Tập đoàn Mường Thanh: những giải pháp cho bài toán nhân lực chất lượng cao Tập đoàn Mường Thanh: những giải pháp cho bài toán nhân lực chất lượng cao Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Du lịch được xác định sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia là đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du lịch, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, mang đậm nét vùng đất và con người Việt Nam. Những năm gần đây trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, có nhiều tập đoàn khách sạn lớn phát triển mạnh như Mường Thanh, Vin Group, Sun Group, FLC Group góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành Du lịch Việt Nam. Nhưng một trong những khó khăn chung của các tập đoàn khách sạn là thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng<span style=" EN-US"> cao. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 7,0%/năm, theo đó mỗi năm ngành du lịch cần thêm khoảng 25.000 lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch. Cả nước hiện có khoảng 156 cơ sở tham gia đào tạo du lịch với tổng số học viên, sinh viên ra trường mỗi năm khoảng 22.000 người. Nhưng thực tế về chất lượng thì khoảng 60% - 70% tốt nghiệp sinh chưa thật sự đáp ứng được chuẩn đầu vào của các doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 10% - 20% người không làm việc đúng chuyên ngành, phải làm những công việc trái với ngành được đào tạo. Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh được các cấp quản lý và xã hội đánh giá là Hiện tượng của ngành Du lịch Việt Nam vì có sự phát triển vượt bậc về số lượng khách sạn trong vòng ba năm qua. Ngày 19/5/2013 Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh được Kỷ lục Việt Nam vinh danh là ―Tập đoàn Khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam’. Từ 13 khách sạn vào năm 2012 đến 35 khách sạn trong năm 2015, 45 khách sạn trong năm 2016, 52 khách sạn trong năm 2018 và hướng tới khoảng 60 khách sạn đến năm 2020. Tập đoàn đã có đóng góp không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo cho sự phát triển của ngành Du lịch, được các cơ quan quản lý đánh giá cao. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nhanh chóng của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh cũng đã bộc lộ những vấn đề ngày càng phải được quan tâm giải quyết, nổi bên là sự thiếu nguồn nhân lực có năng lực trầm trọng. Làm thế nào để phát triển được nguồn nhân lực có năng lực, đảm bảo mục tiêu phát triển nóng là vấn đề đang được Ban Lãnh đạo Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh quan tâm nhất hiện nay. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch, nguồn nhân lực khách sạn đã được công bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về phát triển nguồn nhân lực khách sạn cho Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh. Xuất phát từ <span style=" EN-US">những thực tế, khi giáo dục – đào tạo và tái đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, Tập Đoàn Mường Thanh lên kế hoạch hợp tác cùng một số cơ sở, cá nhân nghiên cứu và đào tạo lại nguồn nhân lực Ngành quản trị nhà hàng khách sạn. Với mục đích nhằm góp phần duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh nói riêng và góp phần cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam nói chung. Ban lãnh đạo Tập đoàn Mường Thanh đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề then chốt này. Vậy <span style=" EN-US">làm thế nào để Phát triển nguồn nhân lực khách sạn chất lượng cao. Nội dung phát triển nguồn nhân lực là gì và hoạt động phát triển nguồn nhân lực khách sạn chịu sự tác động của những yếu tố nào? - Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực khách sạn tại Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô của Tập đoàn? Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Tập đoàn Mường Thanh Mấy năm gần đây, Tập đoàn Mường Thanh nổi lên trở thành tập đoàn tư nhân có hệ thống khách sạn lớn nhất Việt Nam. Năm 2013, Tập đoàn đã khai trương 7 khách sạn, năm 2014 khai trương 7 khách sạn, năm 2015 khai trương 8 khách sạn và 2 năm tới sẽ khai trương hơn 20 khách sạn nữa. Như vậy, Tập đoàn Mường Thanh sở hữu khoảng 50 khách sạn từ 3 sao trở lên. Để đáp ứng yêu cầu vận hành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam, đứng vững và cạnh tranh được trong hội nhập quốc tế sâu và toàn diện. Trước mắt, Tập đoàn Mường Thanh tổ chức cơ cấu nguồn nhân lực<span style=" EN-US"> theo hình thức đào tạo ngay từ đầu vào, phấn đấu đủ về số lượng, nâng cao dần chất lượng và hợp lý hóa vùng miền, đảm bảo cho nguồn nhân lực đủ năng lực , gắn bó với cơ sở kinh doanh sản xuất. Tập đoàn áp dụng 5 giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất: Phát triển đội ngũ giáo viên – huấn luyện viên nội bộ. Được Tổng cục Du lịch ủng hộ, được Ban Quản lý Dự án Du lịch có trách nhiệm do EU tài trợ phối hợp chặt chẽ, Tập đoàn Mường Thanh tổ chức nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, chế biến món ăn, Bán hàng, Marketing, an ninh khách sạn, kỹ năng giám sát, kỹ năng đào tạo đào tạo viên… cho hơn 200 giảng viên nội bộ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS). Tập đoàn coi đây là nhân tố “máy cái” góp phần nâng cao năng lực thực hiện cho đội ngũ nhân lực. Sau khi được đào tạo, các cán bộ - giảng viên này, với vai trò là huấn luyện viên thực hành, một mặt sẽ kèm cặp, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ cho nhân lực tại các cơ sở, mặt khác sẽ tiếp tục đào tạo và phát triển thêm <span style=" EN-US">nhân tố tiềm năng trong nội bộ đơn vị mình. Thứ hai: Xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề nội bộ. Dựa trên bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), các giám đốc chuyên môn kỹ thuật của Tập đoàn Mường Thanh cùng với các giảng viên nội bộ và trưởng các bộ phận nghiệp vụ đồng tham gia xây dựng bộ Tiêu chuẩn nghề nội bộ (SOPs) phù hợp cho Mường Thanh. Căn cứ <span style=" EN-US">Bộ tiêu chuẩn nội bộ, các khách sạn của Tập đoàn dễ dàng triển khai đào tạo và đánh giá đội ngũ nhân lực của mình. Bộ Tiêu chuẩn nội bộ này được coi là thước đo năng lực của đội ngũ nhân lực ở bất cứ khách sạn nào của Tập đoàn, căn cứ để đãi ngộ nhân lực<span style=" EN-US">, người lao động có<span style=" EN-US"> thang bậc để phấn đấu phục vụ và thăng tiến trong nghề nghiệp. Thứ ba: Phát triển đội ngũ giám sát viên nội bộ/khách hàng (bí mật <span style=" EN-US">– không danh tính). Tập đoàn Mường Thanh có phương châm “Tin là tốt, kiểm tra còn tốt hơn nhiều”<span style=" EN-US">, áp dụng nhiều phương thức giám sát, kiểm tra, đánh giá. Để có được đủ thông tin phản hồi đa dạng, từ nhiều nguồn về chất lượng dịch vụ, ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, gửi câu hỏi xin ý kiến, qua các mạng xã hội như Trip Advisor, Agoda,.. thì việc kiểm tra, giám sát nội bộ thông qua giám sát viên và khách hàng (không thông báo danh tính) được Tập đoàn coi là một trong những biện pháp rất quan trọng. Tập đoàn Mường Thanh chú trọng phát triển <span style=" EN-US">hinh thức này để kiểm tra, thống kê, đánh giá chất lượng dịch vụ trong toàn bộ hệ thống khách sạn của mình. Thứ tư: Phát động phong trào “Học đi đôi với hành”. Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để làm người, áp dụng kiến thực học được để phát triển kỹ năng, trình độ nghề nghiệp. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, truyền thống hiếu học – học đi đôi với hành trở thành nguồn sức mạnh dân tộc, luôn được đề cao và coi trọng.Truyền thống hiếu học và chuyên tâm thực hành được Tập đoàn Mường Thanh xác định là tiêu chí của sự phát triển. Bất cứ ai khi gia nhập đội ngũ nhân lực của Tập đoàn, trở thành “Người Mường Thanh” thì luôn xem <span style=" EN-US">Học và hành là trách nhiệm, <span style=" EN-US">tự học tự rèn, tiếp thu những kỹ năng mới, tiến bộ ngoài xã hội để rèn luyện, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách và vui lòng khách đến, hài lòng khách đi mọi lúc, mọi nơi. “Người Mường Thanh” coi việc tự học, tự tìm tòi để nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng, rèn dũa thái độ Đắc Nhân tâm, khắc phục những thiếu sót là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình công tác. Cán bộ, công nhân viên luôn được yêu cầu, khuyến khích phát huy tinh thần tự giác học tập ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi hình thức (học trên lớp, học thực tế trong công việc, học trên mạng,..). “Người Mường Thanh” tham gia tích cực vào phong trào học tập suốt đời được Tập đoàn phát động và duy trì, luôn xác định: “Học để làm giàu cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho xã hội”. Thứ năm: Phát động phong trào “Ngôi sao Mường Thanh” và “ Sáng kiến Mường Thanh”. Để giúp khách hàng và nhân viên có được và khôi phục “sự cân bằng hoàn hảo”, giảm thiểu căng thẳng và áp lực công việc. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng động <span style=" EN-US">viên những nhân viên làm việc tốt, thỏa mãn vượt sự mong đợi của khách hàng và đồng nghiệp. Xây dựng cơ sở căn bản của văn hóa Mường Thanh “chủ động, sẵn sàng” đón tiếp và phục vụ tận tình khách hàng, Tập đoàn phát động<span style=" EN-US">, cổ vũ và thúc đẩy phong trào “Ngôi sao Mường Thanh”. Phong trào nhằm phát hiện các nhân tố có tính chủ động, sáng tạo và tâm huyết với nghề cao nhằm cải thiện và phát triển sản xuất kinh doanh, công nhận và khen thưởng các ý tưởng, giải pháp mang mang tính sáng tạo, nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên khách sạn, tăng trưởng lợi nhuận và phát triển thương hiệu doanh nghiệp trên thế giới. Phong trào còn củng cố sự gắn kết giữa nhân viên với khách sạn, với Tập đoàn. Tập đoàn Mường Thanh phát động tinh thần “Sáng kiến Mường Thanh” , kịp thời biểu dương, khen thưởng cả về vật chất và tinh thần với những cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kỹ năng, công tác quản lý và điều hành. Đồng thời, Tập đoàn Mường Thanh cũng chú trọng <span style=" EN-US"> mời các chuyên gia đầu ngành tư vấn, tham mưu, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên tập đoàn, tổ chức học tập, tham quan rút kinh nghiệm các mô hình khách sạn tiên tiến trong và ngoài nước. Từ quan điểm quản lý và điều hành, có thể nhận thấy, những kinh nghiệm thực tế của Mường Thanh cần được nghiên cứu, tham khảo, học tập, khi nguồn nhân lực du lịch, khách sạn chất lượng cao đang ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định trên bình diện doanh nghiệp,<span style=" EN-US"> ngành, quốc gia, khu vực và thế giới. Lê Thị Hoàng Yến - Tập đoàn Mường ThanhBiên tập: ThS Nguyễn Thy Nga Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Du lịch được xác định sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia là đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du lịch, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, mang đậm nét vùng đất và con người Việt Nam. Những năm gần đây trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, có nhiều tập đoàn khách sạn lớn phát triển mạnh như Mường Thanh, Vin Group, Sun Group, FLC Group góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành Du lịch Việt Nam. Nhưng một trong những khó khăn chung của các tập đoàn khách sạn là thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 7,0%/năm, theo đó mỗi năm ngành du lịch cần thêm khoảng 25.000 lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch. Cả nước hiện có khoảng 156 cơ sở tham gia đào tạo du lịch với tổng số học viên, sinh viên ra trường mỗi năm khoảng 22.000 người. Nhưng thực tế về chất lượng thì khoảng 60% - 70% tốt nghiệp sinh chưa thật sự đáp ứng được chuẩn đầu vào của các doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 10% - 20% người không làm việc đúng chuyên ngành, phải làm những công việc trái với ngành được đào tạo. Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh được các cấp quản lý và xã hội đánh giá là Hiện tượng của ngành Du lịch Việt Nam vì có sự phát triển vượt bậc về số lượng khách sạn trong vòng ba năm qua. Ngày 19/5/2013 Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh được Kỷ lục Việt Nam vinh danh là ―Tập đoàn Khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam’. Từ 13 khách sạn vào năm 2012 đến 35 khách sạn trong năm 2015, 45 khách sạn trong năm 2016, 52 khách sạn trong năm 2018 và hướng tới khoảng 60 khách sạn đến năm 2020. Tập đoàn đã có đóng góp không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo cho sự phát triển của ngành Du lịch, được các cơ quan quản lý đánh giá cao. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nhanh chóng của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh cũng đã bộc lộ những vấn đề ngày càng phải được quan tâm giải quyết, nổi bên là sự thiếu nguồn nhân lực có năng lực trầm trọng. Làm thế nào để phát triển được nguồn nhân lực có năng lực, đảm bảo mục tiêu phát triển nóng là vấn đề đang được Ban Lãnh đạo Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh quan tâm nhất hiện nay. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch, nguồn nhân lực khách sạn đã được công bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về phát triển nguồn nhân lực khách sạn cho Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh. Xuất phát từ những thực tế, khi giáo dục – đào tạo và tái đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, Tập Đoàn Mường Thanh lên kế hoạch hợp tác cùng một số cơ sở, cá nhân nghiên cứu và đào tạo lại nguồn nhân lực Ngành quản trị nhà hàng khách sạn. Với mục đích nhằm góp phần duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh nói riêng và góp phần cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam nói chung. Ban lãnh đạo Tập đoàn Mường Thanh đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề then chốt này. Vậy làm thế nào để Phát triển nguồn nhân lực khách sạn chất lượng cao. Nội dung phát triển nguồn nhân lực là gì và hoạt động phát triển nguồn nhân lực khách sạn chịu sự tác động của những yếu tố nào? - Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực khách sạn tại Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô của Tập đoàn? Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Tập đoàn Mường Thanh Mấy năm gần đây, Tập đoàn Mường Thanh nổi lên trở thành tập đoàn tư nhân có hệ thống khách sạn lớn nhất Việt Nam. Năm 2013, Tập đoàn đã khai trương 7 khách sạn, năm 2014 khai trương 7 khách sạn, năm 2015 khai trương 8 khách sạn và 2 năm tới sẽ khai trương hơn 20 khách sạn nữa. Như vậy, Tập đoàn Mường Thanh sở hữu khoảng 50 khách sạn từ 3 sao trở lên. Để đáp ứng yêu cầu vận hành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam, đứng vững và cạnh tranh được trong hội nhập quốc tế sâu và toàn diện. Trước mắt, Tập đoàn Mường Thanh tổ chức cơ cấu nguồn nhân lực theo hình thức đào tạo ngay từ đầu vào, phấn đấu đủ về số lượng, nâng cao dần chất lượng và hợp lý hóa vùng miền, đảm bảo cho nguồn nhân lực đủ năng lực , gắn bó với cơ sở kinh doanh sản xuất. Tập đoàn áp dụng 5 giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất: Phát triển đội ngũ giáo viên – huấn luyện viên nội bộ. Được Tổng cục Du lịch ủng hộ, được Ban Quản lý Dự án Du lịch có trách nhiệm do EU tài trợ phối hợp chặt chẽ, Tập đoàn Mường Thanh tổ chức nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, chế biến món ăn, Bán hàng, Marketing, an ninh khách sạn, kỹ năng giám sát, kỹ năng đào tạo đào tạo viên… cho hơn 200 giảng viên nội bộ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS). Tập đoàn coi đây là nhân tố “máy cái” góp phần nâng cao năng lực thực hiện cho đội ngũ nhân lực. Sau khi được đào tạo, các cán bộ - giảng viên này, với vai trò là huấn luyện viên thực hành, một mặt sẽ kèm cặp, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ cho nhân lực tại các cơ sở, mặt khác sẽ tiếp tục đào tạo và phát triển thêm nhân tố tiềm năng trong nội bộ đơn vị mình. Thứ hai: Xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề nội bộ. Dựa trên bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), các giám đốc chuyên môn kỹ thuật của Tập đoàn Mường Thanh cùng với các giảng viên nội bộ và trưởng các bộ phận nghiệp vụ đồng tham gia xây dựng bộ Tiêu chuẩn nghề nội bộ (SOPs) phù hợp cho Mường Thanh. Căn cứ Bộ tiêu chuẩn nội bộ, các khách sạn của Tập đoàn dễ dàng triển khai đào tạo và đánh giá đội ngũ nhân lực của mình. Bộ Tiêu chuẩn nội bộ này được coi là thước đo năng lực của đội ngũ nhân lực ở bất cứ khách sạn nào của Tập đoàn, căn cứ để đãi ngộ nhân lực, người lao động có thang bậc để phấn đấu phục vụ và thăng tiến trong nghề nghiệp. Thứ ba: Phát triển đội ngũ giám sát viên nội bộ/khách hàng (bí mật – không danh tính). Tập đoàn Mường Thanh có phương châm “Tin là tốt, kiểm tra còn tốt hơn nhiều”, áp dụng nhiều phương thức giám sát, kiểm tra, đánh giá. Để có được đủ thông tin phản hồi đa dạng, từ nhiều nguồn về chất lượng dịch vụ, ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, gửi câu hỏi xin ý kiến, qua các mạng xã hội như Trip Advisor, Agoda,.. thì việc kiểm tra, giám sát nội bộ thông qua giám sát viên và khách hàng (không thông báo danh tính) được Tập đoàn coi là một trong những biện pháp rất quan trọng. Tập đoàn Mường Thanh chú trọng phát triển hinh thức này để kiểm tra, thống kê, đánh giá chất lượng dịch vụ trong toàn bộ hệ thống khách sạn của mình. Thứ tư: Phát động phong trào “Học đi đôi với hành”. Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để làm người, áp dụng kiến thực học được để phát triển kỹ năng, trình độ nghề nghiệp. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, truyền thống hiếu học – học đi đôi với hành trở thành nguồn sức mạnh dân tộc, luôn được đề cao và coi trọng.Truyền thống hiếu học và chuyên tâm thực hành được Tập đoàn Mường Thanh xác định là tiêu chí của sự phát triển. Bất cứ ai khi gia nhập đội ngũ nhân lực của Tập đoàn, trở thành “Người Mường Thanh” thì luôn xem Học và hành là trách nhiệm, tự học tự rèn, tiếp thu những kỹ năng mới, tiến bộ ngoài xã hội để rèn luyện, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách và vui lòng khách đến, hài lòng khách đi mọi lúc, mọi nơi. “Người Mường Thanh” coi việc tự học, tự tìm tòi để nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng, rèn dũa thái độ Đắc Nhân tâm, khắc phục những thiếu sót là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình công tác. Cán bộ, công nhân viên luôn được yêu cầu, khuyến khích phát huy tinh thần tự giác học tập ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi hình thức (học trên lớp, học thực tế trong công việc, học trên mạng,..). “Người Mường Thanh” tham gia tích cực vào phong trào học tập suốt đời được Tập đoàn phát động và duy trì, luôn xác định: “Học để làm giàu cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho xã hội”. Thứ năm: Phát động phong trào “Ngôi sao Mường Thanh” và “ Sáng kiến Mường Thanh”. Để giúp khách hàng và nhân viên có được và khôi phục “sự cân bằng hoàn hảo”, giảm thiểu căng thẳng và áp lực công việc. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng động viên những nhân viên làm việc tốt, thỏa mãn vượt sự mong đợi của khách hàng và đồng nghiệp. Xây dựng cơ sở căn bản của văn hóa Mường Thanh “chủ động, sẵn sàng” đón tiếp và phục vụ tận tình khách hàng, Tập đoàn phát động, cổ vũ và thúc đẩy phong trào “Ngôi sao Mường Thanh”. Phong trào nhằm phát hiện các nhân tố có tính chủ động, sáng tạo và tâm huyết với nghề cao nhằm cải thiện và phát triển sản xuất kinh doanh, công nhận và khen thưởng các ý tưởng, giải pháp mang mang tính sáng tạo, nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên khách sạn, tăng trưởng lợi nhuận và phát triển thương hiệu doanh nghiệp trên thế giới. Phong trào còn củng cố sự gắn kết giữa nhân viên với khách sạn, với Tập đoàn. Tập đoàn Mường Thanh phát động tinh thần “Sáng kiến Mường Thanh” , kịp thời biểu dương, khen thưởng cả về vật chất và tinh thần với những cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kỹ năng, công tác quản lý và điều hành. Đồng thời, Tập đoàn Mường Thanh cũng chú trọng mời các chuyên gia đầu ngành tư vấn, tham mưu, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên tập đoàn, tổ chức học tập, tham quan rút kinh nghiệm các mô hình khách sạn tiên tiến trong và ngoài nước. Từ quan điểm quản lý và điều hành, có thể nhận thấy, những kinh nghiệm thực tế của Mường Thanh cần được nghiên cứu, tham khảo, học tập, khi nguồn nhân lực du lịch, khách sạn chất lượng cao đang ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định trên bình diện doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực và thế giới. Lê Thị Hoàng Yến - Tập đoàn Mường ThanhBiên tập: ThS Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Mường Thanh Nhân lực chất lượng cao giải pháp 4 Tổng số:18 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10