Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam khiến ai đặt chân đến đây cũng đều quyến luyến chẳng muốn rời. Nhắc đến Đà Lạt, du khách sẽ không khó điểm danh những điểm đến nổi tiếng. Một trong số đó là chùa Linh Phước, một điểm đến tâm linh đặc sắc không thể bỏ qua khi đến với thành phố ngàn hoa này.
Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, Trại Mát, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Chùa Linh Phước còn có tên gọi khác là “chùa ve chai”, bởi kiến trúc chùa hầu hết đều được trang trí bằng những mảnh sành, sứ, ve chai tạo cảm giác rực rỡ, ấn tượng. Và chính lối trang trí đặc biệt đã khiến du khách phải trầm trồ khi ghé thăm và đã trở thành điểm check-in vô cùng ấn tượng tại Đà Lạt.
Chùa Linh Phước được xây dựng năm 1949 và hoàn thành năm 1950. Năm 1990, chùa được Thượng tọa Thích Tâm Vị cho trùng tu lại; trong quá trình trùng tu, chùa cũng được xây dựng thêm một số công trình mới. Quá trình trùng tu có sự đóng góp của phật tử thập phương cùng sự kết hợp, cố gắng của các thế hệ nhà sư trong chùa. Chính vì thế mà công trình này còn mang ý nghĩa sâu sắc về giá trị của sự đoàn kết, sức lao động đầy sáng tạo của con người.
Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, Trại Mát, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Chùa Linh Phước còn có tên gọi khác là “chùa ve chai”, bởi kiến trúc chùa hầu hết đều được trang trí bằng những mảnh sành, sứ, ve chai tạo cảm giác rực rỡ, ấn tượng. Và chính lối trang trí đặc biệt đã khiến du khách phải trầm trồ khi ghé thăm và đã trở thành điểm check-in vô cùng ấn tượng tại Đà Lạt.
Chùa Linh Phước được xây dựng năm 1949 và hoàn thành năm 1950.
Năm 1990, chùa được Thượng tọa Thích Tâm Vị cho trùng tu lại; trong quá trình trùng tu, chùa cũng được xây dựng thêm một số công trình mới. Quá trình trùng tu có sự đóng góp của phật tử thập phương cùng sự kết hợp, cố gắng của các thế hệ nhà sư trong chùa. Chính vì thế mà công trình này còn mang ý nghĩa sâu sắc về giá trị của sự đoàn kết, sức lao động đầy sáng tạo của con người.
Chùa Linh Phước còn có tên gọi khác là “chùa ve chai”, bởi kiến trúc chùa hầu hết đều được trang trí bằng những mảnh sành, sứ, ve chai tạo cảm giác rực rỡ, ấn tượng. Ảnh sưu tầm
Chỉ nói riêng về sự tích nhặt ve chai sửa chùa hiện vẫn được các sư trong chùa kể lại cũng là một kỳ tích. Để có đủ số mảnh chai, sứ, sành để sửa chùa, các nhà sư đã phải đi đến các nhà dân, các nhà máy, xưởng sản xuất chai thủy tinh, gốm sứ quanh vùng để gom góp. Có được mảnh vỡ mang về chùa, các nhà sư lại phải cọ rửa, cắt, mài, thành những mảnh có hình dáng phù hợp có thể sử dụng. Mọi công đoạn đều được làm thủ công và tốn nhiều công sức.
Đến với chùa Linh Phước, du khách như lạc vào một thế giới tâm linh được tạo tác với vô vàn những hình tượng, tranh gốm lớn nhỏ. Những mảnh vỡ này được khảm ở khắp mọi nơi, trên những thân cột, trên mình rồng, trên các vách tường, trên những hoa văn họa tiết trong chùa. Tác phẩm ấn tượng đầu tiên là Long Hoa Viên với hình rồng uốn lượn dài 49m được tạo làm từ 12.000 vỏ chai lọ tạo nên chùm sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đối diện Long Hoa Viên là Linh Pháp 7 tầng với chiều cao 36 mét được thiết kế bằng nhiều bức tượng đặc sắc. Tầng cao nhất của Linh Tháp là chuông Đại Hồng được đúc năm 1999 nặng 8.500kg và cao 4.3m. Đây là chiếc chuông lớn thứ 2 sau chuông ở chùa Bái Đính Ninh Bình.
Không gian nội điện càng uy nghi với 324 tác phẩm tượng Quan Thế âm Bồ Tát; nổi bật nhất là hai tác phẩm Quan Thế Âm Bồ Tát được có kỷ lục Việt Nam. Một tác phẩm được làm bằng bê tông cốt thép được ghi nhận là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lớn nhất tại Việt Nam. Tác phẩm còn lại cũng nổi tiếng không kém khi được làm từ 650.000 bông hoa bất tử, với chiều cao 17 mét, trọng lượng 3 tấn, được hoàn thiện trong 36 ngày với sự góp công của 300 phật tử và 30 nghệ nhân.
Điểm nhấn đặc sắc hơn cả phải kể đến khu vực tham quan 18 tầng địa ngục dài lên tới tận 300m tại chùa. Trong khu vực này, nhà chùa sẽ chùa sẽ giải thích, nói về những nghiệp báo, nhân quả và sự hiếu thảo của cuộc sống nhằm hướng con người trở nên thiện lành hơn. Nhà chùa hy vọng khu vực này sẽ giúp những tín đồ phật giáo và du khách có được giác ngộ, từ đó có được bài học cho bản thân. Và chắc chắn khu vực này sẽ là một trải nghiệm thú vị, đầy ý nghĩa nhân văn đối với du khách.
Trong khuôn viên chùa Linh Phước còn có rất nhiều tác phẩm tượng, mỗi bức tượng tác phẩm mang một nét độc đáo riêng. Độc đáo nhất phải kể đến tác phẩm tượng sáp giống người thật của Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, trụ trị chùa Linh Phước giai đoạn 1059-1985. Thông tin tại chùa Linh Phước cho thấy hòa thượng Minh Hạ Đức sau khi viên tịch đã được an táng trong khuôn viên chùa. Năm 2010, các nhà sư trong chùa khởi công xây dựng bảo tháp mới, di dời hài cốt của hòa thượng Minh Hạ Đức mới kinh ngạc phát hiện hài cốt hòa thượng Minh Hạ Đức vẫn còn nguyên vẹn. Và từ năm 2011, tượng sáp của hòa thượng Minh Hạ Đức được đặt trong chánh điện; kết hợp với những hình ảnh về buổi khai quật di thể hòa thượng Minh Hạ Đức vẫn còn được lưu giữ tại chùa, vô tình tạo nên một sự tích thêm ly kỳ hấp dẫn quanh ngôi chùa vốn đã độc đáo này.
Có thể nói, chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt. Bên cạnh sự độc đáo của lối kiến trúc và trang trí, chùa còn nổi bật bởi sở hữu rất nhiều kỷ lục: Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam; Ngôi chùa có tượng phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam; Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng 600.000 bông hoa bất tử; Tượng Khổng tước vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam; Ngôi chùa được tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất; Gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam; Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam; Tác phẩm “Song tùng bách hạc” được xác lập kỷ lục Việt Nam; Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam; Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất Việt Nam; Bộ bàn ghế bằng gỗ Sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam.
Từ chùa Linh Phước, du khách có thể thuận lợi kết nối đến các địa điểm tham quan du lịch ở Đà Lạt như ga Đà Lạt, làng hoa Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất, núi Lang Biang... Có lẽ chính vì vậy mà giữa rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn của Đà Lạt, chùa Linh Phước vẫn có một vị trí riêng không hề bị mờ nhạt hay trộn lẫn.
Trung tâm Thông tin du lịch