Các nhà khoa học đã chứng minh được, ngay cả trong trường hợp thuốc trừ sâu neonicotinoid liều thấp, tồn tại trong đất bị ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của kiến đen (Lasius niger).
Nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi
phương pháp khai thác sử dụng và quản lý
hiện hành đối với những loại thuốc trừ sâu hóa học nhằm đảm bảo cho nông nghiệp
phát triển bền vững hơn.
Tác giả của nghiên cứu, nhà khoa học Daniel Schläppi thuộc
Viện Sức khỏe Ong Đại học Bern, Thụy Sĩ cho biết: "Kiến là một trong những
nhóm động vật quan trọng nhất trên hành tinh chúng ta. Hiện nay, có thể thấy được
xu hướng suy giảm toàn cầu về sự phong phú và đa dạng của côn trùng, trong đó
có loài kiến đen, rất quan trọng đối với duy trì sự ổn định của môi trường ".
Những nghiên cứu cho thấy, thuốc trừ sâu là một trong những
yếu tố gây ra sự suy giảm rõ ràng của các loài côn trùng.
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Gaétan Glauser từ Đại
học Neuchâtel Thụy Sĩ cho biết: "Vấn đề then chốt là các chất này tồn tại lâu
dài không phân hủy, gây ô nhiễm đất và nước, lan rộng đến cả ở những vùng đất
không có sử dụng thuốc trừ sâu hóa học".
Cho đến nay, không có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
việc loài kiến bị ảnh hưởng trong thời gian dài khi tiếp xúc với nồng độ thấp,
không gây tử vong trực tiếp.
Dữ liệu, do các nhà khoa học nông nghiệp thuộc Đại học Bern,
phối hợp với Agroscope và Đại học Neuchâtel, cho thấy rõ những tác động lâu dài
của thuốc trừ sâu cường độ thấp, bị bỏ qua trước đây, không thể phát hiện được
trong năm đầu tiên phát triển của đàn kiến.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên trang Communications
Biology, Tạp chí mở Tự nhiên (Open-Access Journal of Nature).
Theo các tác giả, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc phát triển những phương thức canh tác nông nghiệp bền vững đồng thời giảm
sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp nhằm ngăn ngừa tổn thất không thể khắc phục
đối với các hệ sinh thái tự nhiên.
Nguy cơ tác động lâu dài
Thuốc trừ sâu Thiamethoxam có tác động tiêu cực rõ nét đến sức
khỏe của loài kiến nói chung. Thiamethoxam là loại thuốc trừ sâu neonicotinoid,
thường được sử dụng để ngăn chặn côn trùng gây hại đe dọa thu hoạch mùa màng.
Các nhà khoa học đưa ra những dữ liệu cho thấy, có rất nhiều
bằng chứng xác định thiamethoxam và những hóa chất sử dụng trong nông nghiệp
tương tự có hậu quả tiêu cực đối với sự sinh tồn của các côn trùng có lợi, trong
đó có kiến và ong mật.
Ông Schläppi giải thích "Trong những nghiên cứu gần đây,
chúng tôi khẳng định kiến đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái của
chúng tôi, thực hiện kiểm soát rác thải sinh vật và kiểm soát phòng trừ dịch hại
tự nhiên. Các loài kiến hiện nay đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
neonicotinoids",.
Trong nghiên cứu hiện, những con kiến vườn đen thường xuyên
tiếp xúc môi trường có nồng độ thiamethoxam tương tự bên ngoài trong hơn 64 tuần.
Những đàn kiến được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm là những tổ kiến lấy trên
cánh đồng.
Mới đầu, các đàn kiến thí nghiệm được nuôi dưỡng trong môi
trường không bị ảnh hưởng của phơi nhiễm neonicotinoid trong môt số tuần.
Nhưng khi đàn kiến thử nghiệm bị tiếp xúc với thiamethoxam,
có mật độ thấp tương tự với ngoài thực địa, số lượng kiến thợ suy giảm đáng kể
hơn so với thời điểm theo dõi ban đầu.
Số lượng kiến thợ trong đàn kiến là yếu tố rất quan trọng quyết
định sự sống còn của đàn kiến, sự phơi nhiễm quan sát được ảnh hưởng tiêu cực đến
sự sống còn của thuộc địa.
Nếu xét đến vai trò quan trọng của kiến trong hệ sinh thái tự
nhiên, kết quả thí nghiệm cho thấy, thuốc trừ sâu bệnh neonicotinoids áp đặt một
mối đe dọa lâu dài với hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên.
Cần có những giải pháp bền vững
Giáo sư Peter Neumann thuộc Viện Sức khỏe Ong, Đại học Bern nhấn
mạnh: " Sự tích lũy và tác động lâu dài của của neonicotinoids trong đất đối
với kiến hiện đang là mối đe dọa đáng báo động".
"Đây là một nghiên cứu mẫu mực cho thấy, những tác động
tiêu cực của chất gây ô nhiễm môi trường chỉ trở nên rõ ràng sau khi được theo
dõi lâu dài, nhưng ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường sinh thái."
Những tác động của các loại hóa chất nông nghiệp đối với kiến
như sinh vật mẫu cho thấy những tác động lâu dài của các loại hóa chất trong
nông nghiệp với môi trường sinh thái. Sử dụng những nghiên cứu của tác động môi
trường đối với loài kiến, các nhà khoa học có thể đánh giá được rủi ro trong việc
khai thác sử dụng các hóa chất trong tương lai để đảm bảo cho nông nghiệp bền vững
hơn.