Trong khi phần lớn thế giới vẫn đang sử dụng mạng 4G, một số công ty công nghệ mới triển khai mạng 5G, Trung Quốc đang vượt qua đối thủ, bắt đầu thử nghiệm công nghệ không dây 6G, nhanh hơn 100 lần so với 5G công nghệ Mỹ.
Trang EurAsian Times cho biết: Trung Quốc phóng thành công vệ
tinh thử nghiệm liên lạc 6G đầu tiên ngày 6/11 từ Trung tâm phóng vệ tinh
Taiyuan thuộc tỉnh Sơn Tây, kiểm tra phương thức mạng 6G hoạt động trong không
gian. Các mạng 6G mở rộng từ tần số sóng 5G milimet sang tần số terahertz.
Chuyển sang công nghệ truyền thông 6G
5G, có thể được coi là lớp phủ cho mạng 4G hiện tại, không
chỉ thay đổi với mạng di động mà còn tích hợp với các mạng truyền thông Wi-Fi
và thu thập dữ liệu từ xa, có thể tạo ra hàng loạt kết nối của hệ thống IoT, siêu
tin cậy và độ trễ thấp. Nhưng những giới hạn công nghệ khiến 5G chỉ có thể phát
triển hiệu quả tối ưu đến năm 2030 và có thể xa hơn nữa.
EurekAlert! cho biết, đây là những điểm mà mạng truyền
thông không dây 6G sẽ tiếp cận nhằm cung cấp "phạm vi phủ sóng toàn cầu,
tăng cường phổ sóng liên lạc / tiết kiệm năng lượng / hiệu quả chi phí, cấp độ
thông minh và bảo mật vượt trội và nhiều lợi ích hơn nữa.
Công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ
ra bốn thay đổi mô hình then chốt cần thiết cho mạng 6G. Báo cáo đánh giá khoa
học dài của công trình có tựa đề "Hướng tới mạng truyền thông không dây
6G: tầm nhìn, công nghệ cho phép và sự thay đổi mô hình mới".
Nghiên cứu khoa học được viết bởi nhóm nghiên cứu, dẫn đầu
là giáo sư Xiaohu Yu và giáo sư Chengxiang Wang từ Đại học Đông Nam, Trung Quốc
cùng với 48 chuyên gia và học giả khác từ các viện nghiên cứu khoa học, trường
cao đẳng và công ty tư nhân trên khắp thế giới.
Thay đổi mô hình truyền thông
Bản báo cáo khoa học xác định, về tầm nhìn trong 6G sẽ có bốn
thay đổi mô hình mới. Thay đổi cần thiết đầu tiên là mạng 6G không bị giới hạn
trong hệ thống các mạng truyền thông mặt đất nhằm đạt được yêu cầu phủ sóng
trên phạm vi toàn cầu.
Để đạt được điều này. Thứ nhất: Mô hình 6G sẽ tăng mạng lưới
liên lạc của máy bay không người lái (UAV) nhằm hoàn thiện mạng lưới thông tin
liên lạc tích hợp không gian-trên không-trên biển.
Thứ hai, nhằm tăng tốc độ chuyển tải dữ liệu và mật độ kết nối,
6G sẽ chạy trên tất cả các phổ bao gồm dải tần dưới 6 GHz, sóng milimet
(mmWave), terahertz (THz) và dải tần quang học.
Thứ ba, mạng 6G sẽ cho phép khai thác sử dụng những ứng dụng
thông minh mới trên nền tảng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo AI và công nghệ dữ liệu
lớn, đáp ứng việc xử lý dữ liệu lớn, hình thành từ việc sử dụng những mạng rất
không đồng nhất, những yêu cầu về các dịch vụ mạng mới, băng thông rộng và có số
lượng lớn ăng-ten.
Thứ tư, theo EurekAlert, vấn đề an ninh mạng truyền thông có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, vì vậy phát triển mạng 6G bao hàm cả việc tăng cường hệ thống
an ninh ở cấp độ cao, sử dụng các tần số quang học!
Nhanh hơn 100 lần so với công nghệ 5G hiện nay
EurAsian Times đưa tin: Trung Quốc hiện đang triển khai thử
nghiệm hoạt động mạng 6G, Bắc Kinh đã phóng tên lửa mang theo 13 vệ tinh 6G để
thử nghiệm ứng dụng liên lạc terahertz trong không gian tính từ ngày 6/11 với tốc
độ truyền dữ liệu nhanh hơn 100 lần so với công nghệ 5G hiện nay. Sự kiện này
đánh dấu một bước đột phá của Trung Quốc trong việc khám phá công nghệ liên lạc
terahertz trong lĩnh vực không gian.
Trung Quốc phóng một tên lửa mang theo 13 vệ tinh G6 vào
không gian. Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang hợp tác nghiên cứu ảnh hưởng
của sóng terahertz trong không gian, cho phép dữ liệu truyền nhanh hơn 100 lần
so với công nghệ không dây hiện nay. Phóng sự RT Mỹ
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc thành lập một nhóm các
nhà khoa học, bắt đầu nghiên cứu về công nghệ viễn thông không dây 6G, đánh dấu
sự ra mắt chính thức của công nghệ truyền thông tiên tiến này.