xác sự tiến triển của tiến trình hợp nhất xương so với
phương pháp chụp ảnh X quang tiên tiến. Những phương thức chụp ảnh có chi phí
cao, bệnh nhân phải tiếp xúc đáng kể với bức xạ.
Cột sống được hình thành từ các xương hoặc đốt sống, ngăn
cách bởi các đệm xốp gọi là đĩa đệm, xếp chồng lên nhau. Khi một đĩa đệm bị bệnh
hoặc thoái hóa, phải loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật, sự hợp nhất cột sống
trong không gian giữa các đốt sống liền kề được tạo điều kiện thuận lợi bằng
các lồng hợp nhất đĩa đệm. Lồng có lỗ lớn để ghép xương và lỗ nhỏ hơn để tái tạo
xương .
Thiết bị cấy ghép thông minh cho cột sống sau phẫu thuật địa đệm. Ảnh Advanced Science News
Nhóm nghiên cứu của GS Alavi chế tạo một lồng hợp nhất, có
thể tự đánh giá sự tiến triển quá trình hợp nhất tủy sống dựa trên tải trọng mà
lồng thông minh cảm nhận. Những thiết bị cấy ghép này sử dụng công nghệ siêu vật
liệu, đã được cấp bằng sáng chế của nhóm nghiên cứu.
Khi được đưa vào không gian đĩa đệm, lồng hợp nhất thông
minh ban đầu chịu phần lớn tải trọng cột sống. Trong thời gian điều trị, tải trọng
tác động lên lồng giảm dần và chuyển sang cấu trúc xương hình thành bên trong
và xung quanh lồng hợp nhất.
Một tín hiệu điện áp, tạo ra bởi lồng hợp nhất tự nhận thức
được đo liên tục, tỷ lệ với những lực tác dụng lên cấu trúc của nó - điện áp giảm
trong quá trình hợp nhất xương.
Nhóm nghiên cứu thực hiện các thử nghiệm cơ học trên các mô
cấy nhằm đánh giá các đặc tính mỏi tĩnh và động của lồng hợp nhất, sử dụng các
quy trình tiêu chuẩn như của Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Mỹ (ASTM). Nhóm
nghiên cứu cũng thử nghiệm cấy ghép cột sống này bằng cách sử dụng mô hình cột
sống tổng hợp và cột sống thi thể của người đã mất.
Coog nghệ mới có thể được ứng dụng ngay trong cấy ghép chỉnh
hình, đồng thời công nghệ này cũng có thể được cải tiến để áp dụng cho các lĩnh
vực y tế khác như thiết kế các stent tim thông minh với những chức năng cảm biến
và hấp thu năng lượng.