Doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Đài Loan TSMC đã bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 3 nanomet, một trong những sản phẩm công nghệ bán dẫn tiên tiến nhất được tung ra thị trường.
Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan vận hành những nhà
máy sản xuất tấm silicon lớn nhất thế giới và sản xuất chip hiệu suất cao được
sử dụng trong mọi thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, ô tô điện đến tên
lửa đồng thời cũng là nhà cung cấp chip chính của Apple.
Theo tuyên bố của công ty TSMC, chip xử lý 3nm dự kiến sẽ tăng
cường đáng kể sức mạnh xử lý, sử dụng ít năng lượng hơn làm tăng hiệu suất pin.
"Công nghệ 3nm của chúng tôi sẽ được sử dụng ồ ạt trong
những sản phẩm công nghệ hiện đại trong tương lai như siêu máy tính, máy chủ điện
toán đám mây, internet tốc độ cao và hàng loạt thiết bị di động", chủ tịch
Mark Liu trong bài phát biểu tại một buổi lễ công bố sản xuất hàng loạt của một
nhà máy phía tây nam thành phố Đài Nam.
Ông nói thêm, công ty có kế hoạch xây dựng những nhà máy 2nm
và thậm chí còn nhỏ hơn nữa ở các thành phố Tân Trúc và Đài Trung của Đài Loan.
TSMC cũng mong đợi một đoạn đường nối mượt mà cho công nghệ 3nm mới nhất, tiên
tiến nhất vào năm 2023.
Đối thủ Hàn Quốc của TSMC, công Samsung bắt đầu sản xuất
hàng loạt chip 3nm vào tháng 6.
Đài Loan đóng một vai trò vô cùng lớn trong ngành công nghiệp
chip toàn cầu. Chỉ riêng TSMC đã chiếm gần 50% sản lượng chip dưới 10nm của thế
giới. Sự tập trung của một ngành công nghiệp quan trọng như vậy ở một địa bàn
nóng bắt đầu gây lên những lo lắng địa chính trị, đặc biệt là khi Trung Quốc tuyên
bố sẽ sát nhập đảo Đài Loan kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu trong đại dịch
coronavirus đã làm sâu sắc thêm những lo ngại đó.
TSMC đã được các cường quốc phương Tây vận động hành lang,
thúc đẩy xây dựng thêm nhiều xưởng đúc ở nước ngoài và doanh nghiệp đã đồng ý thực
hiện.
Công ty đang xây dựng một nhà máy bán dẫn khổng lồ trị giá
40 tỷ USD ở Arizona, sẽ sản xuất các chip 4nm và 3nm cho thị trường Mỹ, một phần
trong nỗ lực của quốc gia này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện bán dẫn ổn
định.
Tổng thống Joe Biden tham dự một buổi lễ vào đầu tháng 12,
khi TSMC công bố về kế hoạch mở rộng quy mô lớn của nhà máy Arizona, một trong
những khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ.
TSMC cũng đã đồng ý xây dựng các xưởng đúc ở Nhật Bản và
đang nghiên cứu các nguồn cung ứng Đức như một địa bàn khả thi để mở rộng sản
xuất.
Đồng thời, các công ty công nghệ Đài Loan và chính quyền hòn
đảo này rất muốn đảm bảo phần lớn hoạt động sản xuất hiện đại được duy trì trên
lãnh thổ, một phần vì ngành công nghiệp này mang lại cho hòn đảo một số sự bảo
vệ.
Bất kỳ cuộc xâm lược hoặc phong tỏa Đài Loan nào của Trung
Quốc sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế toàn cầu vì rất nhiều linh kiện
bán dẫn quan trọng được sản xuất trên đảo - một vùng đệm mà các nhà phân tích gọi
là "Lá chắn Silicon" của Đài Loan.
Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn cố gắng hạ thấp mối lo ngại, cho rằng
Đài Loan có nguy cơ mất lá chắn đó do TSMC xây dựng các xưởng đúc ở nước ngoài,
và thay vào đó miêu tả các khoản đầu tư như một dấu hiệu cho thấy sức mạnh công
nghệ của hòn đảo.
"Nhà sáng lập TSMC Morris Chang nhiều lần tuyên bố, Đài
Loan vẫn là địa bàn tốt nhất để TSMC đầu tư vì Đài Loan có một hệ sinh thái
toàn diện và lực lượng lao động vượt trội. Ông ấy muốn nói rằng chúng ta không
phải lo lắng về sự phát triển ngành công nghiệp chip của Đài Loan". Nhà lãnh
đạo Thái Anh Văn phát biểu vào đầu tuần này.