Thuốc trừ sâu – diệt cỏ được sử dụng để khống chế sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp, nhưng các loại thuốc độc hại này không đọng lại trên cánh đồng mà theo nước ngấm xuống dưới và làm ô nhiễm nguồn nước, bao gồm cả nước ngầm.
Trong các loại thuốc nông nghiệp
có Atrazine, đây là là một loại thuốc diệt cỏ được gọi là “sát
thủ cỏ dại” do hiệu quả của nó, nhưng lại có đặc tính chung là phân hủy rất chậm trong
môi trường tự nhiên.
Liên minh châu Âu, qua các điều tra nghiên cứu khoa học, đã cấm sử dụng
loại thuốc này từ năm 2003, nhưng ở Bắc Mỹ, atrazine vẫn là
một trong những loại thuốc trừ sâu diệt cỏ được sử dụng
rộng rãi, đặc biệt là trong trồng ngô, khoai tây và cà chua,
những sản phẩm nông nghiệp tương đối thông dụng.
Chính vì thế, các
phần tử thuốc atrazine có thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào canh tác
sản phẩm theo truyền thống, được tìm thấy trong nước uống
của hàng triệu người. Những phương pháp
xử lý nước thông thường như đun sôi hoặc lọc không thể
phân hủy thuốc diệt cỏ mà không sử dụng hóa chất, nhưng
ngay cả khi sử dụng hóa chất, hậu quả là giải phóng các chế phẩm
hóa học phụ độc hại cho con người.
Trước tình huống đáng lo ngại
này, ông My Ali El Khakani, giáo sư trường Đại học
Québec, chuyên gia vật liệu cấu trúc nanô và ông Patrick
Drogui, chuyên gia về công nghệ điện và xử lý nước, cùng hợp tác để
giải quyết vấn đề tồn đọng chất diệt cỏ atrazine.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học
Instut National de la Recherche Scientifique (INRS) và mục đích của nghiên cứu
liên ngành của họ là tìm ra một giải pháp sinh thái
học để tiêu hủy atrazine và các sản phẩm phụ độc hại của
thuốc.
Gốc hóa trị tự do và Titanium oxide
Các nhà nghiên cứu quyết định sửa đổi một quy trình thông
dụng, sử dụng phản ứng hóa học với các gốc hóa trị tự do, được gọi là xúc
tác quang điện tử (PEC) để tạo ra sự thoái biến của atrazine. Quá trình này hình thành các phản ứng hóa học bằng các gốc tự
do, có hoạt tính cao và không ổn định
tương tác với các phân tử atrazine và vô hiệu hóa độc tính chất diệt cỏ.
Bước đầu tiên, nhóm nghiên
cứu phát triển vật chất xúc tác quang nhạy sáng nhằm tạo ra các gốc
hóa trị tự do. Các nhà khoa học chọn
ô xít titan để sản xuất các điện cực nhạy sáng, do đặc
tính ổn định về hóa học, rẻ tiền và không độc hại.
Nhưng đặc tính của oxit titan
là chỉ dưới bức xạ UV (Ultraviolet – tia cực
tím) mới có thể tạo ra các gốc hóa trị tự do. Các nhà nghiên cứu giải
quyết trở ngại này bằng cách kết hợp nitơ và vonfram vào kim loại
của điện cực, khiến màng oxit titan nhạy cảm với ánh sáng trong quang phổ thông
thường.
Thí nghiệm và những thử nghiệm thực tế với nước
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vật liệu xúc tác quang điện tử mới loại bỏ
khoảng 60% thuốc trừ sâu sau 300 phút xử lý. Nhưng
khi các nhà nghiên cứu lấy các mẫu nước thực tế, được thu thập
từ sông Nicolet ở Quebec, Canada, gần các khu vực thâm canh nông nghiệp để
xử lý thì kết quả suy giảm đáng kế. Trong các mẫu nước thực tế, chỉ có 8%
atrazine bị suy thoái độc tính khi sử dụng kỹ thuật mới.
Nhóm nghiên cứu kết luận, có 3 khả năng khiến thử nghiệm
cho kết quả tồi tệ:
1) các hạt huyền phù lơ lửng khác cản trở nguồn sáng chiếu tới
những điện cực quang;
2) các loại hóa
chất khác không mong muốn và hạt nhỏ tích tụ trên điện cực, giảm
thiểu diện tích bề mặt tiếp xúc;
3) bicacbonat và phốt phát có trong mẫu nước bẫy các gốc tự do, ngăn
chặn phản ứng với atrazine. Sau khi lọc các mẫu nước
này, nhóm nghiên cứu có thể làm suy giảm giảm 38-40% các
phân tử atrazine.
Giáo cư El Khakani
giải thích: Quy trình xúc tác quang điện ảnh nên được sử dụng như một
phương pháp xử lý giai đoạn ba sau khi loại bỏ tối đa những chất ô nhiễm
hoặc những chất khác có trong nước bằng những phương pháp
xử lý nước sơ cấp và thứ cấp.
Ông nói tiếp: “Bước tiếp theo là mở rộng quy mô và cải tiến
công nghệ của phương pháp PEC nhằm xử lý khối lượng nước lớn
hơn. Tại INRS, chúng tôi có kinh nghiệm với các trang
thiết bị xử lý nước tiền công nghiệp, nhưng sau đó chúng tôi
phải tìm ra cách tạo ra những quang điện cực lớn hơn so với
những quang điện cực, được sử dụng trong nghiên cứu để chứng minh
nguyên lý quy trình trong thực tế.
Chúng tôi tin tưởng rằng, có thể thiết kế cấu trúc
nano cho các quang điện tử để có được diện
tích tiếp xúc bề mặt lớn hơn.
Trong tương lại, chất lượng nước
uống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con
người, những thử nghiệm cho thấy đầy khả năng đầy hứa hẹn là
đưa những quy trình EPC đó vào cuối chuỗi các giải
pháp xử lý nước trước khi cung cấp nước sạch cho sử dụng.
Trong tương lai, công nghiệp sản
xuất nước sạch cũng có thể loại bỏ dư
lượng kháng sinh trong nước bằng phương pháp PEC. “Chúng tôi hy
vọng sẽ áp dụng công nghệ này” để giải quyết các chất ô
nhiễm mới xuất hiện trong quá trình công nghiệp hóa mà các phương thức xử
lý nước truyền thống không thể loại bỏ được, giáo sư El Khakani kết
luận.