Phát triển du lịch cộng đồng vững mạnh ở Thái Nguyên Phát triển du lịch cộng đồng vững mạnh ở Thái Nguyên Thái Nguyên không chỉ có thế mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, sinh thái nghỉ dưỡng mà trong những năm gần đây, tỉnh còn chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt gắn với sản phẩm và văn hóa trà. Du lịch cộng đồng hiện đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch 4 mùa của tỉnh, thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư và du khách. Phát triển du lịch cộng đồng ở Thái Nguyên Du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Tại Thái Nguyên, hầu hết các mô hình du lịch cộng đồng đều gắn với văn hóa trà. Trà Thái Nguyên không chỉ là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn mang đậm nét văn hóa và nghệ thuật thưởng trà của người Việt. Một số điểm du lịch cộng đồng đã phát triển ở nhiều địa phương như xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), xã La Bằng (huyện Đại Từ), xã Tức Tranh (huyện Phú Lương), xã Phú Đình (huyện Định Hóa), xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai), xã Bình Sơn (thành phố Sông Công), xã Minh Lập, Hòa Bình (huyện Đồng Hỷ)... Vùng chè nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGap tại Tân Cương, Thái Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên Lê Ngọc Linh cho biết, tận dụng lợi thế của vùng đất "Đệ nhất danh trà", nhiều đơn vị khai thác du lịch cộng đồng đã nhanh chóng hợp tác với các trang trại, cơ sở sản xuất chè đã đầu tư chỉnh trang những nương chè đẹp, phát triển thêm các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách như nhà hàng ăn uống, cơ sở lưu trú homestay... Phát triển du lịch cũng giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng để thu hút khách. Ngoài các mô hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, tại Thái Nguyên còn xuất hiện nhiều mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp khác như: mô hình trải nghiệm vườn cây ăn trái (vườn nho, dâu tây tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ), mô hình du lịch nông nghiệp gắn với cảnh quan sinh thái hồ Ghềnh Chè (TP. Sông Công), vườn hoa ATK (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)… Điểm du lịch cộng đồng Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (thành phố Thái Nguyên) cũng rất thu hút khách du lịch. Nơi đây quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 25 tỷ đồng đối với 5 điểm du lịch cộng đồng. Năm 2022, Thái Nguyên phấn đấu đón 1,3 triệu lượt khách du lịch, từng bước thực hiện mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thái Nguyên Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Những năm trước đây khi du lịch cộng đồng ở Thái Nguyên chưa phát triển, người dân địa phương chỉ quen với sản xuất nông nghiệp mà chưa được trang bị các kỹ năng phục vụ du lịch, chưa tận dụng hết lợi thế để thu hút khách. Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm chỉ đạo triển khai các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch cùng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tỉnh đã ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; đang xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Tỉnh xác định, phát triển du lịch cộng đồng phải gắn liền với phong trào xây dựng NTM, nông nghiệp nông thôn bền vững. Thái Nguyên xác định gắn dụ lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, các di tích, di sản của tỉnh thường gắn với các vùng nông thôn hoặc cộng đồng người dân tộc thiểu số. Bằng việc hỗ trợ người dân phát triển du lịch bền vững, cả cộng đồng sẽ cùng có trách nhiệm giúp các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Phát triển du lịch cũng giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng để thu hút khách. Để thúc đẩy mô hình du lịch cộng đồng phát triển, trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về du lịch cộng đồng một cách chuyên nghiệp; hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho những điểm tham quan du lịch, từng khu du lịch và hạ tầng du lịch để thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch cộng đồng; trùng tu lại các di tích lịch sử văn hóa; nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỹ thuật để mở thêm nhiều dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên cùng Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên sẽ phối hợp cùng các trường, cơ sở đào tạo về du lịch tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, người dân tại các khu, điểm du lịch cộng đồng, các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực tại chỗ trong phát triển du lịch. Tại Thái Nguyên, du lịch đang từng bước thể hiện vai trò là ngành kinh tế quan trọng, hứa hẹn đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trong đó, hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với “Xứ Trà”, doanh thu tăng lên hằng năm và nhận thức của các địa phương, cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ngày càng chuyển biến tích cực. Trang Nhung Nguồn: Báo Đại biểu Nhân Dân Thái Nguyên không chỉ có thế mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, sinh thái nghỉ dưỡng mà trong những năm gần đây, tỉnh còn chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt gắn với sản phẩm và văn hóa trà. Du lịch cộng đồng hiện đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch 4 mùa của tỉnh, thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư và du khách. Phát triển du lịch cộng đồng ở Thái Nguyên Du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Tại Thái Nguyên, hầu hết các mô hình du lịch cộng đồng đều gắn với văn hóa trà. Trà Thái Nguyên không chỉ là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn mang đậm nét văn hóa và nghệ thuật thưởng trà của người Việt. Một số điểm du lịch cộng đồng đã phát triển ở nhiều địa phương như xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), xã La Bằng (huyện Đại Từ), xã Tức Tranh (huyện Phú Lương), xã Phú Đình (huyện Định Hóa), xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai), xã Bình Sơn (thành phố Sông Công), xã Minh Lập, Hòa Bình (huyện Đồng Hỷ)... Vùng chè nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGap tại Tân Cương, Thái Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên Lê Ngọc Linh cho biết, tận dụng lợi thế của vùng đất "Đệ nhất danh trà", nhiều đơn vị khai thác du lịch cộng đồng đã nhanh chóng hợp tác với các trang trại, cơ sở sản xuất chè đã đầu tư chỉnh trang những nương chè đẹp, phát triển thêm các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách như nhà hàng ăn uống, cơ sở lưu trú homestay... Phát triển du lịch cũng giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng để thu hút khách. Ngoài các mô hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, tại Thái Nguyên còn xuất hiện nhiều mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp khác như: mô hình trải nghiệm vườn cây ăn trái (vườn nho, dâu tây tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ), mô hình du lịch nông nghiệp gắn với cảnh quan sinh thái hồ Ghềnh Chè (TP. Sông Công), vườn hoa ATK (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)… Điểm du lịch cộng đồng Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (thành phố Thái Nguyên) cũng rất thu hút khách du lịch. Nơi đây quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 25 tỷ đồng đối với 5 điểm du lịch cộng đồng. Năm 2022, Thái Nguyên phấn đấu đón 1,3 triệu lượt khách du lịch, từng bước thực hiện mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thái Nguyên Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Những năm trước đây khi du lịch cộng đồng ở Thái Nguyên chưa phát triển, người dân địa phương chỉ quen với sản xuất nông nghiệp mà chưa được trang bị các kỹ năng phục vụ du lịch, chưa tận dụng hết lợi thế để thu hút khách. Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm chỉ đạo triển khai các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch cùng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tỉnh đã ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; đang xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Tỉnh xác định, phát triển du lịch cộng đồng phải gắn liền với phong trào xây dựng NTM, nông nghiệp nông thôn bền vững.Thái Nguyên xác định gắn dụ lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, các di tích, di sản của tỉnh thường gắn với các vùng nông thôn hoặc cộng đồng người dân tộc thiểu số. Bằng việc hỗ trợ người dân phát triển du lịch bền vững, cả cộng đồng sẽ cùng có trách nhiệm giúp các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Phát triển du lịch cũng giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng để thu hút khách. Để thúc đẩy mô hình du lịch cộng đồng phát triển, trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về du lịch cộng đồng một cách chuyên nghiệp; hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho những điểm tham quan du lịch, từng khu du lịch và hạ tầng du lịch để thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch cộng đồng; trùng tu lại các di tích lịch sử văn hóa; nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỹ thuật để mở thêm nhiều dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên cùng Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên sẽ phối hợp cùng các trường, cơ sở đào tạo về du lịch tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, người dân tại các khu, điểm du lịch cộng đồng, các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực tại chỗ trong phát triển du lịch. Tại Thái Nguyên, du lịch đang từng bước thể hiện vai trò là ngành kinh tế quan trọng, hứa hẹn đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trong đó, hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với “Xứ Trà”, doanh thu tăng lên hằng năm và nhận thức của các địa phương, cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ngày càng chuyển biến tích cực. Trang NhungNguồn: Báo Đại biểu Nhân Dân Trở về đầu trang Du lịch cộng đồng Thái Nguyên 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10