Phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin, tàu sân bay không người lái hạng nặng nghiên cứu khoa học, được điều khiển bằng Trí tuệ Nhân tạo (AI) đầu tiên của Trung Quốc chính thức đưa vào hoạt động ngày 12/1.
Theo bản tin của đài truyền hình nhà nước CCTV, tàu nghiên cứu
khổng lồ Chu Hải Vân, điều khiển bằng AI, có khả năng tự hành trên vùng nước mở
hoặc được vận hành bằng thiết bị điều khiển từ xa.
Tàu sân bay cho drone không người lái Chu Hải Vân. Ảnh SCMP
Tàu sân bay không người lái hạng nặng nghiên cứu khoa học có
thể mang và điều khiển đồng thời hàng chục phương tiện không người lái trên
không, trên mặt nước và dưới nước (UAV, USV và UUV) nhằm giám sát môi trường
xung quanh và phát triển một trung tâm dữ liệu trên biển và đại dương.
Phòng thí nghiệm Khoa học và Kỹ thuật Hàng hải phía Nam Quảng
Đông, sở hữu và vận hành tàu nghiên cứu khoa học có tính năng tự hành đã tiến
hành một cuộc thử nghiệm trên biển ngày 12/1, kiểm tra khả năng điều hướng tự động
của hạm tàu, trong đó có cả hoạt động phóng và thu hồi các phương tiện không
người lái.
“Chúng tôi đã thử nghiệm con tàu hoạt động hoàn toàn tự hành
trong 12 giờ liên tục. Chen Dake, trưởng phòng thí nghiệmm, thành viên của Viện
Khoa học Trung Quốc trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình CCTV nói và
cho biết thêm, hạm tàu nghiên cứu khoa học tự hành có thể tránh chướng ngại vật
và lập kế hoạch cho tuyến đường hải trình độc lập, không phụ thuộc vào đài điều
khiển. Hạm tàu hoàn toàn đáp ứng những mục tiêu thiết kế ban đầu.
Năm 2023, Chu Hải Vân sẽ được sử dụng cho một số hoạt động
khảo sát như lập bản đồ và quan sát biển, tuần tra biển và lấy mẫu khảo sát.
Hệ thống AI tự phát triển của con tàu sử dụng thông tin từ những
cảm biến và hệ thống định vị vệ tinh để điều hướng”. Nhóm vận hành hạm tàu giám
sát từ xa hoạt động của tàu và kiểm soát hoạt động nếu cần.
Tàu nghiên cứu có chiều dài 88,5 m, rộng 14 m và lượng giãn
nước 2.100 tấn, Chu Hải Vân lớn hơn khinh hạm Type 056 của hải quân Trung Quốc,
cho phép mang theo một số lượng thiết bị lớn.
Mang hình dáng thiết kế đặc biệt cho tương lai, Chu Hải Vân hải
trình với tốc độ trung bình 13 hải lý/giờ và có thể đạt tới 18 hải lý khi cần
thiết.
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay cho drone không người lái Chu Hải Vân tháng 5/2022. Video Miltech Insights
Bản tin của CCTV cho biết, hệ thống năng lượng, hệ thống động
cơ, truyền động và chân vịt đẩy, hệ thống AI và hệ thống vận hành các phương tiện
không người lái của tàu đều được sản xuất tại Trung Quốc, cho thấy quốc gia này
đã đạt được sự tự cung tự cấp hoàn toàn về những công nghệ cốt lõi. Bản tin nhấn
mạnh: “Hạm tàu không chỉ là một công cụ chưa từng có để vượt qua giới hạn của
khoa học biển mà còn cung cấp một công cụ thông minh và hiệu quả, giải quyết một
số lượng lớn các nhiệm vụ thực tế”.
Tháng 6/2022, Trung Quốc thông báo chuyến hải trình
thành công của một chiếc USV nhỏ hơn, nặng 200 tấn cũng có các công nghệ
điều hướng tự động do AI điều khiển.
Chu Hải Vân được đóng
tại Nhà máy đóng tàu Huangpu Wenchong thuộc sở hữu của Tập đoàn đóng tàu nhà nước
Trung Quốc ở Thượng Hải, được hạ thủy vào tháng 5 năm 2022.