Bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Thái Bình có tới 9 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tỉnh Thái Bình đang nghiên cứu, xây dựng nghệ thuật chèo thành sản phẩm du lịch của địa phương. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Là địa phương ven biển vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế này, cùng với công tác bảo tồn, gìn giữ di sản, tỉnh đã và đang từng bước khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch địa phương. * Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Những ngày này, làng dệt đũi Nam Cao (nay là xã Thống Nhất, huyện Kiến Xương) không chỉ có tiếng máy rộn ràng từ các hộ sản xuất mà còn thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm làng nghề truyền thống có tuổi đời 400 năm. Em Nguyễn Linh Chi (học sinh Trường Liên cấp The Dewey Schools, Hà Nội) chia sẻ, đây là buổi trải nghiệm đặc biệt và thú vị. Em được Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao hướng dẫn trải nghiệm thực tế các khâu từ kéo sợi, xe sợi, đánh suốt đến dệt và nhuộm vải. Từ đó giúp em hiểu được quy trình để làm ra thành phẩm một chiếc áo hay một chiếc khăn. Đây là hình thức du lịch cộng đồng được Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao do chị Lương Thanh Hạnh làm chủ thực hiện một vài năm trở lại đây. Dù không phải người con quê hương Thái Bình nhưng bằng tình yêu với sản phẩm lụa đũi, hơn 10 năm trước, chị Hạnh đã quyết định từ bỏ công việc nội thất, trang trí để đến Thái Bình. Tại đây, chị đã thực hiện các dự án “hồi sinh” làng nghề với việc hình thành chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu. Với định hướng riêng và táo bạo, chị Hạnh đã thành lập thương hiệu “Hạnh Silk” và Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao. Qua đó, từng bước làm sống lại làng nghề 400 năm tuổi. Học sinh trường liên cấp The Dewey Schools (Hà Nội) tham quan, trải nghiệm tại làng nghề làng dệt đũi Nam Cao tại xã Thống Nhất (Kiến Xương, Thái Bình). Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Chị Hạnh cho biết, các sản phẩm lụa, đũi của Việt Nam luôn được thị trường quốc tế ưa chuộng. Vì vậy, cùng với các nghệ nhân của làng nghề, chị mong muốn “hồi sinh” thương hiệu làng dệt đũi Nam Cao. Điều đáng mừng là từ chỗ chỉ còn 3 - 4 hộ sản xuất thì nay nhiều hộ đã quay lại với nghề truyền thống. Hiện, Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao có gần 300 thành viên với khoảng 500 loại sản phẩm khác nhau cung ứng cho thị trường; trong đó xuất khẩu tại 20 quốc gia như: Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc và nhiều nước Trung Đông khác với doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm. Năm 2023, nghề dệt đũi Nam Cao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này tạo động lực để địa phương làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Theo kế hoạch, làng nghề dệt đũi Nam Cao được tỉnh lựa chọn khôi phục, bảo tồn gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới. Chị Hạnh chia sẻ, để bảo tồn và phát triển nghề dệt đũi, Hợp tác xã định hướng sản xuất xanh, bảo vệ môi trường; trong đó áp dụng kỹ thuật nhuộm vải tự nhiên từ cây, quả, củ. Năm 2024, Hợp tác xã đón gần 30.000 khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, trải nghiệm. Dự kiến, khi dự án bảo tồn, phát triển làng nghề với diện tích 4,5 ha tại làng dệt đũi Nam Cao hoàn thành sẽ thu hút lượng khách gấp 3 - 5 lần. Qua đó, tạo giá trị bền vững trong phát triển làng nghề truyền thống. * Phát huy giá trị di sản Nghệ thuật chèo được đưa vào giảng dạy trong các trường học tại Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Nghệ thuật chèo ở Thái Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 2/2023 và đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là bước tiến quan trọng, thể hiện sức sống và vai trò quan trọng của nghệ thuật này với đời sống tinh thần của nhân dân. Để gắn bảo tồn, khai thác di sản với phát triển du lịch, tháng 4/2024 tại chiếu chèo làng Khuốc (xã Phong Châu, nay là xã Phong Dương Tiến, huyện Đông Hưng), Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Bình đã ra mắt mô hình biểu diễn nghệ thuật chèo phục vụ du lịch. Đây cũng là một phần trong đề tài “Nghiên cứu phát huy giá trị nghệ thuật chèo góp phần phát triển du lịch tỉnh Thái Bình” do Trung tâm thực hiện. Mô hình biểu diễn chèo ngay tại làng Khuốc - làng chèo cổ nổi tiếng của Thái Bình đã thu hút du khách bởi những tiết mục chèo cổ, kết hợp tiết mục chèo lời mới cùng hoạt động giao lưu với du khách đã tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ. Theo ông Lê Tiến Lượng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Bình, Chủ nhiệm đề tài, việc khai thác, phát huy giá trị chèo nói riêng và tài nguyên du lịch văn hóa nói chung để xây dựng thành các sản phẩm hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước là cần thiết. Khi nghệ thuật chèo trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Thái Bình sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh, quê hương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch phát triển, lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động biểu diễn phục vụ du khách sẽ là nguồn động lực để các nghệ sỹ, nghệ nhân gìn giữ loại hình nghệ thuật này. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là “Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống, cách mạng; các di tích lịch sử văn hóa và các thiết chế văn hóa gắn với phát triển du lịch”. Đây là định hướng quan trọng giúp ngành Văn hóa tỉnh Thái Bình từng bước gắn công tác bảo tồn với khai thác các giá trị di sản. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 3.000 di tích đã được kiểm kê; trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 120 di tích cấp quốc gia, hơn 600 di tích cấp tỉnh và 2 bảo vật quốc gia. Cùng với nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật trình diễn chèo và nghề dệt đũi Nam Cao, Thái Bình còn có 9 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những tài nguyên quý vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân địa phương vừa là nguồn lực, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, bền vững, tháng 10/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”. Trong đó, định hướng phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có; bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương gồm: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, cộng đồng, trải nghiệm sản xuất và sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, làng nghề truyền thống... tạo thành điểm nhấn trong chuỗi liên kết bản đồ du lịch của khu vực. Với hướng đi này, Thái Bình kỳ vọng đến năm 2030 đón trên 4,5 triệu lượt khách/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 14.600 lao động phục vụ du lịch; doanh thu từ hoạt động du lịch mang lại ước đạt 7.000 tỷ đồng.../. Đinh Thị Thu Hoài Nguồn: Chính sách và Cuộc sống 146 Thái Bình có tới 9 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tỉnh Thái Bình đang nghiên cứu, xây dựng nghệ thuật chèo thành sản phẩm du lịch của địa phương. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Là địa phương ven biển vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế này, cùng với công tác bảo tồn, gìn giữ di sản, tỉnh đã và đang từng bước khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch địa phương.* Bảo tồn và phát triển nghề truyền thốngNhững ngày này, làng dệt đũi Nam Cao (nay là xã Thống Nhất, huyện Kiến Xương) không chỉ có tiếng máy rộn ràng từ các hộ sản xuất mà còn thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm làng nghề truyền thống có tuổi đời 400 năm.Em Nguyễn Linh Chi (học sinh Trường Liên cấp The Dewey Schools, Hà Nội) chia sẻ, đây là buổi trải nghiệm đặc biệt và thú vị. Em được Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao hướng dẫn trải nghiệm thực tế các khâu từ kéo sợi, xe sợi, đánh suốt đến dệt và nhuộm vải. Từ đó giúp em hiểu được quy trình để làm ra thành phẩm một chiếc áo hay một chiếc khăn.Đây là hình thức du lịch cộng đồng được Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao do chị Lương Thanh Hạnh làm chủ thực hiện một vài năm trở lại đây. Dù không phải người con quê hương Thái Bình nhưng bằng tình yêu với sản phẩm lụa đũi, hơn 10 năm trước, chị Hạnh đã quyết định từ bỏ công việc nội thất, trang trí để đến Thái Bình. Tại đây, chị đã thực hiện các dự án “hồi sinh” làng nghề với việc hình thành chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu. Với định hướng riêng và táo bạo, chị Hạnh đã thành lập thương hiệu “Hạnh Silk” và Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao. Qua đó, từng bước làm sống lại làng nghề 400 năm tuổi. Học sinh trường liên cấp The Dewey Schools (Hà Nội) tham quan, trải nghiệm tại làng nghề làng dệt đũi Nam Cao tại xã Thống Nhất (Kiến Xương, Thái Bình). Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Chị Hạnh cho biết, các sản phẩm lụa, đũi của Việt Nam luôn được thị trường quốc tế ưa chuộng. Vì vậy, cùng với các nghệ nhân của làng nghề, chị mong muốn “hồi sinh” thương hiệu làng dệt đũi Nam Cao. Điều đáng mừng là từ chỗ chỉ còn 3 - 4 hộ sản xuất thì nay nhiều hộ đã quay lại với nghề truyền thống. Hiện, Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao có gần 300 thành viên với khoảng 500 loại sản phẩm khác nhau cung ứng cho thị trường; trong đó xuất khẩu tại 20 quốc gia như: Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc và nhiều nước Trung Đông khác với doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm.Năm 2023, nghề dệt đũi Nam Cao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này tạo động lực để địa phương làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Theo kế hoạch, làng nghề dệt đũi Nam Cao được tỉnh lựa chọn khôi phục, bảo tồn gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới.Chị Hạnh chia sẻ, để bảo tồn và phát triển nghề dệt đũi, Hợp tác xã định hướng sản xuất xanh, bảo vệ môi trường; trong đó áp dụng kỹ thuật nhuộm vải tự nhiên từ cây, quả, củ. Năm 2024, Hợp tác xã đón gần 30.000 khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, trải nghiệm.Dự kiến, khi dự án bảo tồn, phát triển làng nghề với diện tích 4,5 ha tại làng dệt đũi Nam Cao hoàn thành sẽ thu hút lượng khách gấp 3 - 5 lần. Qua đó, tạo giá trị bền vững trong phát triển làng nghề truyền thống.* Phát huy giá trị di sản Nghệ thuật chèo được đưa vào giảng dạy trong các trường học tại Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Nghệ thuật chèo ở Thái Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 2/2023 và đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là bước tiến quan trọng, thể hiện sức sống và vai trò quan trọng của nghệ thuật này với đời sống tinh thần của nhân dân.Để gắn bảo tồn, khai thác di sản với phát triển du lịch, tháng 4/2024 tại chiếu chèo làng Khuốc (xã Phong Châu, nay là xã Phong Dương Tiến, huyện Đông Hưng), Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Bình đã ra mắt mô hình biểu diễn nghệ thuật chèo phục vụ du lịch. Đây cũng là một phần trong đề tài “Nghiên cứu phát huy giá trị nghệ thuật chèo góp phần phát triển du lịch tỉnh Thái Bình” do Trung tâm thực hiện. Mô hình biểu diễn chèo ngay tại làng Khuốc - làng chèo cổ nổi tiếng của Thái Bình đã thu hút du khách bởi những tiết mục chèo cổ, kết hợp tiết mục chèo lời mới cùng hoạt động giao lưu với du khách đã tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ.Theo ông Lê Tiến Lượng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Bình, Chủ nhiệm đề tài, việc khai thác, phát huy giá trị chèo nói riêng và tài nguyên du lịch văn hóa nói chung để xây dựng thành các sản phẩm hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước là cần thiết. Khi nghệ thuật chèo trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Thái Bình sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh, quê hương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch phát triển, lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động biểu diễn phục vụ du khách sẽ là nguồn động lực để các nghệ sỹ, nghệ nhân gìn giữ loại hình nghệ thuật này.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là “Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống, cách mạng; các di tích lịch sử văn hóa và các thiết chế văn hóa gắn với phát triển du lịch”. Đây là định hướng quan trọng giúp ngành Văn hóa tỉnh Thái Bình từng bước gắn công tác bảo tồn với khai thác các giá trị di sản.Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 3.000 di tích đã được kiểm kê; trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 120 di tích cấp quốc gia, hơn 600 di tích cấp tỉnh và 2 bảo vật quốc gia. Cùng với nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật trình diễn chèo và nghề dệt đũi Nam Cao, Thái Bình còn có 9 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những tài nguyên quý vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân địa phương vừa là nguồn lực, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.Để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, bền vững, tháng 10/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”. Trong đó, định hướng phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có; bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương gồm: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, cộng đồng, trải nghiệm sản xuất và sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, làng nghề truyền thống... tạo thành điểm nhấn trong chuỗi liên kết bản đồ du lịch của khu vực.Với hướng đi này, Thái Bình kỳ vọng đến năm 2030 đón trên 4,5 triệu lượt khách/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 14.600 lao động phục vụ du lịch; doanh thu từ hoạt động du lịch mang lại ước đạt 7.000 tỷ đồng.../. Đinh Thị Thu HoàiNguồn: Chính sách và Cuộc sống Trở về đầu trang Thái Bình khai thác giá trị di sản văn hóa phát triển du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10