Các công ty công nghệ lớn ở Mỹ và Trung Quốc gấp rút thúc đẩy nghiên cứu những công cụ AI tương tự như ChatGPT do Microsoft hậu thuẫn, đồng thời công bố một số chi tiết về về ứng dụng đang phát triển.
Chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo ChatGPT gây bão thế giới
công nghệ trong vài tháng qua với khả năng sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ,
từ thơ ca đến chiến lược kinh doanh trong cuộc trò chuyện tương tự như con người.
Màn hình tại Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Thế giới (WAIC) ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 2/9/2022.
Các nhà phân tích cho biết, công nghệ này có tính biến đổi
và phát triển nhanh chóng, tương tự như công nghệ blockchain và metaverse.
Cạnh tranh gay gắt
toàn cầu về chatbot ứng dụng AI
Các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc đang tăng tốc độ cung
cấp các ứng dụng chatbot trong lĩnh vực khai thác AI nhằm chiếm ưu thế vượt trội
trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ tìm kiếm và ngành công nghiệp sáng tạo.
Công ty khởi nghiệp OpenAI của Mỹ đã vượt lên trước, đánh bại
các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo bằng việc tung ra ứng dụng
ChatGPT tháng 11/2022. Trang The New York Times, trích các nguồn tin cho biết, ứng
dụng giao diện công cộng này tăng vọt mức độ phổ biến đối với mọi hoạt động
sáng tạo của người dùng, từ trợ giúp làm bài tập về nhà đến phát triển chiến lược
kinh doanh.
Công ty Microsoft đã tài trợ cho sản phẩm cộng đồng của
OpenAI hàng tỷ USD và khoản đầu tư này có ý nghĩa quan trọng. Giám đốc điều
hành công ty khởi nghiệp OpenAI tháng 12 cho biết, mỗi cuộc trò chuyện ChatGPT
đều tốn vài xu để thực hiện.
Microsoft có kế hoạch nâng cấp công cụ tìm kiếm Bing bằng
công nghệ từ OpenAI nhằm cạnh tranh với Google. Nhưng những người dùng “Bing
AI” thông báo về những quan điểm, câu trả lời không chính xác và các cuộc trò
chuyện rùng rợn với chatbot.
Theo trang CNBC, dẫn nguồn từ các chuyên gia: “Để đuổi kịp
ChatGPT”, Google ra mắt công cụ tìm kiếm trên nền tảng AI Bard nhưng cũng vấp
phải những sai lầm. Công ty đã yêu cầu nhân viên viết lại các câu trả lời sai.
Appple giữ im lặng về những kế hoạch AI, không thông báo bất
cứ tin tức nào về công nghệ liên quan đến ChatGPT tại một sự kiện về Trí tuệ Nhân
tạo nội bộ. Apple không trả lời yêu cầu bình luận.
ChatGPT tích hợp với
các phần mềm doanh nghiệp
Công ty khởi nghiệp phần mềm cơ sở dữ liệu PingCap đã có một
sản phẩm tương tự ChatGPT trên thị trường. Doanh nghiệp này có văn phòng tại Bắc
Kinh và San Mateo, California.
Tháng 1/2023, PingCap ra mắt “Chat2Query” cho khách hàng ngoài
Trung Quốc, sử dụng giao diện lập trình ứng dụng có sẵn công khai từ OpenAI.
Ông Liu Song, phó chủ tịch của PingCap cho biết, sản phẩm
cho phép khách hàng phân tích dữ liệu hoạt động của công ty doanh nghiêp trong
vài giây như các mẫu ô tô bán chạy nhất, không cần biết ngôn ngữ lập trình máy
tính. Theo ông Liu, Chat2Query miễn phí cho khách hàng xử lý tới 5 gigabyte dữ
liệu.
“Chúng tôi nghĩ rằng, cuộc cách mạng công nghệ có thể không
nằm trong công cụ tìm kiếm AI mà trong các doanh nghiệp,” ông nói bằng tiếng
Quan thoại, được CNBC dịch lại phát biểu của ông từ tiếng Quan thoại. Nhưng ông
lưu ý rằng, nguồn dữ liệu đầu vào đó cần được tổ chức theo phương thức chuẩn
hóa.
Ngày 22/2, Baidu, doanh nghiệp công nghệ khổng lồ, sở hữu công
cụ tìm kiếm của Trung Quốc cho biết dự án chatbot AI của công ty trước hết sẽ
được nhúng vào công cụ tìm kiế và cho phép công chúng sử dụng vào tháng 3/2023.
Sản phẩm có tên là “Ernie bot” trong tiếng Anh hoặc “Wenxin Yiyan” trong tiếng
Trung Quốc, theo những thông tin mà công ty công bố trước đây.
Mặc dù cộng đồng biết rất ít về những khả năng của chatbot
Ernie và cách so sánh với ChatGPT, nhưng nền tảng phát video trực tuyến iQiyi, được
Baidu hỗ trợ công bố kế hoạch kết nối với chatbot để tìm kiếm và sử dụng các nội
dung do AI tạo ra. Công ty khởi nghiệp ô tô điện Jidu được Baidu hậu thuẫn, đến
nay vẫn chưa bắt đầu giao ô tô tuyên bố, doanh nghiệp có kế hoạch tích hợp
Ernie bot vào hệ điều hành xe ô tô trong tương lai.
Alibaba dự kiến sẽ công bố thu nhập hàng quý vào tối ngày
23/2. Công ty thương mại điện tử và điện toán đám mây Trung Quốc cho biết đang
thử nghiệm nội bộ công nghệ kiểu ChatGPT và không cung cấp thời gian ra mắt. Alibaba
lưu ý, công ty đã nghiên cứu công nghệ AI tương tự từ năm 2017.
Doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc JD.com cũng không
thông báo ngày ra mắt ứng dụng tương tự ChatGPT, nhưng cho biết “ChatJD” của công
ty tập trung vào bán lẻ và tài chính. Chatbot sẽ hỗ trợ các nhiệm vụ như tạo bản
tóm tắt sản phẩm trên các trang web mua sắm và phân tích tài chính.
Tencent, công ty điều hành ứng dụng nhắn tin phổ biến của
Trung Quốc WeChat, trong một tuyên bố cho biết, công ty hiện đang tiếp tục
nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Đó là lĩnh vực trong trí tuệ nhân tạo mà
ChatGPT phát triển.
Mặc dù ChatGPT trong tháng 2 trở thành một chủ đề thời thượng
ở Trung Quốc, ngay cả đối với các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng các
nhà phân tích công nghệ lưu ý, những quy định pháp lý về dữ liệu và kiểm duyệt
của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến phương thức phát triển công nghệ chatbotAI
tương tự GPT. Bắc Kinh nhấn mạnh định hướng xây dựng năng lực công nghệ độc lập
của quốc gia theo hành lang pháp lý nhà nước.
Ngày 22/2, Nikkei Asia đưa tin, trích dẫn những nguồn tin địa
phương cho biết, các nhà quản lý yêu cầu Tencent và Ant Group, chi nhánh của
Alibaba không cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ ChatGPT trên nền tảng của
doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba.
Bài báo không chỉ rõ cơ quan quản lý nào yêu cầu. Cơ quan quản
lý an ninh mạng của Trung Quốc, Tencent và Ant cũng không trả lời ngay các yêu
cầu bình luận.
Nhưng xét về năng lực kỹ thuật công nghệ, Mỹ chỉ đi trước
Trung Quốc vài tháng chứ không phải vài năm trong nghiên cứu mô hình AI trên cơ
sở xử lý ngôn ngữ lơn, một giám đốc điều hành của Microsoft nói với các nhà báo.
ChatGPT không khả dụng ở Trung Quốc, mặc dù Microsoft vẫn đang hoạt động ở quốc
gia này.
Giám đốc điều hành Microsoft cho biết, Học viện Trí tuệ Nhân
tạo Bắc Kinh, do nhà nước quản lý và hậu thuẫn là một trong ba tổ chức dẫn đầu
toàn cầu về nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo, cùng với DeepMind của Google và
OpenAI, có quan hệ đối tác với Microsoft.
AI giúp tạo ra những
nội dung sáng tạo
Công ty Trung Quốc Kunlun Tech đặt mục tiêu phát hành một
phiên bản ChatGPT mã nguồn mở của Trung Quốc vào giữa năm 2023, theo phát biểu
của chủ tịch Han Fang với CNBC trong tuần trước. Phần mềm nguồn mở có sẵn cho
công chúng và cho phép mọi người xem, thay đổi và chia sẻ mã.
Công ty Kunlun Tech có phần lớn doanh thu ngoài Trung Quốc,
trước đây đã tuyên bố, trình duyệt web thích hợp Opera của công ty đang lên kế
hoạch tích hợp ChatGPT vào những sản phẩm của doanh nghiệp nhưng không nói rõ,
ChatGPT sẽ được tích hợp khi nào và thực hiện chức năng gì.
Kunlun Tech từ lâu đã hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội
dung do AI tạo ra như trong âm nhạc.
Fang cho biết, kế hoạch thương mại hóa của công ty, trước hết
là phát triển những công cụ AI. Sau đó, những người sáng tạo có thể sử dụng những
công cụ này để tạo ra tác phẩm của riêng mình, xuất bản sản phẩm trên các nền tảng
được chỉ định cho công chúng thưởng thức, từ đó công ty có thể bán quảng cáo. Ông
hy vọng sẽ ra mắt các nền tảng tích hợp chatbotAI vào cuối năm 2023.
AI có tiềm năng làm
thay đổi cuộc sống
Fang cho biết ông được truyền cảm hứng trực tiếp từ phiên bản
đầu tiên của công nghệ ChatGPT do OpenAI tạo ra vào năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC bằng tiếng Quan thoại, ông nói:
“Tất cả chúng ta đều nói về metaverse, nhưng ai ở trong đó? Công nghệ này chỉ
thay đổi phương thức truyền đạt tin tức của chúng ta nhưng không thay đổi cuộc
sống của chúng ta.”
Ngược lại, ông cho biết công nghệ AI tổng hợp có thể cung cấp
giá trị ngay lập tức vì chatbot hoạt động trên nền tàng người dùng sản xuất và
tiêu thụ các nội dung sáng tạo. AI có thể giúp giảm chi phí sản xuất các sản phẩm
sáng tạo, cho phép các nhà làm phim hoạt hình và người nói các ngôn ngữ thiểu số
dễ dàng tạo nội dung của riêng mình.
Những tác động đối với việc làm và những ngành công nghiệp rất
lớn.
Anton Korinek, GS Khoa Kinh tế và Trường Kinh doanh Darden
thuộc Đại học Virginia, Mỹ cho biết sự xuất hiện mô hình AI như ChatGPT cho thấy,
nhiều “nhiệm vụ nhận thức” có vẻ dễ tự động hóa hơn so với làm việc thủ công
như trong các nhà máy, một thực tế khiến các nhà kinh tế kinh ngạc.
Ông nói: “Một vấn đề gây ấn tượng mạnh nhưng cũng đáng sợ là
sức mạnh của những công nghệ AI phát triển đều đặn trong vài năm qua,” đồng thời
cho biết thêm rằng ông tin tưởng rằng, trong năm 2023, công nghệ AI sẽ phát triển
mạnh mẽ, mang lại nhiều bất ngờ hơn nữa trong năm nay.
“Những mô hình này sẽ có tác động mang tính cách
mạng đối với nền kinh tế của chúng ta, đối với năng suất, thị trường lao động
và cuối cùng là sự thay đổi mang tính cách mạng đối với xã hội nói chung.”