Nhựa, thứ vật liệu kỳ diệu làm lên cuộc cách mạng thế kỷ trước, từ túi xách, chai nước đến trang thiết bị điện tử, các bộ phận giả tiên tiến, nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong thế giới hiện đại ngày nay.
Nhưng nhân loại có thực sự muốn nhựa ở khắp mọi nơi không? Thậm chí lẫn trong thực phẩm chúng ta ăn và không khí chúng ta thở? Ông Sai Kishore Ravi, một bình luận viên khoa học của tạp chí Advanced Science News, đang bài viết cho thấy một hiểm họa đáng sợ của nhựa.
Thực tế nhiễm độc nhựa đã ở trong tình trạng báo động đỏ, các nghiên cứu cho thấy rằng một người trung bình ăn và hít vào ít nhất 74.000 vi hạt nhựa trong một năm.
Những năm của thập kỷ 2010, các nhà khoa học đưa ra những khám phá báo động về mức độ ô nhiễm nhựa trong môi trường sống của chúng ta. Nhựa và những mảnh vụn từ xả rác thải đe dọa trực tiếp đến sinh vật biển, trở thành vấn đề trong tâm của môi trường sinh thái nhân loại trong nhiều thập kỷ nay, nhưng thế giới ít biết, ô nhiễm nhựa lan rộng và nghiêm trọng thực sự đến mức nào cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra những vi hạt.
Lấy mẫu băng nghiên cứu ở Bắc Cực. Ảnh Advanced Science News
Vi hạt nhựa có trong băng ở Bắc Cực. Ảnh Advanced Science News
Những vi hạt nhựa hiện có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh và trong không khí của chúng ta, từ điểm sâu nhất của rãnh Mariana tây bắc Thái Bình Dương đến đỉnh núi Alps và những tảng băng trôi ở Bắc Cực. Sự xuất hiện và gia tăng các vi hạt nhựa trong những khu vực nguyên sơ thay đổi rất nhiều trong những khoảng thời gian rất ngắn trong lịch sử hành tinh, đó thực sự là cảnh báo đỏ không nghi ngờ, cho thấy nhân loại muốn sinh tồn phải nhanh chóng hành động để chuộc lại lỗi lầm của chính mình.
Microplastic (vi hạt nhựa) là những mẩu nhựa có đường kính nhỏ hơn 5 mm, chủ yếu hình thành do sự phân mảnh dần dần của những mảnh vụn nhựa lớn hơn theo thời giản. Mặc dù thuật ngữ này được giới thiệu trong một bài báo nghiên cứu khoa học, xuất bản năm 2004 về sự ô nhiễm biển vi hạt nhựa, nhưng nguy cơ những mảnh nhựa rất nhỏ bị chim và sinh vật phù du nuốt phải, có thể là nguyên nhân gây ra các chết hàng loạt bất tự nhiên của sinh vật biển, được đăng tài từ đầu các thập niên 1960 đến 70 thế kỷ trước.
Trong nhiều năm, microplastic là chất gây ô nhiễm thường chỉ được tìm thấy trong hồ, biển và đại dương, nơi thường xuyên có người qua lại. Nhưng những phát hiện mới nhất hiện nay gây lên sự lo ngại và quan tâm thực sự, khi các mảnh nhựa lẫn trong tuyết rơi xuống Bắc Cực từ trên trời. Thông báo này được đăng lần đầu tiên năm 2014 trên tạp chí Trái đất Tương lai (Earth’s Future.)
Bằng chứng về vi mạch trong băng Biển Bắc cực được công bố lần đầu tiên trong một bài viết đáng sợ, được đăng vào năm 2014 trên tạp chí Trái đất Tương lai (Earth’s Future).
Là một trong những khu vực có rất ít sinh vật sinh sống và nguyên sơ nhất trái đất, nhân loại mong đợi Bắc Cực không có bất kỳ hình thức ô nhiễm nhân tạo nào. Nhưng một thí nghiệm trên băng Bắc Cực ban đầu, đếm các tảo cát (một loại vi tảo) cho thấy tình huống khác xa với nguyên sơ.
Trong một mẫu băng dự kiến chỉ chứa cát và vi tảo, các nhà khoa học tìm thấy một số lượng đáng kinh ngạc những hạt có màu sắc rực rỡ, hóa ra đó là các vi hạt nhựa.
Nghiên cứu nhiều lần cho thấy Bắc Cực hiện đang trờ thành nơi chất chứa hàng nghìn tỷ hạt nhựa. Có điều nguồn gốc của những vi hạt nhựa này và cách mà chúng đến Bắc Cực chưa rõ ràng.
Theo kết quả của cuộc thám hiểm vòng quanh Bắc Cực, kéo dài liên tiếp trong bảy tháng của tàu nghiên cứu “Tara”, trong báo cáo về một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2017. Báo cáo này cho thấy, chất thải nhựa tụ tập dọc theo bờ biển Mỹ, Anh và Bắc Âu, từ đó có thể trôi dạt đến Bắc Cực qua các vùng biển Greenland và Barents, những hạt nhựa này là kết quả của những mảnh nhựa vỡ và rác thải nhựa trôi nổi.
Những nghiên cứu tiếp tục gần đây về vấn đề này cho thêm kết quả, tháng 08.2019, các nhà khoa học phát hiện ra một phương pháp khiến Bắc Cực bị nhiễm hạt vi nhựa khác, đó là chính không khi đã vận chuyển các vi hạt nhựa, những vị hạt nguy hiểm này đã theo tuyết rơi xuống từ bầu trời ở Bắc Cực. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này khi nghiên cứu thử nghiệm tuyết rơi trên các đảo Svalbard.
Trong tuyết ở Bắc Cực, các nhà khoa học thấy mỗi lít có chứa hơn 10.000 vi hạt microplastic mỗi. Các mẫu tuyết từ những vùng nguyên sơ ở Đức và Thụy Sĩ có nồng độ vi hạt nhựa cao hơn nhiều. Những thống kê vi hạt nhựa tương tự, từ trên trời rơi xuống cũng được ghi nhận ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu, kể cả những vùng nguyên sơ như dãy núi Pyrenees giữa Pháp và Tây Ban Nha và Rockies ở Bắc Mỹ.
Sự ô nhiễm bầu khí quyển và khả năng các vi hạt nhựa được gió cuốn đi và vận chuyển đến khắp mọi nơi trên toàn cầu hiện đã trở thành một mỗi lo ngại vô cùng nghiêm trọng. Trong nhiều năm, ô nhiễm nhựa đang là mối đe dọa ngày càng cao đối với sinh vật biển, nhưng sự hiện diện của vi hạt nhựa ở khắp mọi nơi cho thấy, sự tồn vong của chính con người đang bắt đầu cảm thấy bị sức ép và áp lực nặng nề, do các hạt vi nhựa thấm thấu vào chuỗi thức ăn của con người.
Hiện nay, có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa bị xả thải vào đại dương mỗi năm, nhân loại đang đối mặt với một nguy cơ rất lớn, nhiễm độc vi hạt nhựa. Điều này đặc biệt đáng sợ bởi vì chúng ta không biết về số lượng hàng tấn microplastic sẽ hình thành, càng ngày càng gây nhiễm độc môi trường sống của chúng ta, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe con người và cách ngăn chặn? Những căn bênh khó chữa hiện này và những biến đổi môi trường khí hậu, liệu có xuất phát từ những vi hạt nhựa này hay không? ảnh hưởng của nó đến chuỗi thực phẩm của con người? đang trở thành những vấn đề rất lớn của nhân loại.
Trịnh Thái Bằng