TCDL) - Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Luật Du lịch gồm 9 Chương 78 Điều, trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng.
Luật
Du lịch 2017 đã dành 1 Chương gồm 9 Điều để quy định về hướng dẫn viên.
Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005, đồng thời
bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên hành
nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên
quan.
1. Phân loại hướng dẫn viên
Luật
Du lịch 2017 quy định có ba đối tượng tham gia hướng dẫn du lịch, đó là
Hướng dẫn viên nội địa (phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt
Nam trong phạm vi toàn quốc); Hướng dẫn viên quốc tế (phục vụ khách du
lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc
và đưa khách du lịch ra nước ngoài) và Hướng dẫn viên du lịch tại điểm
(phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch). Hướng
dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du
lịch được xác định tên mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh trùng
lắp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng, đồng thời thể hiện rõ được
vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại
khu du lịch, điểm du lịch.
2. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
Luật
Du lịch 2017 kế thừa các quy định về điều kiện cấp thẻ chung cho cả 3
loại hướng dẫn viên của Luật Du lịch 2005, đó là: Có quốc tịch Việt Nam,
thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không mắc
bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy.
Luật
Du lịch 2017 tiếp tục duy trì điều kiện về trình độ văn hóa đối với
hướng dẫn viên du lịch nội địa: tốt nghiệp trung cấp trở lên. Tuy nhiên,
quy định về trình độ của hướng dẫn viên du lịch nội địa có khác so với
quy định trong Luật Du lịch 2005, không chỉ người có bằng tốt nghiệp
trung cấp chuyên nghiệp, mà cả người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề
cũng đủ điều kiện được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Luật
Du lịch 2017 thay đổi điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn
viên du lịch quốc tế: nếu như Luật Du lịch 2005 yêu cầu hướng dẫn viên
du lịch quốc tế phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, Luật Du lịch
2017 quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đủ điều kiện để
được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Quy định mới của Luật Du
lịch 2017 nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động
được đào tạo nghề tham gia nghề hướng dẫn du lịch, đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch, của người lao động và thực tiễn công tác đào tạo ở nước
ta hiện nay. Tương tự quy định đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa,
người tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề trở lên đủ
điều kiện về trình độ văn hóa để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
quốc tế.
Những
người không học chuyên ngành hướng dẫn du lịch, thay vì quy định học
các khóa 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng theo quy định của Luật Du lịch 2005,
Luật Du lịch 2017 quy định người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
nội địa phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, người đề
nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có chứng chỉ nghiệp vụ
hướng dẫn du lịch quốc tế
Đối
với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch không quy định yêu
cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Để được cấp
thẻ, người đề nghị phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du
lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. Luật Du
lịch tiếp tục trao quyền cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp
thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
3. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên
Điều
kiện hành nghề hướng dẫn viên có nhiều thay đổi so với quy định của
Luật Du lịch 2005. Luật Du lịch 2017 bổ sung quy định về điều kiện hành
nghề để tạo điều kiện cho hướng dẫn viên được tự do lựa chọn đăng ký với
tổ chức quản lý (doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ hướng dẫn hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp). Cụ thể, hướng dẫn
viên chỉ được hành nghề khi đáp ứng cả 3 điều kiện sau:
(1) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(2)
Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức
xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch
quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
(3)
Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc
văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn
viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý
khu du lịch, điểm du lịch.
Các
quy định về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 thể hiện tinh thần
nâng cao trình độ nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của hướng dẫn viên
trong hoạt động hướng dẫn. Luật Du lịch 2017 còn quy định rõ quyền,
nghĩa vụ của hướng dẫn viên và trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du
lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn về du lịch
cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Hiện
nay, chỉ có một số hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, phần lớn hướng dẫn viên còn lại hoạt
động độc lập, chưa là thành viên của một trong các tổ chức nêu trên. Để
đảm bảo sự liên tục của hoạt động du lịch nói chung, hoạt động lữ hành
và hướng dẫn du lịch nói riêng, việc thành lập tổ chức xã hội – nghề
nghiệp về hướng dẫn du lịch tạo cơ hội cho hướng dẫn viên hành nghề có
tổ chức, đúng pháp luật là việc cấp thiết. Tổng cục Du lịch đã có văn
bản yêu cầu Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành
có biện pháp triển khai thành lập các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về
hướng dẫn du lịch ở các địa phương (Công văn số 1342/TCDL-LH ngày
27/10/2017), giúp bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên, đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, đồng thời phối hợp kiểm
tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên trong việc tuân thủ pháp
luật.
Song
song với việc gửi công văn cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch các tỉnh/thành, Tổng cục Du lịch đã có công văn số 1343/TCDL-LH
ngày 27/10/2017 gửi Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị xem xét sớm thành
lập hội hướng dẫn du lịch Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của hướng dẫn viên cũng như giúp bảo vệ quyền lợi cho chính hướng
dẫn viên, cho các doanh nghiệp lữ hành và cho khách du lịch, góp phần
đưa Luật Du lịch 2017 vào cuộc sống.
Ngày
03/11/2017, Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đã chính thức ra mắt,
công bố quyết định thành lập Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, công
bố Ban chấp hành của Hội và ban hành kế hoạch triển khai hoạt động cuối
năm 2017 và năm 2018. Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam có trụ sở
chính tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP.HCM. Việc
thành lập Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam là cần thiết và kịp thời,
giúp giới thiệu việc làm, hỗ trợ hoạt động, bảo vệ quyền lợi của hướng
dẫn viên cũng như giúp các cơ quan nhà nước quản lý, nắm bắt hoạt động
của lực lượng hướng dẫn viên.
4. Thời hạn thẻ hướng dẫn viên
Luật
Du lịch 2017 quy định thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng
dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm, thời hạn sử dụng dài hơn so
với quy định của Luật Du lịch 2005 (3 năm). Khi hết hạn, hướng dẫn viên
được đổi thẻ nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định
kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đối
với thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch 2017 không quy
định thời hạn sử dụng. Việc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
tùy theo nhu cầu của cơ quan quản lý khu du lịch, điểm du lịch và hướng
dẫn viên du lịch tại điểm.
Trên
đây là một số nội dung quan trọng của Luật Du lịch trong lĩnh vực hướng
dẫn du lịch. Với tinh thần đổi mới, mở cửa và hội nhập, Luật Du lịch và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch sẽ đóng góp tích cực cho sự
phát triển của ngành.
Thanh Nga (Vụ Lữ hành – TCDL