Nhiều người cho rằng, Lễ hội Áo dài
thực sự rất hấp dẫn. Tuy nhiên ngoài việc “hưởng ứng bằng cách mặc áo
dài nguyên tháng thì chẳng biết làm gì”Tuyên bố của Chiến
lược Phát triển du lịch ASEAN 2016 – 2025 nêu rõ: “Năm 2025, ASEAN sẽ là
một điểm đến du lịch chất lượng mang đến sự độc đáo và đa dạng sản phẩm
du lịch. Trải nghiệm ASEAN sẽ là các cam kết phát triển du lịch có
trách nhiệm, bền vững, toàn diện và hài hòa, để đóng góp đáng kể cho sự
thịnh vượng kinh tế - xã hội của người dân ASEAN”.
Theo chia sẻ
của bà Trần Bảo Trân, Giám đốc khu vực châu Á, Diễn đàn Du lịch thế
giới, du lịch Việt Nam không nằm ngoài định hướng phát triển chung của
cộng đồng 10 nước thành viên ASEAN với việc tuân thủ các cam kết trong
việc xây dựng nguồn lực về phát triển bền vững như khung chính sách phát
triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch MRA-TP, bộ công cụ 17 tiêu chí về
du lịch có trách nhiệm đối với chuỗi giá trị cung ứng ngành Du lịch.
Các
chuyên gia du lịch khẳng định rằng, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là
biển, đảo với nhiều bãi biển dài, đẹp hoang sơ. Các vùng du lịch phía
Bắc thời tiết và điều kiện thiên nhiên hoàn toàn khác biệt các nước
trong khu vực cũng là một lợi thế.
Đó là chưa kể đến, chúng ta có
“Con đường di sản miền Trung”. Theo nhận định các chuyên gia, đây là
những sản phẩm du lịch đặc sắc riêng có của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng
theo các chuyên gia, du khách đến từ thị trường Đông Nam Á vốn mê mua
sắm, nhưng hiện tại ở TP.HCM và cả Hà Nội đều thiếu hẳn những thiên
đường mua sắm, hàng hiệu giá rẻ như Malaysia, Thái Lan…
Cách đây
chưa lâu, TP.HCM với mong muốn thu hút nhiều hơn du khách, đặc biệt là
khách quốc tế, đã đưa ra chương trình du lịch kết hợp mua sắm. Tuy
nhiên, qua thực tế chúng ta thấy rằng chương trình “big sale” của ta chỉ
thu hút được người tiêu dùng tại chỗ.
Chia sẻ về điều này, Phó
giám đốc sản phẩm của một công ty du lịch hàng đầu Việt Nam cho rằng, họ
rất khó làm sản phẩm. Một phần vì các đơn vị đối tác cung ứng dịch vụ
của chúng ta chỉ mới chăm chăm vào lợi ích của từng đơn vị. Hay nói cách
khác là các đối tác cung ứng chưa thực sự chung tay trong việc chia sẻ
quyền lợi, kích cầu du lịch mua sắm. Phần khác, chương trình du lịch kết
hợp mua sắm của TP.HCM đã đưa ra thời gian diễn ra khá sát với ngày mở
cửa nên doanh nghiệp khó làm tour.
Bên cạnh đó, các chuyên gia du
lịch cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang thiếu những trung tâm du lịch giải
trí nổi tiếng tầm cỡ khu vực. Việc quy hoạch để phát triển và có chính
sách thu hút đầu tư vào những điểm yếu này vẫn còn chậm chạp và rối rắm!
Chúng ta rất ít sản phẩm chuyên biệt dành cho thị trường khách ASEAN. Trong ảnh: Khách quốc tế tham quan sông nước miền Tây
Theo
báo cáo từ các cơ quan cho thấy, thị hiếu của một số quốc gia trong khu
vực như Campuchia nhiều năm qua rất thịnh hành tour du lịch đến Việt
Nam kết hợp chữa bệnh, thăm khám sức khỏe. Người Thái lại thích biển và
khám phá di sản. Du khách đến từ Indonesia hay Philippines lại rất mê y
học cổ truyền bấm huyệt, điều trị bằng bài thuốc, cây thuốc của Việt
Nam. Vấn đề là các sản phẩm du lịch nhắm vào dòng khách ASEAN lâu nay
chưa được xây dựng một cách chuyên nghiệp, bài bản.
Các doanh
nghiệp du lịch cho rằng, hầu hết họ xây dựng sản phẩm du lịch trọn gói
chung cho tất cả các thị trường trong nước và quốc tế và các dịch vụ bán
lẻ. Sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế là chung chứ rất ít sản
phẩm dành riêng cho thị trường ASEAN. Sự định hướng sản phẩm, điều tra
xu hướng thị trường, cũng như kế hoạch quảng bá… vốn là trách nhiệm của
các cơ quan xúc tiến lại luôn đi chậm hơn chuyện làm ăn của doanh
nghiệp.
Trong kỷ nguyên công nghệ, thị trường là bao la, khách
hàng là toàn cầu thì chỉ cần cái nhấp chuột là chúng ta đã có lượng
khách hàng tiềm năng và phát triển khách hàng truyền thống bằng các công
cụ truyền thông marketing điểm đến hiện đại.
Hiện tại chúng ta
đều biết rằng, cơ hội đã có sẴn; chính sách phát triển của quốc gia, của
khu vực và liên khu vực như phát triển du lịch khối các nước Tiểu vùng
Sông Mekong hay Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương, châu Á và thậm chí
là toàn cầu đều đã có các chính sách thúc đẩy ngành Du lịch tăng trưởng
bền vững; công cụ quảng bá truyền thông điểm đến đang được Chính phủ,
doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được áp dụng hiệu quả.
Tuy
nhiên, “các nhà hoạch định kinh doanh du lịch cũng như quản trị điểm đến
cần quan tâm đến sức chứa của mỗi điểm đến để phục vụ tốt nhất có thể
với du khách”, bà Bảo Trân chia sẻ.
Thuận Phong