Không còn tài liệu lưu tồn nên không thể xác định, Phủ Bà Yên Quang bắt đầu có từ bao giờ, nhưng dựa trên những sắc phong còn được bảo tồn, Phủ Ba linh thiêng có thể đã được hình thành hơn 300 năm. Nhân dân xã Yên Quang, từ lòng thành kính sâu thẳm đang nỗ lực phục dựng lại di tích lịch sử này.
Phủ Bà thôn Đông Duy, xã Yên Quang, thờ phụng nhị danh tướng
Triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng, Phương Anh Phu nhân, Phương Dung Công chúa và
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong những địa chỉ lịch sử văn hóa tâm linh có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân xã Yên Quang nói riêng và nền
văn hóa tín ngưỡng thờ phụng Anh hùng Liệt nữ Việt Nam nói chung.
Do những biến động dữ dội của lịch sử, không còn tài liệu
lưu tồn nên không thể xác định, Phủ Bà Yên Quang bắt đầu có từ bao giờ, nhưng dựa
trên những sắc phong còn được bảo tồn, Phủ Ba linh thiêng có thể đã được hình
thành hơn 300 năm.
Vị trí của Phủ Bà trước kia là Nam Định tỉnh, Phong Doanh
huyện, Đông Duy, Vọng Doanh Nhị xã ngày nay là xã thôn Đông Duy, xã Yên Quang.
Hiện Phủ Bà còn lưu trữ 10 sắc phong của các triều đại, sắc phong cổ nhất được
trao Phủ Bà đã hơn 240 năm. Đặc biệt rõ nét nhất là 5 Sắc phong bản gốc từ triều
đình Vua Cảnh Hưng năm thứ 44 - 1783 đến đời vua Khải Định năm thứ 9 – 1924 và
hai tấm bia đá cổ chưa rõ niên đại và chưa được khảo cứu.
Những cuộc chiến tranh gây lên sự tàn phá và ly tán, Phủ Bà
có thể đã bị hủy hoại nhiều lần. Nhưng với lòng thành kính ghi nhớ công đức cao
dày của các vị Thánh Mẫu, nhân thần Phương Anh Phu nhân, Phương Dung Công chúa
và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người dân Đông Duy đã cố gắng lưu giữ bảo tồn và may mắn
vẫn trong tình trạng tốt,
Các bản sắc phong đều được viết trên giấy dày có màu vàng,
trên nền trang trí hình rồng và một số họa tiết mây, lửa, khẳng định là những sắc
chỉ vua ban với khổ giấy bình quân 1,3m x 0,55m. Trên các sắc phong có dấu triện
vuông quốc ấn 15,2cm x 15,2cm.
Những bản sắc phong và bia đá còn lại đã khẳng định vị thế
quan trọng của Phủ Bả trong tín ngưỡng Lạc Hồng của người Việt qua hàng nghìn năm
lịch sử, của Đạo Mẫu Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa, tâm linh nói riêng
của nhân dân xã Yên Quang nói riêng. Phủ Bà là điểm thờ phụng, tập trung lòng
thành kính và niềm tin vững chắc và nền tảng văn hóa nghìn năm của người dân xã
Yên Quang, lưu giữ, duy trì và phát triển truyền thống “Yêu nước thương nòi” “Uống
nước Nhớ nguồn”, “Tôn vinh và tuân theo tâm gương các Bậc tiền nhân”
Hàng năm, đặc biệt vào những ngày lễ truyền thống, tôn vinh
các vị danh tướng triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng và ngày Lễ của Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, Phủ Bà có vinh dự đón hàng nghìn khách tín ngưỡng thập phương về chiêm
bái anh linh của những vị thần nhân, mong muốn có được niềm tin tâm linh và sự
bình an, ổn định, sức khỏe trong cuộc sống, cũng như giữ gìn duy trì sự tôn
kính các bậc Tiền nhân.
Trải qua thời gian 300 năm nhiều biến cố thăng trầm của lịch
sử, chiến tranh tàn phá, thiên tai khắc nghiệt, ngôi Phủ Bà đã bị phá hủy và
nhân dân địa phương, sau khi hòa bình lập lại đã phải xây dựng một ngôi đền tạm
là nhà cấp 4, đơn sơ để thờ phụng.
Đất nước phát triển, công trình Phủ Bà đã không chỉ là nơi
dâng hương khấn lễ của người dân địa phương mà còn là điểm hội tụ tâm linh của
hàng nghìn đệ tử tín ngưỡng Lạc Hồng và Đạo Mẫu. Điểm thờ phụng trở nên quá chật
hẹp, công trình xuống cấp nghiêm trọng và không thể đáp ứng được nhu cầu văn
hóa tín ngưỡng của nhân dân ngày càng tăng.
Theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân địa phương, khách
hành hương thập phương nhằm phục hồi, duy trì và phát triển giá trị của Phù Bà,
UBND xã Yên Quang đã cấp phép cho người dân địa phương phục hồi, tu bổ, tôn tạo
cảnh quan, xây dựng mới công trình văn hóa tâm linh lịch sử Phủ Bà.
Ban công tác mặt trận thôn Đông Duy (Ban Kiến thiết xây dựng
Phủ Bà) nhận trách nhiệm nặng nề, kiến thiết lại Phủ Bà, xây dựng, tôn tạo cảnh
quan và tổ chức thiết kế, xây dựng những công trình phù trợ, đáp ứng tín ngưỡng
và văn hóa tâm linh của người dân địa phương và hương khách thập phương. Do
công trình chưa được xếp hạng di tích, nguồn kinh phí phải lấy từ xã hội, huy động sự
đóng góp của người dân địa phương, nên khởi điểm Dự án Phủ Bà chỉ có khả năng từng
bước xây dựng như sau:
1. Quy mô: Xây dựng mới nhà Thượng Điện Phủ Bà có diện tích
mặt sàn 100m2, 1 tầng 8 mái; Tu bổ, tôn tạo nội thất đồ lễ, nhà bia, hàng rào,
sân vườn cảnh quan, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, PCCC ... đồng bộ kèm theo.
2. Tổng dự toán: 1.000.000.000 đồng (một tỷ VND)
3. Nguồn vốn
đầu tư: Đóng góp tự nguyện của nhân dân trong thôn, xin hỗ trợ từ các tổ chức,
cá nhân hảo tâm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Thời gian thực hiện: Dự kiến 6 tháng (2/2023 đến 8/2023)
5. Ngày khởi công: Ngày 06/02/2023
Phủ Bà đã được khởi công gần 1 tháng đến nay và đã hoàn
thành phần móng của Điện chính. Tuy nhiên nguồn kinh phí đến nay do nhân dân trong
thôn, xã tự nguyện đóng góp mới đạt gần 400 triệu (được 40% so với yêu cầu),
còn thiếu 60% tổng kinh phí nữa. Việc hoàn thành công trình Phủ Bà có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong định hướng duy trì và tôn vinh giá trị lịch sử, giá trị
tâm linh, bảo tồn, giữ gìn và phát huy di tích lịch sử cho thế hệ hôm nay và
mai sau.
Phù Bà đang được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa
Xuất phát từ lòng thành kính đối với ơn đức cao dày của nhị
nữ danh tướng Triều đại Nhị thánh vương Hai Bà Trưng, tín ngưỡng sâu sắc với
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong những vị Thánh “Tứ Bất tử” của nhân dân Việt
Nam. Ban quản lý Dự án, người dân xã Yên Quang vô cùng biết ơn nhận được sự
đóng góp, chia sẻ của hương khách thập phương vì sự trường tồn của quốc gia dân
tộc, vì sự hưng vong của Tổ Quốc quê hương và lòng thành kính biết ơn đối với
Nhị danh tướng Triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng.