Tên lửa Zhuque-2, chạy bằng nhiên liệu mê-tan đầu tiên trên thế giới do công ty Trung Quốc chế tạo, được phóng lên quỹ đạo đã thất bại ở giai đoạn 2 của tên lửa đẩy, không đạt được mục tiêu đặt ra và mất toàn bộ 14 vệ tinh mang theo.
Tên lửa Zhuque-2, do công ty Landspace tại Bắc Kinh được
phóng lên không gian ngày14/12 trong sứ mệnh quỹ đạo đầu tiên bằng một tên lửa
đẩy, sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng mê-tan và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc sử
dụng tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng do tư nhân phát triển với mục đích thương mại.
Mặc dù đặt nhiều hy vọng vào sứ mệnh lịch sử, nhưng Zhuque-2 đã không đạt đến
quỹ đạo, mất 14 vệ tinh mang theo.
Hoạt động phóng tên lửa Zhuque-2 trên màn hình giám sát. Ảnh SpaceNews
Vụ phóng được thực hiện tại Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan
của Trung Quốc ở sa mạc Gobi lúc 3:30 sáng EST (08:30 GMT) ngày 14/12, mục đích
đưa một số vệ tinh thương mại vào quỹ đạo đồng bộ với mặt trời. Nhưng theo những
thông tin ban đầu, tầng thứ hai của tên lửa đẩy thất bại, khiến toàn bộ sứ mệnh
thất bại và mất tất cả các vệ tinh mang theo.
Vụ phóng tên lửa Zhuque-2, do công ty Landspace tại Bắc Kinh chế tạo được phóng lên không gian ngày14/12. Video CNSA Watcher - Archives
Cơ quan vũ trụ Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức về
vụ phóng tên lửa. Nhưng một video, đăng trên Twitter sau khi phóng cho thấy có
sự bất thường ở tầng thứ hai của tên lửa đẩy khiến Zhuque-2 không thể đạt được
vận tốc quỹ đạo.
Tên lửa Zhuque-2 đang lấy độ cao, theo các chuyên gia đã có hiện tượng bất thường khiến tầng thứ 2 của tên lửa đẩy thất bại. Video CNSA Watcher - Archives
Video và Những bức ảnh chụp nhanh từ bản tin vụ phóng của Trung Quốc cho
thấy, giai đoạn đầu tiên tên lửa đẩy hoạt động tốt, nhưng sau 5 phút chuyến
bay, xảy ra tình huống tên lửa mất độ cao và tốc độ nghiêm trọng.
Theo Space News, công ty Landspace đã chế tạo một tên lửa
Zhuque-2 thứ hai, nhưng thất bại trong vụ phóng này sẽ khiến vụ phóng tiếp theo
sẽ bị chậm lại đáng kể. Trong vụ phóng, tầng thứ nhất của tên lửa đẩy, chạy bằng
khí hóa lỏng mê-tan cho thấy tính khả thi của việc sử dụng loại nhiên liệu này.
Mặc dù vụ phóng tên lửa vận tải thương mại Zhuque-2 thất bại,
sứ mệnh này tiếp tục chứng minh sự tiến bộ nhanh chóng của chương trình vũ trụ
Trung Quốc, cả về năng lực quốc gia và sự phát triển của lĩnh vực thương mại
không gian. Trung Quốc đã tiến rất gần đến 60 lần phóng thành công vào năm 2022,
gần đây đã hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ Tiangong có hình chữ T.
Các công ty vũ trụ tư nhân Trung Quốc cũng đã đạt được những
tiến bộ đáng kể trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phóng đã bắt
đầu đưa các trang thiết bị lên quỹ đạo, thay mặt cho Tập đoàn Công nghiệp và
Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) thuộc sở hữu nhà nước.