Sử dụng một quy trình trùng hợp mới, các kỹ sư hóa học của MIT đã tạo ra một loại vật liệu mới cứng hơn thép và nhẹ như nhựa, dễ dàng sản xuất với số lượng lớn. Vật liệu mới là một polymer 2 D, tự lắp ráp thành dạng tấm.
Michael Strano, GS Kỹ thuật Hóa học tại Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, vật liệu mới là một
polymer 2D, tự lắp ráp thành tấm, được sử dụng làm lớp phủ bền vững, nhẹ cho những
bộ phận ô tô, điện thoại di động, sử dụng làm vật liệu xây dựng các cấu trúc bền
vững do có những tính chất đặc biệt.
Nhóm nghiên cứu đã nộp hai bằng sáng chế về quy trình chế tạo
ra vật liệu, được giới thiệu chi tiết trên tạp chí Nature ngày 2/2/2022. Nghiên
cứu sinh sau TS Yuwen Zeng thuộc MIT là tác giả chính của nghiên cứu.
Ảnh: phim polymer do các nhà nghiên cứu cung cấp; Christine
Daniloff, MIT
Phân tử polymer bao gồm các chuỗi khối kết cấu được gọi là
monome. Những chuỗi này phát triển bằng cách kết nối thêm những phân tử mới vào
hai đầu. Sau khi hình thành, polymer có thể được định hình thành các vật thể ba
chiều bằng phương pháp ép phun.
Các chuyên gia polymer đưa ra giả thuyết, nếu polymer phát
triển thành tấm 2D sẽ tạo thành những vật liệu cực kỳ bền và nhẹ. Nhưng trong
nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không thành công. Nguyên nhân chủ
yếu là chỉ cần một monome quay lên hoặc quay xuống khỏi mặt phẳng của tấm, vật
liệu sẽ nở ra theo ba chiều và cấu trúc tấm 2D bị phá hủy.
Trong nghiên cứu này, nhóm nhà khoa học của GS Strano sử dụng
quy trình trùng hợp mới, cho phép tạo ra tấm hai chiều, được gọi là
polyaramide. Nhóm nghiên cứu sử dụng hợp chất melamine, chứa một vòng nguyên tử
cacbon và nitơ để chế tạo các khối kết cấu monome. Trong điều kiện thích hợp, những
monome này phát triển theo hai chiều tạo thành các đĩa 2D. Những đĩa này xếp chồng
lên và gắn kết bằng những liên kết hydro, tạo lên cấu trúc 3D ổn định và bền vững.
Như vậy, thay vì tạo ra polymer sợi phân tử như mì
spaghetti, nhóm nghiên cứu tạo ra mặt phẳng phân tử tấm, những phân tử tự kết nối
với nhau theo hai chiều. Cơ chế này diễn ra tự nhiên trong dung dịch, sau khi tổng
hợp vật liệu có thể dễ dàng kéo thành các màng mỏng siêu bền vững.
Do vật liệu tự kết hợp trong dung dịch nên có thể được sản
xuất với số lượng lớn, khi tăng lượng nguyên liệu ban đầu. Vật liệu polymer 2D
cực kỳ bền và mỏng, được gọi là 2DPA-1 và có thể sử dụng để phủ lên các bề mặt
khác nhau.
Các nhà nghiên cứu xác định được, modulus đàn hồi của vật liệu
mới (thước đo lượng lực cần thiết làm biến dạng vật liệu) lớn hơn từ 4 đến 6 lần
so với kính chống đạn, giới hạn cường lực, hoặc lượng lực cần thiết để phá vỡ vật
liệu, gấp 2 lần so với thép dù vật liệu này chỉ có mật độ bằng 1/6 mật độ phân
tử thép.
Một tính chất đặc biệt của vật liệu 2DPA-1 là không thấm
không khí. Những polymer khác, có kết cấu từ các chuỗi xoắn lò xo có các khoảng
trống, cho phép không khí thấm qua, nhưng vật liệu mới làm từ các monome liên kết
khóa như LEGO, khiến các phân tử khi không thể lọt qua.
Tính chất này có thể cho phép tạo ra những lớp phủ siêu mỏng,
phủ kín vật liệu ngăn chặn hoàn toàn nước hoặc không khí. Lớp phủ bền vững này
được sử dụng để bảo vệ kim loại trên các phương tiện thường tiếp xúc với môi
trường khắc nghiệp như các kết cấu thép công trình hoặc các phương tiện giao
thông.
Từ kết quả đạt được, nhóm nhà khoa học của GS Strano nghiên
cứu sâu và chi tiết hơn cách polyme đặc biệt này có thể tạo thành các tấm 2D và
họ đang thử nghiệm thay đổi cấu trúc phân tử của nó để tạo ra các loại vật liệu
mới khác.