Một công ty khởi nghiệp đã phát triển các thùng chứa trung tâm dữ liệu, có thể chìm trong đại dương để nước làm mát một cách tự nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải carbon.
Một trung tâm dữ liệu dưới nước có thể bắt đầu hoạt động
ngoài khơi bờ biển phía Tây của Mỹ trước cuối năm 2022. Dự án là một nỗ lực chứng
tỏ khả năng sử dụng đại dương để làm mát các máy chủ, chiếm một phần lớn năng
lượng sử dụng trong trung tâm dữ liệu.
Trung tâm dữ liệu, có tên gọi là “Jules Verne Pod” được lên
kế hoạch lắp đặt gần Port Angeles, trên đường bờ biển phía tây bắc của Mỹ, nếu
thành công sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về phương thức chạy các máy chủ.
Pod, có kích thước tương tự như một container vận chuyển dài
6 mét, chứa 800 máy chủ và chìm hơn 9 mét dưới nước. Sự đổi mới này nhằm mục
đích giảm lượng khí thải carbon xuống 40%.
Maxie Reynolds, người sáng lập của Subsea Cloud, công ty sản
xuất thùng đựng máy chủ (Pod), trả lời phỏng vấn Euronews Next cho biết: “Chúng tôi có nhận thức sâu về môi trường và quyết
định tận dụng tối đa các cơ hội phát triển bền vững như sản xuất năng lượng,
phương pháp xây dựng và vật liệu.”
Tháng 2/2022, Subsea Cloud cho biết 10 Pod đầu tiên sẽ giảm
thiểu hơn 7.683 tấn CO2 so với một trung tâm tương đương trên đất liền bằng giải
pháp giảm nhu cầu làm mát bằng điện. Subsea cho biết các trung tâm dữ liệu dưới
biển sẽ phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe , tài chính và quân đội ở Mỹ.
Trung tâm dữ liệu dưới biển là gì?
Trung tâm dữ liệu được sử dụng để tập trung hóa các hoạt động
của công nghệ thông tin chia sẻ (CNTT), rất cần thiết cho các hoạt động cuộc sống
hàng ngày của thế giới, Điện toán đám mây , Google và Meta đều có trung tâm dữ
liệu được sử dụng để chạy các dịch vụ.
Các trung tâm dữ liệu hiện được xây dựng trên đất liền, ở những
vùng nông thôn xa các khu đông dân cư.
Jules Verne Pod ra đời sau một dự án của chính phủ trước đây
của Subsea, trong tương lai tiếp theo sẽ là Njord01 pod ở Vịnh Mexico và pod
Manannan ở Biển Bắc. Độ sâu đặt pod ở Vịnh Mexico có thể sẽ vào khoảng 250m, độ
sâu đặt pod ở Biển Bắc có thể vào khoảng 200m.
Công ty Trung Quốc Highlander cũng lên kế hoạch đặt 1 trung
tâm dữ liệu dưới đáy biển ngoài khơi thành phố ven biển Tam Á trên đảo Hải Nam.
Trung tâm dữ liệu dưới nước: rẻ và đáng tin cậy hơn
Subsea cho biết, các trung tâm dữ liệu dưới đáy biển có chi
phí thấp hơn 90% so với các trung tâm hoạt động trên đất liền. Khoản tiết kiệm
này có được do sử dụng vật liệu ít hơn, đơn giản hơn trong triển khai và bảo
trì bảo dưỡng”.
Thùng (pod) trung tâm dữ liệu đặt dưới đáy biển
Ông Reynolds cho biết: “Rất phức tạp và tốn kém khi đưa vào
cơ sở hạ tầng ở các khu vực đô thị và ở các khu vực nông thôn. Điều đó đòi hỏi
phải có quyền sử dụng đất và giấy phép triển khai, hoạt động chậm và đắt đỏ. Việc
lắp đặt và đặt cáp ngầm mất khoảng 18 phút và chi phí khoảng 1.700 euro cho mỗi
dặm (1,6 km). Trên đất liền, sẽ mất khoảng 14 ngày và chi phí khoảng 165,000
euro cho mỗi dặm.
Tính khả thi của khả năng lưu trữ dữ liệu dưới biển đã được
Microsoft chứng minh vào năm 2020. Năm 2018, Doanh nghiệp phần mềm khổng lồ triển
khai dự án "Project Natick", thả một trung tâm dữ liệu chứa 855 máy
chủ xuống đáy biển ngoài khơi Orkney, một quần đảo trên bờ biển đông bắc
Scotland.
2 năm sau, doanh nghiệp thu hồi trung tâm này, cho biết chỉ
có tám máy chủ ngừng hoạt động, trong khi mức trung bình trên đất liền trong
cùng một khung thời gian là 64.
Kết nối nhanh hơn
Ngoài việc giảm chi phí và tác động đến môi trường, các
trung tâm dữ liệu dưới nước cung cấp kết nối internet nhanh hơn. Công ty Subsea
tuyên bố, độ trễ - hoặc độ trễ dữ liệu - có thể giảm tới 98% với các trung tâm
dữ liệu đặt ở dưới nước.
Reynolds cho biết: “Độ trễ là một sản phẩm phụ của khoảng
cách, khi các trung tâm dữ liệu càng cách xa các khu vực đô thị, độ trễ càng lớn
hơn”.
Khoảng 40% dân số thế giới sống trong phạm vi 100 km tính từ
bờ biển, ở các trung tâm đô thị ven biển lớn như Los Angeles , Thượng Hải và
Istanbul, lắp đặt các trung tâm dữ liệu của Subsea có thể cải thiện đáng kể tốc
độ kết nối Internet.
Tín hiệu truyền đi với tốc độ 200km/mili giây và trung tâm dữ
liệu trung bình cách người dùng internet 400km, dữ liệu đến và quay trở lại người
dùng mất 40 mili giây. Khoảng thời gian này có thể được các nhóm Subsea giảm tới
20 lần, chỉ còn 2 mili giây do khoảng cách giảm.
Reynolds cho biết: “Mục tiêu là xóa bỏ những trung tâm dữ liệu
lãng phí thời gian không hiệu quả, tạo ra các vấn đề kinh doanh, môi trường và
xã hội lâu dài kể từ ngày được đưa vào khai thác sử dụng. Các nhà đầu tư trong
lĩnh vực trung tâm dữ liệu dưới biển, trước mắt là đồng minh đường dài chứ
không phải đối thủ cạnh tranh nếu chúng ta muốn truyền thông và InterNet hoạt động
hiệu quả và bền vững”.