Hydro là một yếu tố quan trọng trong hệ thống năng lượng bền vững. Khí lưu trữ năng lượng ở dạng hóa học và có thể được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu cho các nhiên liệu và hóa chất khác hoặc tạo ra điện trong pin nhiên liệu.
Một giải pháp để sản xuất hydro theo phương pháp trung hòa
các bon là tách nước bằng điện hóa, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Điều
này đòi hỏi các quang điện cực phải cung cấp một hiệu điện thế và dòng điện khi
tiếp xúc với ánh sáng, đồng thời không bị ăn mòn trong nước.
Các hợp chất oxit kim loại có những điều kiện tiên quyết đầy
hứa hẹn cho công nghệ này. Ví dụ: thiết bị tách nước bằng năng lượng mặt trời sử
dụng quang điện cực bismuth vanadate (BiVO4) đạt được hiệu suất năng lượng mặt
trời thành hydro ngày nay là ~ 8%, gần với mức tối đa lý thuyết vật liệu là 9%.
Để đạt được hiệu suất vượt quá 9%, vật liệu mới cần thiết phải
có khoảng cách vùng cấm (khe năng lượng trong vật liệu trạng thái rắn) nhỏ.
Oxit kim loại α-SnWO4 có độ rộng vùng cấm là 1,9 eV, hoàn toàn thích hợp cho
quá trình tách nước thành hydro và oxy quang điện hóa.
Theo lý thuyết, một tấm quang điện tử làm bằng vật liệu α-SnWO4
có thể chuyển đổi ~ 20% năng lượng ánh sáng mặt trời được chiếu xạ thành năng
lượng hóa học (lưu trữ dưới dạng hydro). Nhưng nhược điểm là hợp chất này phân
hủy rất nhanh trong môi trường nước.
TEM- ảnh (ảnh kính hiển vi điện tử) phim α-SnWO4 (xanh lục)
được phủ lớp NiOx 20 nm (màu hồng). Giữa bề mặt phân cách của α-SnWO4 và NiOx
có thể quan sát thấy một lớp màng bổ sung, có thể là SnO2
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học xác định được, các lớp mỏng
niken oxit (NiOx) có thể bảo vệ tấm quang điện tử α-SnWO4 khỏi bị ăn mòn, nhưng
lại làm giảm đáng kể điện áp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm nhà khoa học
do Tiến sĩ Fatwa Abdi thuộc Viện Nhiên liệu Mặt trời HZB của Đức đã phân tích
chi tiết giao diện α-SnWO4 / NiOx tại BESSY II (Máy đồng bộ tia X của Đức).
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Patrick Schnell, thuộc Trường Nghiên
cứu Quốc tế HI-SCORE tại HZB, tác giả thứ nhất của nghiên cứu khoa học cho biết:
“Chúng tôi nghiên cứu các mẫu có độ dày khác nhau của NiOx bằng quang phổ quang
điện tử tia X cứng (HAXPES) tại BESSY II và so sánh dữ liệu đo được với kết quả
từ các tính toán và mô phỏng” ..
Abdi giải thích: “Những kết quả thu được cho thấy có một lớp
oxit mỏng, có thể là SnO2 hình thành trên bề mặt phân cách, làm giảm điện áp.
Nhìn chung, công trình nghiên cứu cung cấp những hiểu biết
cơ bản, mới về bản chất phức tạp của những giao diện trong quang điện cực, chế
tạo trên cơ sở oxit kim loại. Abdi nói: “Những hiểu biết này rất hữu ích cho việc
phát triển quang điện cực oxit kim loại có diện tích lớn, chi phí thấp, nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc hiểu được các tính chất giao diện của các kết
nối trạng thái rắn trên oxit kim loại là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc
phát triển các điện cực ổn định và hiệu quả cao để tách nước quang điện hóa.”.
Từ những thí nghiệm, nhóm nhà khoa học xác định, quang điện
cực ô xít kim loại α-SnWO4 đặc biệt có triển vọng trong công nghệ tương lai, sản
xuất hydro bằng năng lượng ánh sáng mặt trời.
Để khắc phục giới hạn quang điện, cần phải tìm ra
các kỹ thuật lắng đọng thay thế cho NiOx (ví dụ: bay hơi chân không,
lắng đọng lớp nguyên tử) hoặc các lớp bảo vệ / đồng chất xúc tác khác không làm
thay đổi bề mặt của quá trình oxy hóa nhạy cảm α ‐ SnWO 4. Cống nghệ mới sẽ
ngăn cản sự hình thành lớp ôxít giao diện và cho phép khai thác điện áp tối đa
từ hệ thống.
Tiến sĩ Fatwa Abdi kết luận: “Chúng tôi hiện đang nghiên cứu một quy trình
lắng đọng thay thế cho NiOx trên α-SnWO4, không dẫn đến sự hình thành lớp ôxít
bề mặt SnO2 làm giảm điện áp. Nếu điều này thành công, chúng tôi kỳ vọng rằng
hiệu suất quang điện hóa của α-SnWO4 sẽ tăng lên đáng kể ”.