Nhu cầu mua tour đi nước ngoài của người dân Việt Nam gần đây tăng đột biến. Thậm chí, tại nhiều công ty du lịch, tỷ lệ khách Việt Nam du lịch nước ngoài còn cao hơn du lịch trong nước. Mặc dù đây là dịch vụ “đem tiền ra nước ngoài” nhưng các nhà điều hành tour vẫn coi đây là thị trường chiến lược.
1. Nước ngoài rẻ hơn trong nước
|
Khách du lịch chờ làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay - Ảnh: Đào Loan |
Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch TP.HCM, du lịch nước ngoài (outbound) đang phát triển mạnh với mức tăng trưởng từ 10 - 15%/năm, có thời điểm tăng đến 20%. Riêng 6 tháng đầu năm 2011 là 13%.
Theo thống kê của Phòng Kinh doanh du lịch nước ngoài của Công ty TST Tourist, mùa Hè 2010, lượng khách trong nước đi du lịch nước ngoài tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 170%, con số này vẫn tiếp tục tăng vào năm 2011.
Tương tự, theo số liệu của Vietravel, nhu cầu đi nước ngoài của khách Việt Nam mỗi năm tăng từ 30-40%. Vào những dịp lễ, Tết, lượng khách đăng ký tour outbound luôn tăng đột biến và công ty thường xuyên trong tình trạng khóa sổ vẫn có khách đăng ký tour!
Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP.HCM, lý giải sự đột biến này la do hiện nay, giá các tour du lịch ở nước ngoài tương đối phù hợp với thu nhập của khách hàng trong nước, trong khi đó, dịch vụ lại rất tốt, nhiều chương trình vui chơi giải trí, mua sắm hấp dẫn...
So với du lịch nội địa, du lịch nước ngoài rõ ràng hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, chỉ cần lượt bay từ Hà Nội vào TP.HCM và trở ra đã mất khoảng 200 USD. Nhưng chỉ với khoảng 300 USD khách hàng đã được “xuất ngoại” sang Thái Lan 5 ngày 4 đêm, với chất lượng phòng ngủ, bữa ăn khá đảm bảo.
|
Học sinh Việt Nam tham gia khóa đào tạo kỹ năng sống tại Singapore do Trung tâm Thanh Thiếu niên miền Nam tổ chức |
Vì thế, ngay cả thời điểm kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao nhưng các tour outbound vẫn luôn đông khách. Một trong những điểm đến thường xuyên bị “cháy tour” là Trung Quốc, Hông Kông, Macau, Singapore... vì ở đây có những thắng cảnh đẹp, là “thiên đường mua sắm” và đặc biệt là giá thành đến các tour này cũng chỉ ngang với tour nội địa, thậm chí còn rẻ hơn.
Bên cạnh đó, một số thị trường trong khu vực châu Á còn tung ra các chương trình giảm giá mạnh, các chiến dịch bán hàng giảm giá, quà tặng, phần thưởng hấp dẫn để thu hút khách nước ngoài.
Sự chuyển hướng này khiến cơ cấu khách du lịch trong nước những năm gần đây cũng thay đổi. Chẳng hạn, theo thống kê của Vietravel, những năm trước, lượng khách lựa chọn đi nước ngoài chỉ chiếm 40% và 60% khách đi du lịch trong nước.
Còn hiện nay, tỷ lệ này đã đảo ngược. Các công ty du lịch cũng thích làm tour đưa khách đi nước ngoài hơn vì ổn định, không phải tính toán nhiều mà vẫn có lãi.
Trước ưu thế của tour outbound, không ít giám đốc các công ty thay vì mừng cho lượng khách tăng, doanh thu ổn định, lại chia sẻ quan điểm:
“Càng đi ra nước ngoài, thấy các nước làm du lịch, mình lại suy nghĩ khi nhìn lại sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Ở nước ngoài, không phải nơi nào cũng đẹp, ví dụ như biển Pattaya không bằng nhiều bãi biển Việt Nam, hoặc ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... nhiều danh thắng không bằng Việt Nam nhưng nhiều dịch vụ tốt hơn, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, sự đầu tư cho du lịch rất đồng bộ, công phu”.
Chẳng hạn, ở Singapore, cứ 6 tháng lại có sản phẩm du lịch mới hoặc liên tục có các đợt giảm giá mua sắm nên không chỉ thu hút du khách quay lại mà còn “móc” được hầu bao du khách.
Trong khi đó, một lãnh đạo ngành du lịch thừa nhận:
“Có một nghịch lý là mặc dù Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn với nhiều danh lam, thắng cảnh phong phú nhưng ngành du lịch vẫn chưa khai thác được hết thế rất mạnh này và chỉ có khoảng 5-7% du khách quay trở lại Việt Nam trong những lần sau. Một trong những hạn chế này là do các điểm đến chưa được đầu tư cả hạ tầng đến dịch vụ, các sản phẩm cho du lịch lại đơn điệu, nghèo nàn...”.
2. Giữ sao ở đất người
|
Hành hương về đất Phật là một trong những tour du lịch nước ngoài được nhiều người Việt Nam lựa chọn |
Cũng vì sức hút và triển vọng của outbound khá lớn mà các công ty du lịch đang nỗ lực cạnh tranh trong thị trường này. Chẳng hạn, khách du lịch gần đây khá thoải mái với các tour của Vietravel vì giá tour không tăng mà còn có xu hướng giảm. Đây là “một hiện tượng lạ” trong thời điểm lạm phát khắp châu Á.
Ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó tổng giám đốc Công ty Vietravel cũng cho biết: “Bên cạnh chất lượng và giá cả, Vietravel cũng chú ý đến sự khác biệt mà chỉ đi du lịch với Vietravel, du khách mới có thể cảm nhận được.
Ví dụ hiện nay, Vietravel đang kết hợp cùng Royal Caribean Cruise tổ chức định kỳ các tour đi du thuyền qua các thành phố nổi tiếng, hoặc khi đi du lịch Hàn Quốc, du khách sẽ được thưởng thức miễn phí Nanta Show, (chi phí show này 30 USD USD/người).
Ông Lại Minh Duy, Tổng giám đốc Công ty TST Tourist:
Ở các nước đang có giá dịch vụ rất cao như Hồng Kông, Singapore, các đối tác nước ngoài đã cùng với TST chia sẻ, chấp nhận hạ thấp lợi nhuận, chọn dịch vụ phù hợp với tiêu chí đảm bảo chất lượng tour và sự an toàn cho du khách. Các công ty du lịch lớn còn được hưởng nhiều ưu tiên của các hãng hàng không, Tổng cục Du lịch các nước. Bù lại, các công ty phải bỏ tiền đặt cọc giữ chỗ trước cho các dịch vu vé máy bay, khách sạn…
Bà Tạ Thị Cẩm Vinh, Trưởng phòng outbound, Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành:
Các shop ở nước ngoài sẵn sàng tài trợ xe, khách sạn và các dịch vụ khác để giúp hạ giá thành một tour du lịch. Nhưng nếu làm vậy thì chất lượng tour sẽ kém, đi shopping nhiều nên tham quan, tìm hiểu chỉ ở dạng phiên phiến. Vì thế, theo tôi nếu là tour quá rẻ thì coi chừng là có vấn đề.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel:
Tiềm năng khách du lịch cả trong nước và nước ngoài, rất lớn nên không chỉ xác định chiến lược mở rộng hệ thống chi nhánh rộng khắp trên cả nước từ Lào Cai đến Phú Quốc, Vietravel còn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới ra các nước như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản, Pháp, bên cạnh các văn phòng đã thiết lập tại Campuchia, Mỹ. Đây cũng là mục tiêu và là chiến lược của Vietravel nhằm đạt đến vị trí công ty lữ hành đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam vào năm 2015.
Ông Khin Zaw, Giám đốc Madalay Tour, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Myanmar:
Muốn mở rộng khách du lịch nội địa ra nước ngoài và ngược lại thu hút khách nước ngoài về trong nước thì cách làm hiệu quả nhất là nên mở văn phòng đại diện tại các nước trọng điểm, liên kết với các công ty du lịch ở nước đặt văn phòng đại diện và tổ chức nhiều chương trình phối hợp, xúc tiến thương mại, du lịch phù hợp. |
Riêng nơi nghỉ, chúng tôi cam kết du khách sẽ được nghỉ tại khách sạn 4 sao ở Bangkok, khách sạn 5 sao ở Kuala Lumpur, khách sạn 4 sao ở Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu và Úc...”.
Theo ông Duy, có được sự ưu đãi này là nhờ Vietravel đã ký được những cam kết từ các hãng hàng không, nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài đến các cơ quan quản lý du lịch ở các nước.
Theo ông Lâm Tứ Khôi, Phó phòng outbound, Công ty Du lịch Lữ hành Saigontourist, du lịch outbound phát triển nhanh và rộng trong thời gian gần đây.
Trước đây, outbound chỉ trong khu vực các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, nay mở rộng sang châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, các châu khác là Úc, Mỹ, châu Âu.
Do nhu cầu lớn nên nhiều công ty du lịch phát triển, việc cạnh tranh cũng gay gắt hơn với nhiều cách thức khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào giá cả và chất lượng tour.
Ông Khôi cho biết, trong tình hình biến động giá cả về dịch vụ du lịch, Saigontourist vẫn quy định niêm yết giá Việt Nam dựa vào tỷ giá Nhà nước, có khi bị lỗ lúc biến động tỷ giá.
Tuy nhiên, ghi nhận trên thị trường thì cũng thấy hình thức cạnh tranh không lành mạnh để kéo giá tour xuống. Ví dụ, nhiều công ty tung ra các quảng cáo hấp dẫn khách đến mua tour như “Thái Lan 6 ngày 5 đêm 229 USD”, “Singapore 4 ngày 3 đêm 329 USD”...
Thực tế là du khách phải trả thêm ít nhất 100 USD để chi trả cho các khoản: thuế sân bay hai nước (25 USD), phụ phí xăng dầu 30 USD, phí an ninh 10 USD và hàng loạt loại vé...
Theo lý giải của ông Trần Đoàn Thế Duy: “Sở dĩ các công ty du lịch lớn luôn có giá tour thấp nhưng chất lượng cao vì lượng khách của các công ty lớn thường ổn định, tăng trưởng đều đặn nên được các hãng hàng không, khách sạn ưu tiên chỗ, giá tốt, dễ giữ được chất lượng.
Công ty nhỏ muốn có lợi nhuận phải giảm dịch vụ, bớt chi phí nên khó giữ chất lượng. Chưa kể, phần đông khách chọn giá rẻ còn bị cắt mất dịch vụ, thậm chí cả bảo hiểm mà không biết, đến khi gặp chuyện không hay thì không biết khiếu nại ở đâu”.
Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cả như chuyến bay ngày hay đêm (bay ban ngày sẽ tốn thêm chi phí khách sạn, tour tham quan..., bay đêm không tốn khách sạn); khách sạn bao nhiêu sao, vị trí, còn tốt hay xuống cấp; chất lượng bữa ăn và quan trọng nhất là các đối tác nước ngoài thường kết hợp với các điểm bán hàng để có hoa hồng và hạ giá tour.
Như vậy khách mất thời giờ cho shopping, giảm điểm tham quan. Tour không shopping thường cao hơn 50 - 60USD/ngày.
Ông Lại Minh Duy, Tổng giám đốc Công ty TST Tourist, cũng đồng tình:
“Cứ thống kê trong một giai đoạn nhất định nào đó sẽ thấy rất nhiều công ty du lịch nhỏ của Việt Nam biến mất rồi hàng loạt các công ty khác ra đời.
Đó là chuyện bình thường, nhưng nếu khách hàng không tinh tế chọn lựa, sẽ gặp những công ty không đảm bảo chất lượng, khi quay lại phàn nàn thì có khi công ty ấy đã biến mất. Các công ty nhỏ trong nước khó tìm các đối tác lớn, nên chất lượng tour không ổn định”.
Bà Tạ Thị Cẩm Vinh, Trưởng phòng outbound, Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành (Ben Thanh Tourist) cũng tiết lộ cách thu hút khách:
“Chúng tôi không sử dụng những dịch vụ quá tệ do cạnh tranh về giá mà cố gắng bù thêm trong mức có thể. Ví dụ: trước đây 1 USD tương đương 8 nhân dân tệ, nay chỉ còn 6,2 nhân dân tệ thì để giữ chất lượng bữa ăn cho khách đi Trung Quốc, chúng tôi phải nâng lên từ 25 đến 40 tệ/người mà vẫn giữ nguyên giá tour.
Ở Hồng Kông, nếu đặt ăn 10 USD/người thì có khăn trải bàn lịch sự, 7 USD thì chỉ có khăn trải nylon. Các shop ở nước ngoài sẵn sàng tài trợ xe, khách sạn và các dịch vụ khác để giúp hạ giá thành một tour du lịch. Nhưng nếu làm vậy thì chất lượng tour sẽ kém, việc tham quan, tìm hiểu chỉ ở dạng phiên phiến.
Với cách đi là để mở rộng tầm nhìn chứ không phải là để tiêu xài quá mức nên chúng tôi vẫn giới thiệu những khu chợ, siêu thị đúng mong muốn của khách, nhưng không chiếm quá nhiều thời gian. Vì thế, theo tôi nếu là tour quá rẻ thì coi chừng là có vấn đề”.
|
Đoàn Famtrip Campuchia - Thái Lan của Bến Thánh Tourist |
Tuy được đánh giá là thị trường đang mở và thu hút khá đông lượng khách xuất ngoại, nhưng trước sự so sánh, đòi hỏi ngày càng cao của “thượng đế” về chất lượng, giá cả và dịch vụ các tour, hầu hết các công ty du lịch đều có những chiến lược hợp tác, liên kết với các công ty du lịch nước ngoài để trao đổi nguồn khách cũng như dựa vào thế mạnh của nhau để đảm bảo giá tour cạnh tranh mà chất lượng mỗi điểm đến vẫn đảm bảo.
Ông Lại Minh Duy cho biết: “Ở các nước đang có giá dịch vụ rất cao như Hồng Kông, Singapore, các đối tác nước ngoài đã cùng với TST chia sẻ, chấp nhận hạ thấp lợi nhuận, chọn dịch vụ phù hợp với tiêu chí đảm bảo chất lượng tour và sự an toàn cho du khách.
Các công ty du lịch lớn còn được hưởng nhiều ưu tiên của các hãng hàng không, Tổng cục Du lịch các nước. Bù lại, các công ty phải bỏ tiền đặt cọc giữ chỗ trước cho các dịch vu vé máy bay, khách sạn...”.
Ông Khin Zaw, Giám đốc Madalay Tour, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Myanmar, cho biết:
“Muốn mở rộng khách du lịch nội địa ra nước ngoài và ngược lại thu hút khách nước ngoài về trong nước thì cách làm hiệu quả nhất là nên mở văn phòng đại diện tại các nước trọng điểm, liên kết với các công ty du lịch ở nước đặt văn phòng đại diện và tổ chức nhiều chương trình phối hợp, xúc tiến thương mại, du lịch phù hợp”.
Ông đưa ra dẫn chứng: “Tuy chỉ mới kết hợp với Vietravel để quảng bá, mở rộng du lịch cho Myanmar không lâu, nhưng lượng khách Việt Nam đến Myanmar qua Vietravel đang đã có tín hiệu tốt và khả quan. Không chỉ tổ chức các tour du lịch, Vietravel còn tổ chức các tour xúc tiến đầu tư thương mại hiệu quả”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc Đối ngoại - Truyền thông Công ty du lịch FIDITOUR, cũng chia sẻ:
“Việc tìm đối tác công ty lữ hành ở nước ngoài theo hình thức liên kết, trao đổi khách là một cách làm khá hiệu quả. Thực tế những năm qua, nhờ tập trung vào hai hướng đi này mà lượng khách inbout và outbound của FIDITOUR tăng đáng kể”.
Tương tự, Vietravel, Saigontourist cũng mở văn phòng đại diện tại các nước để nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu. Song song đó, Saigontourist cũng kết hợp với Vietnam Airlines và các hãng hàng không quốc tế có khuyến mãi hoặc hỗ trợ tìm kiếm mức giá ổn định trong giai đoạn dài.
Ông Khôi cho biết: “Việc hợp tác với Vietnam Airlines tổ chức đường bay thẳng, không quá cảnh (hoặc có rất ít) giúp chi phí ổn định, giá tour mới cạnh tranh tốt.
Bên cạnh đó, Công ty còn hợp tác với các công ty du lịch là đối tác ở nước ngoài, tổ chức nhiều các loại hình tour: tour tiết kiệm, tour cao cấp, tour dành cho người cao tuổi... và có mức phí bảo hiểm phù hợp”.
Nguồn : doanhnhansaigon