Thử nghiệm hoạt động của vắc xin và thuốc chống lại virus SARS-CoV-2 rất khó khăn do tính lây nhiễm và yêu cầu về cấp độ độ an toàn sinh học cao hơn (BSL-3) trong các phòng thí nghiệm, cần có nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng và trang thiết bị.
Khó khăn này hạn chế khả năng sàng lọc quy mô lớn các mẫu
máu để phát hiện kháng thể hoặc đánh giá sự thành công của vắc-xin cũng như liệu
pháp kháng thể chống COVID-19.
Sử dụng virus giả là một giải pháp. Như tên gọi cho thấy, đây
không phải là virus thực sự, nhưng có thể được sử dụng làm vật liệu thay thế an
toàn trong kiểm tra và thí nghiệm.
Virus giả thường được tạo ra bằng phương pháp kết hợp
protein trên bề mặt một loại vi rút, như protein đột biến của SARS-CoV-2 với bộ
gene lõi hoặc vật liệu di truyền của một loại vi rút bất hoạt khác, như vi rút
viêm miệng mụn nước (VSV), hoặc một retrovirus.
Tính chất quan trọng ở đây là bộ gene cốt lõi của những
pseudovirus thiếu các gene thiết yếu cần thiết cho quá trình sao chép. Có nghĩa
là những virus giả không thể tái tạo và gây ra hiện tượng nhiễm trùng đích thực.
Sabarinath Neerukonda, nhà nghiên cứu thuộc Cục quản lý thực
phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết: “Pseudovirus chỉ lây nhiễm tế bào một lần
và thể hiện các protein, được mã hóa trong bộ gene lõi.”
Bộ gene cốt lõi được thiết kế biến đổi chứa một gene báo cáo
mã hóa cho một protein mà hoạt động của protein có thể được đo lường sau khi lây
nhiễm vào tế bào. Protein báo cáo này là một enzym (ví dụ: luciferase sáng đom
đóm) hoặc protein huỳnh quang (protein huỳnh quang màu xanh lá cây hoặc màu đỏ).
Hoạt động của luciferase hoặc protein huỳnh quang được đo bằng công cụ trên một
bước sóng cụ thể, sử dụng quang kế hoặc fluorometer.
Phương thức xét nghiệm này dễ dàng phát hiện các đặc điểm
quan trọng của virus, đánh giá các kháng thể hoặc khả năng ngăn ngừa sự lây nhiễm
của vắc-xin đối với tế bào khỏe mạnh, một
bước cực kỳ quan trọng trước khi thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người.
Do những vấn đề khó khăn và an toàn xung quanh việc sử dụng
virus sống, những xét nghiệm dựa trên pseudovirus là điều không thể thiếu đối với
kiến thức và hiểu biết về cách virus lây nhiễm vào tế bào, phương pháp điều trị
và vắc xin cần được phát triển để ngăn chặn.
Neerukonda giải thích: “Trong trường hợp SARS-CoV-2, protein
spike (dằm) là mục tiêu chính mà hệ thống miễn dịch xác nhận để tạo ra kháng thể
ngăn chặn hoặc 'vô hiệu hóa' sự xâm nhập của virus và cũng là mục tiêu chính để
phát triển vắc xin và liệu pháp kháng thể đơn dòng, ”.
Sự thành công của vắc-xin và liệu pháp kháng thể được đo lường
trong phòng thí nghiệm bằng một thử nghiệm trung hòa, có thể kiểm tra được khả
năng kháng thể vô hiệu hóa sự xâm nhập của pseudovirus.
Nếu kháng thể vô hiệu hóa được pseudovirus, pseudovirus
không thể lây nhiễm vào tế bào và do đó, không thể biểu hiện protein báo cáo và
ngược lại, do hoạt động của gene báo cáo có thể được đo lường dễ dàng để đánh
giá hiệu lực của vắc-xin. ”
Ngoài những ứng dụng trong kiểm tra hiệu lực của vắc-xin và
phương pháp điều trị, pseudovirus cũng mang lại lợi thế nghiên cứu những khía cạnh
khác của SARS-CoV-2.
Ông Neerukonda nói: “Ví dụ, pseudovirus có thể được sử dụng
để nghiên cứu những loại tế bào khác nhau trong cơ thể có thể lây nhiễm
SARS-CoV-2. “Một tế bào có thể bị lây nhiễm khi xuất hiện những thụ thể thích hợp
mà protein spike (dằm) của virus có thể liên kết.
Do pseudovirus có gai (protin spike) trên bề mặt nên có thể
được sử dụng để gây lây nhiễm các loại tế bào khác như những tế bào từ mũi, phổi,
ruột, v.v.
Những pseudovirus được sử dụng để xác định các thụ thể và đồng thụ thể mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Hơn nữa, nhiều
loại thuốc chống SARS-CoV-2 bằng phương pháp ức chế sự xâm nhập của virus
vào tế bào, những pseudovirus có thể được sử dụng để thử nghiệm sàng lọc quy mô
lớn loại thuốc này.
Ngoài ra, pseudovirus có thể được sử dụng để đưa gene vào tế
bào. Gene cần được phân phối cho tế bào thường được thiết kế ở vị trí gene mã hóa
cho protein báo cáo”.
Nhóm nhà khoa học của Neerukonda hiện đang phát triển một thử
nghiệm trung hòa pseudovirus độ nhạy cao, sử dụng một retrovirus cho những
nghiên cứu nhằm chấm dứt đại dịch hiện nay.
Neerukonda cho biết: “Những xét nghiệm pseudovirus có sẵn
khác trên cơ sở hệ thống vi rút viêm miệng có mụn nước (VSV) cần nhiều thời
gian. Phải mất 5-6 ngày tạo ra các pseudovirus và thêm 2-3 ngày nữa để tiến
hành xét nghiệm. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi phát triển giải pháp, có
thể hoàn thành trong 4 ngày: 2 ngày để tạo ra các pseudovirus này và 2 ngày để
tiến hành thử nghiệm. ”
Để tạo điều kiện thuận lợi cho pseudovirus lây nhiễm, nhóm
nghiên cứu thiết kế các tế bào ổn định có chứa thụ thể ACE2 mà vi rút
SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập tế bào và protease TMPRSS2, cho phép pseudovirus
xâm nhập vào tế bào.
Những tế bào này có mức độ lây nhiễm cao với cả SARS-CoV-2 và
pseudovirus. Do thụ thể ACE2 và enzyme TMPRSS2 trên các tế bào đường thở của
người rất khó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, những tế bào được thiết kế rất hữu
ích cho việc tiến hành các xét nghiệm quy mô lớn.
Thời gian là yếu tố quan trọng trong tình huống lây lan
nhanh chóng của SARS-CoV-2 và sự xuất hiện những biến thể mới trên toàn thế giới.
Hệ thống xét nghiệm này có thể cho kết quả nhanh chóng, cho phép các nhà nghiên
cứu ngành y tế sử dụng trên toàn thế giới để sàng lọc quy mô lớn vắc-xin, liệu
pháp kháng thể và thuốc ức chế xâm nhập chống lại COVID-19.
Neerukonda cho biết: “Đây là một kết quả phi thường để thử
nghiệm, liệu các loại vắc-xin và liệu pháp kháng thể hiện có có thể chống lại
những biến thể mới SARS-CoV-2 hay không?”.