ASEAN – Thị trường khách du lịch tiềm năng (Kỳ 2) ASEAN – Thị trường khách du lịch tiềm năng (Kỳ 2) Tại Diễn dàn Du lịch ASEAN (ATF) được tổ chức hồi đầu năm 2019 với chủ đề ASEAN – Sức mạnh của sự thống nhất (ASEAN – The power of one) đã cụ thể hóa định hướng chung của các quốc gia trong hợp tác ASEAN nói chung, hướng tới khu vực ASEAN “Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một Cộng đồng – One Vision, One Identity, One Community”. Kỳ 2: Cộng đồng ASEAN với du lịch Việt Nam Du khách quốc tế tham quan Nha Trang Mở rộng thị trường khách Kể từ tháng 12/2018 đến nay, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam liên tục giảm. Cụ thể, tháng 12/2018 giảm 2%, tháng 1/2019 giảm 10,7%, tháng 2/2019 tăng 6,8%. Nhưng tính chung 2 tháng đầu năm 2019 giảm 1,3% so với cùng kỳ. Đáng lo ngại nhất là tháng 3/2019 khách Trung Quốc giảm sâu tới 14% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 3 tháng giảm 5,6%, tháng 4/2019 giảm 3.8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, trong 5 tháng của năm 2019, có hơn 2,1 triệu lượt khách Trung Quốc đến, giảm 0,8% so với cùng kỳ. Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã sụt giảm trong 5 tháng liên tục khiến những người làm du lịch lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng chung của toàn ngành. Trước tình hình khách du lịch Trung Quốc sụt giảm, từ 1/2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã bổ sung 35 quốc gia vào danh sách các quốc gia có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử, trong đó có Brazil, Mexico, Qatar, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Iceland, Monaco; công dân mang hộ chiếu Hồng Kông, hộ chiếu Macau, không áp dụng với công dân mang hộ chiếu phổ thông điện tử Trung Quốc... Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân 81 quốc gia. Hành động này của Chính phủ Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, chúng ta đang hướng tới mở rộng thị trường khách và không để phụ thuộc vào bất cứ một thị trường nào. Rõ ràng, Du lịch Việt Nam trong 5 tháng qua đã có sự tăng trưởng khá. Đây là đà thuận lợi để ngành Du lịch có thể hoàn thành chỉ tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay. Tại sự kiện ATF 2019, theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng, chủ nhà Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận với các nước thành viên đã đưa ra sáng kiến về kết nối di sản của ASEAN trong kỉ nguyên số nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút khách đến khu vực ASEAN. Cũng theo Thứ trưởng, nội khối ASEAN đã có 32 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Việc kết nối các di sản này trong kỉ nguyên số là tiếp nối ý tưởng từ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) năm 2018 với thông điệp xuyên suốt “Cách mạng công nghiệp 4.0 là tương lai của ASEAN”. Theo phân tích của các chuyên gia, Việt Nam có thế mạnh về di sản và đang trong qúa trình thực hiện cách mạng 4.0 nên tranh thủ xu hướng này để dẫn dắt câu chuyện hợp tác trong ASEAN về du lịch. Nếu kết nối được du lịch thông minh với di sản trong ASEAN, đây là một điều gợi ra triển vọng hợp tác trong thời gian tới, nhất là năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN. Việc kết nối giữa doanh nghiệp du lịch của Việt Nam, của các nước ASEAN và doanh nghiệp du lịch từ các thị trường nguồn khách trên thế giới được tăng cường sẽ tạo tiền đề tăng trưởng hơn nữa luồng khách du lịch trong nội khối ASEAN và từ các thị trường nguồn khác tới khu vực. Khách từ Đông Nam Á đang tăngKhách từ thị trường Đông Nam Á đến Việt Nam đang có xu hướng tăng Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2019, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 1.3 triệu lượt, tăng 14.3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng của năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt gần 7.3 triệu lượt, tăng 8.8% so với cùng kỳ năm 2018, khách đến từ châu Á chiếm 76.8% tổng số khách du lịch đến nước ta, tăng 9.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách Hàn Quốc tăng 22,4%; Nhật Bản tăng 13%; Đài Loan tăng 26%, đặc biệt lượng du khách đến từ thị trường ASEAN như Malaysia tăng 14.5%; Thái Lan tăng 47.5%; Singapore tăng 3.4%... Bên cạnh đó, thị trường khách đến từ châu Âu ước tính tăng 5.9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách đến từ Liên bang Nga tăng 6.3%; Vương quốc Anh tăng 5.7%; Pháp tăng 1.5%; Đức tăng 6.1%; Italy tăng 11.4%; Thụy Điển tăng 8.3%; Hà Lan tăng 4.6%, khách đến từ châu Mỹ cũng tăng 4.9% so với cùng kỳ năm trước… Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, thị trường nguồn khách du lịch của Việt Nam trong 5 tháng của năm 2019 đã có sự thay đổi, đa dạng hơn và có sựchuyển dịch” khi công dân các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến nhiều hơn. Cụ thể, Thái Lan là thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng nhất của ngành Du lịch Việt Nam với gần 216.000 lượt khách, tăng 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thái Lan trở thành thị trường đứng thứ 8 trong tốp 10 thị trường có nguồn khách lớn đến Việt Nam trong thời điểm này. Một số doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM cho biết, hiện người Thái rất ưa thích các điểm du lịch ở miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng. Khách du lịch thường chọn tour kéo dài trong 4 ngày, đi Huế, Hội An và Đà Nẵng. Với thị trường này, nếu như những năm trước, doanh nghiệp thường chỉ khai thác mạnh ở phân khúc khách đi bằng đường bộ thì nay lượng khách đi bằng đường hàng không chiếm số lượng lớn hơn. “Chỉ riêng Đà Nẵng, mỗi ngày đã có 7 chuyến bay từ Bangkok và 1 chuyến bay từ Chiangmai. Thị trường này đang tăng trưởng tốt”, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Indochina Unique Tourist, một doanh nghiệp có thế mạnh khai thác thị trường Thái Lan chia sẻ. Thị trường khách Đông Nam Á đến Việt Nam đang có xu hướng tăng. Điều này cũng được bà Nguyễn Thị Liên Hương, phụ trách Phòng Truyền thông – Thương mại, Công ty TNHH Thai AirAsia – Chi nhánh Việt Nam, khẳng định khi hãng hàng không AirAsia đã mở thêm nhiều đường bay để kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực. Thuận Phong Tại Diễn dàn Du lịch ASEAN (ATF) được tổ chức hồi đầu năm 2019 với chủ đề ASEAN – Sức mạnh của sự thống nhất (ASEAN – The power of one) đã cụ thể hóa định hướng chung của các quốc gia trong hợp tác ASEAN nói chung, hướng tới khu vực ASEAN “Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một Cộng đồng – One Vision, One Identity, One Community”. Kỳ 2: Cộng đồng ASEAN với du lịch Việt Nam Du khách quốc tế tham quan Nha Trang Mở rộng thị trường khách Kể từ tháng 12/2018 đến nay, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam liên tục giảm. Cụ thể, tháng 12/2018 giảm 2%, tháng 1/2019 giảm 10,7%, tháng 2/2019 tăng 6,8%. Nhưng tính chung 2 tháng đầu năm 2019 giảm 1,3% so với cùng kỳ. Đáng lo ngại nhất là tháng 3/2019 khách Trung Quốc giảm sâu tới 14% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 3 tháng giảm 5,6%, tháng 4/2019 giảm 3.8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, trong 5 tháng của năm 2019, có hơn 2,1 triệu lượt khách Trung Quốc đến, giảm 0,8% so với cùng kỳ. Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã sụt giảm trong 5 tháng liên tục khiến những người làm du lịch lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng chung của toàn ngành. Trước tình hình khách du lịch Trung Quốc sụt giảm, từ 1/2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã bổ sung 35 quốc gia vào danh sách các quốc gia có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử, trong đó có Brazil, Mexico, Qatar, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Iceland, Monaco; công dân mang hộ chiếu Hồng Kông, hộ chiếu Macau, không áp dụng với công dân mang hộ chiếu phổ thông điện tử Trung Quốc... Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân 81 quốc gia. Hành động này của Chính phủ Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, chúng ta đang hướng tới mở rộng thị trường khách và không để phụ thuộc vào bất cứ một thị trường nào. Rõ ràng, Du lịch Việt Nam trong 5 tháng qua đã có sự tăng trưởng khá. Đây là đà thuận lợi để ngành Du lịch có thể hoàn thành chỉ tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay. Tại sự kiện ATF 2019, theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng, chủ nhà Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận với các nước thành viên đã đưa ra sáng kiến về kết nối di sản của ASEAN trong kỉ nguyên số nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút khách đến khu vực ASEAN. Cũng theo Thứ trưởng, nội khối ASEAN đã có 32 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Việc kết nối các di sản này trong kỉ nguyên số là tiếp nối ý tưởng từ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) năm 2018 với thông điệp xuyên suốt “Cách mạng công nghiệp 4.0 là tương lai của ASEAN”. Theo phân tích của các chuyên gia, Việt Nam có thế mạnh về di sản và đang trong qúa trình thực hiện cách mạng 4.0 nên tranh thủ xu hướng này để dẫn dắt câu chuyện hợp tác trong ASEAN về du lịch. Nếu kết nối được du lịch thông minh với di sản trong ASEAN, đây là một điều gợi ra triển vọng hợp tác trong thời gian tới, nhất là năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN. Việc kết nối giữa doanh nghiệp du lịch của Việt Nam, của các nước ASEAN và doanh nghiệp du lịch từ các thị trường nguồn khách trên thế giới được tăng cường sẽ tạo tiền đề tăng trưởng hơn nữa luồng khách du lịch trong nội khối ASEAN và từ các thị trường nguồn khác tới khu vực. Khách từ Đông Nam Á đang tăngKhách từ thị trường Đông Nam Á đến Việt Nam đang có xu hướng tăngTheo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2019, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 1.3 triệu lượt, tăng 14.3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng của năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt gần 7.3 triệu lượt, tăng 8.8% so với cùng kỳ năm 2018, khách đến từ châu Á chiếm 76.8% tổng số khách du lịch đến nước ta, tăng 9.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách Hàn Quốc tăng 22,4%; Nhật Bản tăng 13%; Đài Loan tăng 26%, đặc biệt lượng du khách đến từ thị trường ASEAN như Malaysia tăng 14.5%; Thái Lan tăng 47.5%; Singapore tăng 3.4%...Bên cạnh đó, thị trường khách đến từ châu Âu ước tính tăng 5.9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách đến từ Liên bang Nga tăng 6.3%; Vương quốc Anh tăng 5.7%; Pháp tăng 1.5%; Đức tăng 6.1%; Italy tăng 11.4%; Thụy Điển tăng 8.3%; Hà Lan tăng 4.6%, khách đến từ châu Mỹ cũng tăng 4.9% so với cùng kỳ năm trước…Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, thị trường nguồn khách du lịch của Việt Nam trong 5 tháng của năm 2019 đã có sự thay đổi, đa dạng hơn và có sựchuyển dịch” khi công dân các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến nhiều hơn.Cụ thể, Thái Lan là thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng nhất của ngành Du lịch Việt Nam với gần 216.000 lượt khách, tăng 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thái Lan trở thành thị trường đứng thứ 8 trong tốp 10 thị trường có nguồn khách lớn đến Việt Nam trong thời điểm này.Một số doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM cho biết, hiện người Thái rất ưa thích các điểm du lịch ở miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng. Khách du lịch thường chọn tour kéo dài trong 4 ngày, đi Huế, Hội An và Đà Nẵng. Với thị trường này, nếu như những năm trước, doanh nghiệp thường chỉ khai thác mạnh ở phân khúc khách đi bằng đường bộ thì nay lượng khách đi bằng đường hàng không chiếm số lượng lớn hơn.“Chỉ riêng Đà Nẵng, mỗi ngày đã có 7 chuyến bay từ Bangkok và 1 chuyến bay từ Chiangmai. Thị trường này đang tăng trưởng tốt”, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Indochina Unique Tourist, một doanh nghiệp có thế mạnh khai thác thị trường Thái Lan chia sẻ.Thị trường khách Đông Nam Á đến Việt Nam đang có xu hướng tăng. Điều này cũng được bà Nguyễn Thị Liên Hương, phụ trách Phòng Truyền thông – Thương mại, Công ty TNHH Thai AirAsia – Chi nhánh Việt Nam, khẳng định khi hãng hàng không AirAsia đã mở thêm nhiều đường bay để kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực.Thuận Phong Trở về đầu trang khách du lịch Asean 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10