RCEP là công cụ ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu RCEP là công cụ ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một trong những công cụ quan trọng để ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của nền kinh tế khu vực. Chuyên gia Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN. Đây là nhận định của ông Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghiệp trong khuôn khổ Hiệp định RCEP, Chuyên gia trưởng về hợp tác thương mại Trung Quốc-ASEAN khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc. Theo chuyên gia Trung Quốc, trải qua 8 năm đàm phán, RCEP được ký kết và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022, nhìn lại hiệu quả thực thi trong hơn 1 năm qua, có thể nói, hiệp định là một trong những công cụ quan trọng để ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, là phương thức để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của nền kinh tế khu vực. RCEP đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, là nền tảng tốt để các thành viên hiệp định tăng cường hợp tác. Việc khai thác tốt các lợi thế của hiệp định có thể thúc đẩy phát triển các nền kinh tế thành viên, góp phần vào hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Chuyên gia Hứa Ninh Ninh Ông Hứa Ninh Ninh cho biết, RCEP đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, là nền tảng tốt để các thành viên hiệp định tăng cường hợp tác. Việc khai thác tốt các lợi thế của hiệp định có thể thúc đẩy phát triển các nền kinh tế thành viên, góp phần vào hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Để phát huy vai trò của RCEP trong thời gian tới, chuyên gia Hứa Ninh Ninh cho rằng, các bên cần kiên trì nguyên tắc và mục tiêu ban đầu của hiệp định là thực hiện cùng có lợi, cùng thắng dựa trên khai thác tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế khu vực, mở cửa thị trường để thúc đẩy hợp tác, cùng phát triển. Trong quá trình này, vai trò của chính phủ và doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Chính phủ kiến tạo các chính sách, thúc đẩy các thỏa thuận song phương, đa phương để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, thông thương; doanh nghiệp tìm hiểu, vận dụng các quy tắc, lợi thế mà hiệp định đem lại, tìm kiếm cơ hội, ứng phó thách thức, mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Hội chợ triển lãm kinh tế-thương mại RCEP tổ chức tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đầu tháng 4/2023. Ngoài ra, vấn đề kết nối toàn diện, nhất là kết nối giữa các ngành nghề để thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ hiệp định có ý nghĩa quan trọng. Ông Hứa Ninh Ninh cho bằng, RCEP thực chất là một sự thiết kế về thể chế, nhằm giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất. Để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cần một khâu trung gian là kết nối ngành nghề, hợp tác sản xuất, nhằm mở rộng quy mô của thương mại và đầu tư. Quá trình khai thác các lợi thế của tự do thương mại sẽ thúc đẩy các nền kinh tế thành viên nâng cấp và điều chỉnh một cách hiệu quả cơ cấu ngành nghề sản xuất, duy trì đà tăng trưởng. Đáng chú ý, vấn đề kết hợp, vận dụng linh hoạt giữa RCEP và các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương cần được coi trọng trong bối cảnh các nền kinh tế thành viên đồng thời gia nhập nhiều thỏa thuận, cơ chế thương mại khác nhau. Kết hợp, vận dụng linh hoạt các lợi thế, ưu đãi của RCEP và các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương khác, sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác thị trường quốc tế. Chuyên gia Hứa Ninh Ninh Lấy thí dụ giữa Trung Quốc và ASEAN đã xây dựng Khu vực mậu dịch tự do (ACFTA), các nước ASEAN và Trung Quốc đều là thành viên RCEP, hay bản thân các nước ASEAN cũng đạt được các FTA riêng rẽ với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, chuyên gia Hứa Ninh Ninh khẳng định, việc kết hợp, vận dụng linh hoạt các lợi thế, ưu đãi của những hiệp định này, sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác thị trường quốc tế. Ông Hứa Ninh Ninh nhấn mạnh, trong bối cảnh hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế hiện nay, một yêu cầu quan trọng đối với các nền kinh tế cũng như doanh nghiệp, là phải biết vận dụng các quy tắc FTA để phục vụ các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy liên kết, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời gian tới. Hữu Hưng-Hồ Quân Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc Nguồn: Báo Nhân Dân Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một trong những công cụ quan trọng để ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của nền kinh tế khu vực. Chuyên gia Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN. Đây là nhận định của ông Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghiệp trong khuôn khổ Hiệp định RCEP, Chuyên gia trưởng về hợp tác thương mại Trung Quốc-ASEAN khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc. Theo chuyên gia Trung Quốc, trải qua 8 năm đàm phán, RCEP được ký kết và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022, nhìn lại hiệu quả thực thi trong hơn 1 năm qua, có thể nói, hiệp định là một trong những công cụ quan trọng để ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, là phương thức để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của nền kinh tế khu vực. RCEP đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, là nền tảng tốt để các thành viên hiệp định tăng cường hợp tác. Việc khai thác tốt các lợi thế của hiệp định có thể thúc đẩy phát triển các nền kinh tế thành viên, góp phần vào hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Chuyên gia Hứa Ninh Ninh Ông Hứa Ninh Ninh cho biết, RCEP đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, là nền tảng tốt để các thành viên hiệp định tăng cường hợp tác. Việc khai thác tốt các lợi thế của hiệp định có thể thúc đẩy phát triển các nền kinh tế thành viên, góp phần vào hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Để phát huy vai trò của RCEP trong thời gian tới, chuyên gia Hứa Ninh Ninh cho rằng, các bên cần kiên trì nguyên tắc và mục tiêu ban đầu của hiệp định là thực hiện cùng có lợi, cùng thắng dựa trên khai thác tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế khu vực, mở cửa thị trường để thúc đẩy hợp tác, cùng phát triển. Trong quá trình này, vai trò của chính phủ và doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Chính phủ kiến tạo các chính sách, thúc đẩy các thỏa thuận song phương, đa phương để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, thông thương; doanh nghiệp tìm hiểu, vận dụng các quy tắc, lợi thế mà hiệp định đem lại, tìm kiếm cơ hội, ứng phó thách thức, mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Hội chợ triển lãm kinh tế-thương mại RCEP tổ chức tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đầu tháng 4/2023. Ngoài ra, vấn đề kết nối toàn diện, nhất là kết nối giữa các ngành nghề để thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ hiệp định có ý nghĩa quan trọng. Ông Hứa Ninh Ninh cho bằng, RCEP thực chất là một sự thiết kế về thể chế, nhằm giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất. Để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cần một khâu trung gian là kết nối ngành nghề, hợp tác sản xuất, nhằm mở rộng quy mô của thương mại và đầu tư. Quá trình khai thác các lợi thế của tự do thương mại sẽ thúc đẩy các nền kinh tế thành viên nâng cấp và điều chỉnh một cách hiệu quả cơ cấu ngành nghề sản xuất, duy trì đà tăng trưởng. Đáng chú ý, vấn đề kết hợp, vận dụng linh hoạt giữa RCEP và các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương cần được coi trọng trong bối cảnh các nền kinh tế thành viên đồng thời gia nhập nhiều thỏa thuận, cơ chế thương mại khác nhau. Kết hợp, vận dụng linh hoạt các lợi thế, ưu đãi của RCEP và các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương khác, sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác thị trường quốc tế. Chuyên gia Hứa Ninh Ninh Lấy thí dụ giữa Trung Quốc và ASEAN đã xây dựng Khu vực mậu dịch tự do (ACFTA), các nước ASEAN và Trung Quốc đều là thành viên RCEP, hay bản thân các nước ASEAN cũng đạt được các FTA riêng rẽ với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, chuyên gia Hứa Ninh Ninh khẳng định, việc kết hợp, vận dụng linh hoạt các lợi thế, ưu đãi của những hiệp định này, sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác thị trường quốc tế. Ông Hứa Ninh Ninh nhấn mạnh, trong bối cảnh hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế hiện nay, một yêu cầu quan trọng đối với các nền kinh tế cũng như doanh nghiệp, là phải biết vận dụng các quy tắc FTA để phục vụ các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy liên kết, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời gian tới.Hữu Hưng-Hồ QuânPhóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Trung Quốc RCEP suy thoái kinh tế toàn cầu ASEAN chuyên gia Hứa Ninh Ninh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10