Ngày 18/4, Trực thăng Sao Hỏa Ingenuity của NASA trở thành chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử thực hiện một chuyến bay có điều khiển, chạy bằng năng lượng mặt trời trên một hành tinh khác.
Nhóm phát triển trực thăng Sao Hỏa Ingenuity tại Phòng thí
nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở Nam California xác nhận chuyến bay
thành công sau khi nhận được dữ liệu từ máy bay trực thăng thông qua tàu vũ trụ
thăm dò Sao Hỏa Perseverance của NASA vào lúc 6:46 am EDT (3:46 am PDT).
Trực thăng Sao Hỏa Ingenuity cất cánh lần đầu tiên trên Hành Tinh Đỏ
Quản trị viên thường trực NASA Steve Jurczyk cho biết: “Ingenuity
là dự án mới nhất trong một truyền thống lâu dài những dự án huyền thoai của
NASA, nhằm đạt được mục tiêu khám phá không gian, điều mà trước đây được cho là
không thể”.
"Phương tiện bay X-15 là công cụ mở đường đường cho tàu
con thoi. Tàu robot Mars Pathfinder và người máy thám hiểm Sojourner cũng làm
điều tương tự cho ba thế hệ tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa. Không biết chính xác
Ingenuity sẽ dẫn chúng ta đến đâu, nhưng kết quả hôm nay hướng tới bầu trời
trên sao Hỏa - có thể không phải là giới hạn cuối cùng. "
Máy bay trực thăng chạy bằng năng lượng mặt trời lần đầu
tiên bay lên không vào lúc 3:34 sáng EDT (12:34 sáng theo giờ PDT) - 12:33 Giờ
Mặt trời Trung bình Địa phương (giờ Sao Hỏa) - thời điểm mà nhóm điều khiển
Ingenuity xác định có năng lượng và điều kiện bay tối ưu.
Dữ liệu đo độ cao cho thấy Ingenuity đạt đến độ cao tối đa
theo quy định là 10 feet (3 mét) và duy trì bay ổn định trong 30 giây. Sau đó, trực
thăng hạ xuống bề mặt sao Hỏa, ghi được tổng cộng 39,1 giây bay. Thông tin chi
tiết bổ sung về thử nghiệm sẽ nhận được tiếp theo.
Chuyến bay thử nghiệm ban đầu của Ingenuity là tự động - được
điều khiển bởi hệ thống hướng dẫn, điều hướng và điều khiển trên máy bay, sử dụng
các thuật toán do nhóm phát triển tại JPL.
Do dữ liệu được gửi đến và quay trở về từ hành tinh Đỏ, vượt
qua hàng trăm triệu dặm sử dụng các vệ tinh và Deep Space Network NASA, Ingenuity
không thể bay bằng bàn điều khiển, chuyến bay không quan sát được từ Trái đất
theo thời gian thực.
Phó Quản trị viên Khoa học của NASA Thomas Zurbuchen công bố
tên của sân bay sao Hỏa nơi chuyến bay diễn ra.
Zurbuchen nói: “Lúc này, 117 năm sau khi anh em nhà Wright
thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trên trái đất, máy bay trực thăng
Ingenuity của NASA đã thành công trong việc thực hiện kỳ tích đáng kinh ngạc
này trên một thế giới khác”.
"Hai khoảnh khắc mang tính biểu tượng trong lịch sử
hàng không, ngăn cách bởi thời gian và 173 triệu dặm không gian, hiện sẽ mãi
mãi được liên kết. Để tỏ lòng kính trọng đối với kỳ tích mà hai nhà sản xuất xe
đạp Dayton sáng tạo, sân bay đầu tiên trong số nhiều sân bay trên các hành tinh
khác sẽ được gọi là Wright Brothers Field, ghi nhận thành tựu mới và tiếp tục
thúc đẩy sự khám phá. "
Là một trong những dự án thử nghiệm công nghệ của NASA, Trực
thăng Sao Hỏa Ingenuity cao 19,3 inch (cao 49 cm) không chứa công cụ khoa học
trong thân máy bay có kích thước bằng một chiếc hộp nhỏ. Chiếc trực thăng cánh
quạt nặng 4 pound (1,8 kg) có sứ mệnh chứng minh tính khả thi bay trên Hành
tinh Đỏ trong tương lai.
Chuyến bay đầu tiên chứa đầy ẩn số. Hành tinh Đỏ có trọng lực
thấp – bằng một phần ba so với Trái đất, khí quyển cực kỳ mỏng với chỉ 1% áp suất
bề mặt so với trái đất.
Điều này có nghĩa là có tương đối ít phân tử không khí mà
hai cánh quạt rộng 4 foot (1,2 mét) của Ingenuity có thể tương tác để bay lên.
Máy bay trực thăng được lắp các thành phần độc đáo và các bộ
phận thương mại bán sẵn từ ngành công nghiệp điện thoại thông minh (smartphone)
được thử nghiệm trong không gian lần đầu tiên với sứ mệnh này.
Michael Watkins, giám đốc JPL cho biết: “Dự án Trực thăng
Sao Hỏa đi từ nghiên cứu khả thi 'bầu trời xanh' đến ý tưởng kỹ thuật khả thi để
thực hiện chuyến bay đầu tiên trên một thế giới khác trong vòng hơn sáu năm".
"Kết quả đạt được của dự án là thành tích lịch sử đầu
tiên, minh chứng cho sự đổi mới và sự kiên trì của nhóm nghiên cứu tại JPL,
cũng như tại Trung tâm nghiên cứu Langley và Ames của NASA và các đối tác trong
ngành. Đó là một ví dụ sáng giá về loại hình thúc đẩy công nghệ phát triển mạnh
tại JPL và phù hợp với các mục tiêu khám phá của NASA. "
Tại khu vực Van Zyl Overlook, cách vị trí của trực thăng Ingenuity
khoảng 211 feet (64,3 mét), máy quay của tàu vũ trụ Perseverance không chỉ hoạt
động như một thiết bị chuyển tiếp liên lạc giữa trực thăng và Trái đất, mà còn
ghi lại hoạt động bay bằng máy ảnh. Những bức ảnh từ máy chụp ảnh Mastcam-Z và
Navcam sẽ cung cấp thêm dữ liệu về chuyến bay của trực thăng.
Tàu đổ bộ vũ trụ Perseverance và trực thăng Ingenuity trên bề mặt Sao Hỏa
MiMi Aung, giám đốc dự án của Ingenuity Mars Helicopter tại
JPL cho biết: “Chúng tôi đã suy nghĩ rất lâu về sự kiện anh em nhà Wright xuất
hiện trên sao Hỏa và điều đó thành hiện thực”.
Được triển khai lên bề mặt của miệng núi lửa Jezero vào ngày
3/4, Ingenuity hiện đang ở vào ngày 16 sol (ngày sao Hỏa) trong kế hoạch thử
nghiệm bay 30 sol (31 ngày Trái đất).
Trong ba ngày sao Hỏa tiếp theo, đội điều khiển trực thăng sẽ
tiếp nhận và phân tích tất cả dữ liệu và hình ảnh từ cuộc thử nghiệm, lập kế hoạch
cho chuyến bay thử nghiệm thứ hai, dự kiến sau ngày ngày 22 tháng 4. Nếu trực
thăng sống sót sau chuyến bay thử nghiệm thứ hai, nhóm sẽ xem xét phương pháp tốt
nhất để mở rộng kế hoạch bay.
JPL, cơ sở chế tạo trực thăng Ingenuity, cũng quản lý dự án thử
nghiệm công nghệ cho NASA. JPL được hỗ trợ từ các ban chỉ đạo sứ mệnh Khoa học,
Hàng không và Công nghệ Không gian của NASA. Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA
ở Thung lũng Silicon California và Trung tâm Nghiên cứu Langley ở Hampton,
Virginia cung cấp thông số phân tích hiệu suất chuyến bay và hỗ trợ kỹ thuật trong
quá trình phát triển Ingenuity.
Dave Lavery là giám đốc điều hành chương trình Trực thăng
Sao Hỏa Ingenuity, MiMi Aung là giám đốc dự án và Bob Balaram là kỹ sư trưởng.