Công ty khởi nghiệp công nghệ y tế Rhaeos đã phát triển thiết bị đeo
theo dõi không xâm lấn các bệnh nhân bị tích tụ dịch não. Rhaeos
’FlowSense là một cảm biến lưu lượng nhiệt không dây, gắn trên cổ bệnh
nhân phía trên ống dẫn lưu sau phẫu thuật để phát hiện sự hiện diện và
độ lớn của dịch não tủy.
Thiết bị đeo theo dõi tích tụ dịch não. Ảnh Rhaeos.
Hội
chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là ác mộng của cha mẹ. Đó là một hiện tượng
hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nguyên nhân của tình huống vẫn chưa xác
định được. Hầu hết các cha mẹ kiệt sức và thiếu ngủ khi thường xuyên
phải thức dậy nhiều lần trong đêm để kiểm tra nhịp thở của trẻ sơ sinh.
Nếu
em bé mặc một chiếc áo được làm bằng vải IoT, theo dõi mọi biến động
như nhiệt độ, nhịp thở và hoạt động của trẻ sơ sinh thông qua một thiết
bị không dây thông minh có thể giúp cha mẹ yên tâm hơn về đêm. Ứng dụng
thông minh sẽ cảnh báo cha mẹ về những dấu hiệu khác lạ như nhịp thở bất
thường hoặc gián đoạn. Công ty khởi nghiệp Nanit, có trụ sở tại New
York đã phát triển một thiết bị đeo có những tính năng như vậy cho trẻ
sơ sinh.
Túi ngủ thông minh cho trẻ em của Nanit . Ảnh: Nanit.
Vải
nhúng các thiết bị IoT có thể được sử dụng để theo dõi người già, bệnh
nhân bệnh viện và trẻ em. Một bộ theo dõi định vị GPS nhúng trong quần
áo có thể gửi thông tin, xác định tọa độ của một bệnh nhân mắc chứng mất
trí nhớ đi lang thang hoặc một thiếu niên không đến đích vào thời gian
dự kiến.
Vải nhúng các thiết bị IoT tích hợp cũng được sử dụng
trong những môi trường có độ nguy hiểm cao như công trường xây dựng hoặc
hoạt động thám hiểm leo núi, phải tính đến tọa độ vị trí của cũng như
tình trạng tâm lý, sức khỏe của mọi người.
Đây là một lợi thế rất
lớn của vải IoT do quần áo có nhiều điểm tiếp xúc với cơ thể, có thể đưa
vào hệ thống nhiều chức năng hơn so với các loại thiết bị đeo thông
dụng khác.
Ví dụ: áo sơ mi IoT không chỉ theo dõi nhịp tim và mức
độ hoạt động mà còn có thể thu thập dữ liệu về mức độ oxy và đường trong
máu, từ đó có thể có quan sát tổng thể và chính xác hơn về tình hình
sức khỏe người dùng.
Những thách thức thiết kế
Những
ứng dụng của vải IoT rất lớn nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Không
phải chỉ giao diện người - máy linh hoạt và dễ sử dụng, vải IoT cần phải
bền, thông tin chính xác và hoạt động tự cấp điện năng.
Các thiết
bị IoT nhúng trong vài phải có độ bền cao do hoạt động trong môi trường
cọ xát, va chạm và hao mòn hàng ngày, đồng thời phải giặt được bằng
máy. Độ bền của thiết bị IoT có thể có được bằng việc ứng dụng các vật
liệu công nghệ nano tiên tiến nhằm đảm bảo cho các cảm biến hoạt động
trong điều kiện thường xuyên cọ sát, va chạm và sau những tác động vật
lý và hóa học thường ngày.
Các thiết bị IoT tích hợp trong vải
phải có độ chính xác cao khi thu thập dữ liệu từ các điểm tiếp xúc trên
cơ thể người dùng. Sự hao mòn của vải IoT trong sử dụng cũng ảnh hưởng
đến độ chính xác của dữ liệu thu thập. Điều đó đòi hỏi nhiều cảm biến
với nhiều điểm thu thập dữ liệu hơn hơn hoặc nhiều loại cảm biến khác
nhau. Với một số lượng đủ lớn các cảm biến và nhiều loại cảm biến khác
nhau, hệ thống xử lý thông tin, sử dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể
tham chiếu và so sánh để đưa ra thông tin dữ liệu chính xác.
Cảm biến trong vải IoT, nhỏ và linh hoạt
Một
thách thức khác khi nhúng nhiều cảm biến vào vải mà không ảnh hưởng đến
kết cấu của vải đòi hỏi phải rất nhỏ và linh hoạt nhưng phải thu thập
và truyền dữ liệu liên tục, đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu suất, hình
thức và sử dụng. Yêu cầu then chốt là nguồn cấp năng lượng phải ổn định
và các thiết bị IoT phải tiêu thụ năng lượng ở mức thấp nhất.
Các
nhà khoa học đang nỗ lực phát triểu các hệ thống vi mô sinh học công
suất thấp, có chế độ slepp nhằm phù hợp với các loại vải thông thường và
tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, các nhà nghiên cứu phát triển các siêu
tụ điện siêu nhỏ hữu cơ tích hợp vào vi mạch để duy trì cung cấp năng
lượng thường xuyên. Nguồn cấp năng lượng có thể là từ nhiệt độ cơ thể,
từ mồ hôi và chuyển động.
Tầm nhìn tương lai
Sự phát
triển của y tế cộng đồng trên toàn thế giới, đặc biệt sau đại dịch
Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu về công nghệ cảm biến IoT đeo hoặc mang.
Các thiết bi IoT sẽ cho phép phát hiện sớm những vấn đề quan trọng về
sức khỏe cộng đồng, giúp ngành y tế hành động kịp thời để ngăn chặn.
Quá
trình phát triển các loại vải IoT và đưa vào thực tế thị trường sẽ vô
cùng khó khăn, nhưng là tương lai đầy hứa hẹn. Những nỗ lực công nghệ
mới sẽ đưa các loại vải tích hợp sức mạnh của IoT vào cuộc sống hàng
ngày và làm cuộc sống của nhân loại mạnh khỏe và bền vững hơn.