Lao dong - Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, vùng châu thổ Cửu Long đã tự phát xuất hiện dịch vụ du lịch miệt vườn, sông nước, nay quen gọi là du lịch sinh thái... Trên mảnh đất quê nhà người nông dân đã biết khai thác lợi thế cây “nhà lá vườn” kết hợp với vận dụng phong tục tập quán, văn hóa bản địa… nhanh chóng tiếp cận với lĩnh vực công nghiệp không khói. Một tiềm năng mới được mở ra và cơ hội cho người nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, tạo thế cho một bộ phận không nhỏ hộ nông d
Du lịch sông nước ngày càng thu hút khách DL.
Thế nhưng hơn 20 năm qua, “sáng kiến” này trượt dài trên cơn sốt “mạnh ai nấy làm”. Tận dụng trên cái nền sẵn có của điều kiện tự nhiên, văn hóa sống và rồi nơi nào cũng vườn cây ăn trái, sông nước, đờn ca tài tử... lặp đi lặp lại đến nhàm chán. Bức tranh toàn cảnh du lịch miệt vườn ở ĐBSCL lúc bấy giờ giống như bản hợp xướng lạc điệu, sai nhịp không còn đủ sức hấp dẫn giữ chân du khách. Bóng dáng du khách ngoại quốc thưa dần. Và những vườn cây trái phục vụ du lịch, đặc biệt ở xa đô thị lớn mất dần khả năng cạnh tranh, du khách chọn những điểm đến gần hơn, bởi xa, gần gì cũng ngần ấy...
Cánh cổng kho báu của du lịch sinh thái: Vườn cây trái, văn hóa mở đất dần khép lại và chờ đợi... Từ lâu, nhiều chuyên gia đã lên tiếng về sự xuống dốc của du lịch sinh thái ở ĐBSCL. Tiếp theo là hàng loạt cuộc hội thảo, mạn đàm đưa ra giải pháp vực dậy du lịch sinh thái ở ĐBSCL: Chọn thế mạnh, nét riêng trên địa bàn xây dựng thành sản phẩm đặc thù là tạo sự khác biệt cùng với việc mở ra liên kết toàn vùng, liên kết các địa phương và các điểm du lịch mới là chìa khóa mở cửa kho báu tiềm năng, thế mạnh của du lịch sinh thái ĐBSCL...
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 6 tháng đầu năm 2017, lượt khách nội địa và quốc tế đạt đến hơn 14,6 triệu lượt người, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Nếu chỉ nhìn con số để đánh giá mức tăng trưởng e rằng không sát với yêu cầu phải đạt ngưỡng 34 triệu lượt khách năm 2020 theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, khoảng cách số lượng còn lại quá lớn, tốc độ tiếp cận với mục tiêu trên lại chậm chạp... Đã bao năm rồi chính quyền các địa phương, nhà vườn ĐBSCL vẫn đau đáu nghĩ về cuộc bứt phá mới và mãi loay hoay như tìm chiếc chìa khóa để mở kho báu.
Lê Thanh Nguyên