ASEAN thị trường khách du lịch tiềm năng (Kỳ 4) ASEAN thị trường khách du lịch tiềm năng (Kỳ 4) rong những năm qua, trong khi khách du lịch Việt Nam đến các nước trong khu vực liên tục tăng trưởng, thậm chí nằm trong top những thị trường quốc tế hàng đầu của nhiều nước trong khu vực thì lượng khách từ chiều ngược lại lại giảm, thậm chí giảm rất mạnh so với những năm trước. Kỳ 4: Có phải du lịch Việt Nam “quên” thị trường ASEAN? Khách Lào tham quan TP.HCM - Ảnh tư liệu “Xuất siêu” Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 5 tháng của năm 2019, lượng khách du lịch đến từ một số quốc gia trong khu vực ASEAN có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, lượng du khách đến từ thị trường ASEAN chỉ chiếm khoảng 800.000 lượt đến từ các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Lào và Campuchia. Du khách đến từ thị trường hai nước gồm Myanmar và Brunei có lượng khách đến không đáng kể. Chia sẻ với phóng viên Báo Du lịch, các chuyên gia đều cho rằng, trước đây, thị trường ASEAN thường chiếm khoảng 20% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhưng nay đã giảm xuống. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, một phần do sự tăng trưởng mạnh mẽ của khách Trung Quốc, Hàn Quốc; phần khác do sự sụt giảm của một số thị trường trong khu vực ASEAN. Nhìn lại số liệu của thời gian trước, chúng ta thấy rằng, năm 2011 Campuchia từng là thị trường đứng trong top 5 của du lịch Việt Nam, đem đến hơn 423.000 lượt khách, nhưng đến năm ngoái, lượng khách từ thị trường này giảm gần một nửa, chỉ còn khoảng hơn 200 ngàn lượt, giảm đến 43,8% so với năm trước đó. Khách du lịch đến từ nước Lào đạt 120.000 lượt người, giảm 15,2% so với năm 2017. Những thị trường khác cũng tăng rất ít, thậm chí giảm trong những năm gần đây. So sánh ở chiều ngược lại, theo số liệu từ cơ quan xúc tiến du lịch các nước, lượng khách từ Việt Nam tăng trưởng tốt và được xếp vào nhóm những thị trường quan trọng. Đơn cử như Campuchia và Thái Lan đón trên dưới hai triệu lượt khách mỗi năm nhưng chúng ta chỉ đón khoảng vài trăm ngàn lượt đến từ thị trường này. Rõ ràng, với nhiều nước trong khu vực, khối ASEAN đang trở thành thị trường nguồn đem đến lượng khách lớn. Thậm chí tại Malaysia, tỷ lệ khách ASEAN chiếm đến 76% trong tổng số 26,7 triệu lượt khách quốc tế đến nước này hồi năm ngoái và Việt Nam thì đang “xuất siêu” du khách sang đây. Theo nhiều doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, trong đó có nguyên nhân về tiếp thị, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả... Các chương trình tiếp thị, xây dựng sản phẩm cho du khách ASEAN còn rất ít so với những thị trường mà ngành Du lịch đang xem là trọng điểm như châu Âu, Nhật Bản. Trong khi đó, nhiều nước trong khối như Thái Lan, Singapore, Malaysia đã xem Việt Nam là thị trường chính và từ nhiều năm qua đã thành lập các văn phòng đại diện du lịch để thực hiện các chương trình tiếp thị, hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút khách. Thêm vào đó, còn có một nguyên nhân nữa là doanh nghiệp còn chưa quan tâm lắm đến thị trường này. Cả nước có hơn 2000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhưng có rất ít doanh nghiệp khai thác sâu thị trường ASEAN và số lượng doanh nghiệp có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở những nước này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người cho rằng với tổng dân số của các nước Đông Nam Á chiếm 8.59% dân số toàn thế giới, trên 660 triệu người, cùng với khoảng cách địa lý khá gần, các điều kiện giao thông, nhập cảnh… đều thuận lợi nên việc chúng ta “bỏ quên” thị trường này là điều đáng tiếc cho du lịch Việt Nam. Tưởng dễ mà lại rất khóỞ một khía cạnh khác, Việt Nam đang “xuất siêu” du khách đến các thị trường ASEAN. Theo chia sẻ của bà Trần Bảo Trân, Giám đốc khu vực châu Á, Diễn đàn du lịch thế giới, sức hút và sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam vừa đáp ứng đặc tính du lịch của toàn vùng Đông Nam Á là tâm linh – tính ngưỡng – sinh thái vừa tạo nét rất riêng về văn hóa bản địa ở mỗi vùng miền thể hiện trong giá trị đạo đức và cách sống của mỗi người dân địa phương. Tuy nhiên, để thu hút được dòng khách của các nước ASEAN thì đòi hỏi phải thực hiện nhiều vấn đề. Giám đốc một công ty du lịch tại TP.HCM cho biết lượng khách ASEAN đến Việt Nam qua công ty này đã giảm 5 – 10% do những nguyên nhân như đối tác chê điểm đến ở Việt Nam không mới, giá không cạnh tranh, không hỗ trợ bạn hàng bán tour, ít chương trình tiếp thị nên không phổ biến được đến nhiều người... Ngoài ra, Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều điểm du lịch như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Đặc biệt, từ đầu năm 2017 đến nay, sau khi thị trường chính là Trung Quốc suy giảm, khách chuyển sang du lịch các nước Đông Nam Á khiến sự cạnh tranh càng dữ dội hơn. Thêm vào đó, chúng ta cũng không có thể đáp ứng được yêu cầu của đối tác trong việc cung cấp dịch vụ mặt đất ở mức giá khoảng 120 USD cho tour 4 ngày 3 đêm. Thế nhưng ở Hàn Quốc hay Thái Lan có thể chào được mức giá đó do giá khách sạn thấp, kèm với sự hỗ trợ của chuỗi dịch vụ khép kín từ vận chuyển, các dịch vụ mặt đất đến mua sắm, tham quan… Cộng đồng ASEAN có những nét tương đồng về văn hóa và điều kiện tự nhiên, thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, theo phần tích của các chuyên gia, chính sự tương đồng về nhiều mặt giữa các thị trường đòi hỏi người làm du lịch phải hết sức linh hoạt để tạo những sản phẩm phù hợp, thu hút khách, cạnh tranh với các nước lân cận, cũng như phải thay đổi cách tiếp thị nhằm bắt kịp xu hướng mới. Trước hết, nếu so sánh về giá, mức độ tiện lợi và phong phú trong dịch vụ, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Thái Lan, Singapore hay Malaysia. Giá tour Việt Nam thường cao vì nhiều sản phẩm, dịch vụ trong nước còn mới, thời gian khấu hao chưa nhiều nên chưa thể có giá tốt, chưa kể tới sự thiếu liên kết giữa các ngành liên quan khiến chưa tạo lập được một hệ thống cung cấp dịch vụ có giá tốt. Cửa ngõ hàng không của các nước này cũng có những lợi thế hơn Việt Nam, giúp du khách đi lại thuận tiện hơn, lượng khách nhiều hơn. Họ có nhiều đường bay giúp khách tiết kiệm tiền vé và nhất là tiết kiệm thời gian. Chương trình tour của họ cũng nhiều hơn trong cùng một thời gian hoặc du khách có thể rút ngắn thời gian tour. Họ cũng là những “bậc thầy” về tạo sản phẩm, dịch vụ mới và là “nhà” của hàng loạt trung tâm mua sắm, cửa hiệu, do vậy, nói về những tour tham quan kết hợp mua sắm thông thường, Việt Nam rất khó cạnh tranh. Đó là chưa kể từ trước đến nay, khâu tiếp thị của du lịch Việt Nam luôn bị xem là yếu và chưa theo kịp xu hướng mới, thậm chí là quá ít ỏi với các thị trường gần như ASEAN. Hiện mỗi năm, ngành Du lịch vẫn tham gia gian hàng ở ATF (hội chợ du lịch thường niên của ASEAN) và tổ chức vài roadshow ở ASEAN nhưng vẫn chỉ tập trung vào hình thức B-B (doanh nghiệp - doanh nghiệp). Trong khi đó, bên cạnh B-B, nhiều nước khác đang gia tăng các hoạt động B-C (doanh nghiệp - khách hàng) có sự hỗ trợ của cơ quan xúc tiến du lịch. Trong khi các roadshow của du lịch Việt Nam chỉ diễn ra trong phòng họp ở khách sạn thì nhiều điểm đến khác, người ta tổ chức các sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch, nghệ thuật, kèm cả bán tour trực tiếp ngay tại các trung tâm thương mại nhộn nhịp hay một số điểm công cộng có nhiều người lui tới. Ông Lại Minh Duy, Giám đốc Công ty Du lịch TST Tourist, cho biết du lịch TP.HCM khó mà cạnh trạnh được với các điểm đến trong khối từ sản phẩm đến giá thành, và bản thân doanh nghiệp cũng chưa thể tìm ra những sản phẩm thực sự khác biệt với các nước trong khối để thu hút khách. “Với việc phát triển thị trường ASEAN, chúng tôi cần sự hợp sức từ cơ quan quản lý để biết bán sản phẩm nào là thích hợp, sản phẩm này đang bị cạnh tranh với ai”, ông Duy chia sẻ. Tuy nhiên, trong vô số những lo ngại và bài toán lớn chưa giải được để nâng cao tính cạnh tranh nhằm thu hút khách nội vùng của nhiều doanh nghiệp thì hiện tại cũng đã có vài công ty đã bắt đầu cho cuộc cạnh tranh mới. Doanh nghiệp đã xây dựng mạng lưới bán rộng lớn hơn trong khu vực, mở thêm văn phòng đại diện cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp để đủ sức cạnh tranh với những công ty nước ngoài, dự kiến sẽ vào Việt Nam nhiều hơn. “Để thắng trong cuộc cạnh tranh này thì không chỉ phòng thủ ở sân nhà mà phải đi ra, phải ra ngoài để giành lấy thị trường. Chúng tôi đã có ba văn phòng ở Singapore, Thái Lan, Campuchia và sẽ mở thêm ở Malaysia, Indonesia - những nước có dân số lớn, thị trường du lịch phát triển tốt để lấy khách”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, cho biết. Du lịch Việt Nam đang dần có sự chủ động hơn trong việc thực hiện 10 nhiệm vụ của khung chính sách phát triển du lịch các nước ASEAN như: chiến lược marketing – truyền thông điểm đến, hạ tầng du lịch thuận tiện, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, thúc đẩy an toàn an ninh điểm đến, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, thúc đẩy đầu tư du lịch và thực hiện du lịch có trách nhiệm. Thuận Phong rong những năm qua, trong khi khách du lịch Việt Nam đến các nước trong khu vực liên tục tăng trưởng, thậm chí nằm trong top những thị trường quốc tế hàng đầu của nhiều nước trong khu vực thì lượng khách từ chiều ngược lại lại giảm, thậm chí giảm rất mạnh so với những năm trước. Kỳ 4: Có phải du lịch Việt Nam “quên” thị trường ASEAN? Khách Lào tham quan TP.HCM - Ảnh tư liệu“Xuất siêu”Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 5 tháng của năm 2019, lượng khách du lịch đến từ một số quốc gia trong khu vực ASEAN có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, lượng du khách đến từ thị trường ASEAN chỉ chiếm khoảng 800.000 lượt đến từ các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Lào và Campuchia. Du khách đến từ thị trường hai nước gồm Myanmar và Brunei có lượng khách đến không đáng kể.Chia sẻ với phóng viên Báo Du lịch, các chuyên gia đều cho rằng, trước đây, thị trường ASEAN thường chiếm khoảng 20% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhưng nay đã giảm xuống. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, một phần do sự tăng trưởng mạnh mẽ của khách Trung Quốc, Hàn Quốc; phần khác do sự sụt giảm của một số thị trường trong khu vực ASEAN.Nhìn lại số liệu của thời gian trước, chúng ta thấy rằng, năm 2011 Campuchia từng là thị trường đứng trong top 5 của du lịch Việt Nam, đem đến hơn 423.000 lượt khách, nhưng đến năm ngoái, lượng khách từ thị trường này giảm gần một nửa, chỉ còn khoảng hơn 200 ngàn lượt, giảm đến 43,8% so với năm trước đó. Khách du lịch đến từ nước Lào đạt 120.000 lượt người, giảm 15,2% so với năm 2017. Những thị trường khác cũng tăng rất ít, thậm chí giảm trong những năm gần đây.So sánh ở chiều ngược lại, theo số liệu từ cơ quan xúc tiến du lịch các nước, lượng khách từ Việt Nam tăng trưởng tốt và được xếp vào nhóm những thị trường quan trọng. Đơn cử như Campuchia và Thái Lan đón trên dưới hai triệu lượt khách mỗi năm nhưng chúng ta chỉ đón khoảng vài trăm ngàn lượt đến từ thị trường này.Rõ ràng, với nhiều nước trong khu vực, khối ASEAN đang trở thành thị trường nguồn đem đến lượng khách lớn. Thậm chí tại Malaysia, tỷ lệ khách ASEAN chiếm đến 76% trong tổng số 26,7 triệu lượt khách quốc tế đến nước này hồi năm ngoái và Việt Nam thì đang “xuất siêu” du khách sang đây.Theo nhiều doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, trong đó có nguyên nhân về tiếp thị, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả... Các chương trình tiếp thị, xây dựng sản phẩm cho du khách ASEAN còn rất ít so với những thị trường mà ngành Du lịch đang xem là trọng điểm như châu Âu, Nhật Bản. Trong khi đó, nhiều nước trong khối như Thái Lan, Singapore, Malaysia đã xem Việt Nam là thị trường chính và từ nhiều năm qua đã thành lập các văn phòng đại diện du lịch để thực hiện các chương trình tiếp thị, hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút khách.Thêm vào đó, còn có một nguyên nhân nữa là doanh nghiệp còn chưa quan tâm lắm đến thị trường này. Cả nước có hơn 2000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhưng có rất ít doanh nghiệp khai thác sâu thị trường ASEAN và số lượng doanh nghiệp có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở những nước này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.Nhiều người cho rằng với tổng dân số của các nước Đông Nam Á chiếm 8.59% dân số toàn thế giới, trên 660 triệu người, cùng với khoảng cách địa lý khá gần, các điều kiện giao thông, nhập cảnh… đều thuận lợi nên việc chúng ta “bỏ quên” thị trường này là điều đáng tiếc cho du lịch Việt Nam.Tưởng dễ mà lại rất khóỞ một khía cạnh khác, Việt Nam đang “xuất siêu” du khách đến các thị trường ASEAN.Theo chia sẻ của bà Trần Bảo Trân, Giám đốc khu vực châu Á, Diễn đàn du lịch thế giới, sức hút và sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam vừa đáp ứng đặc tính du lịch của toàn vùng Đông Nam Á là tâm linh – tính ngưỡng – sinh thái vừa tạo nét rất riêng về văn hóa bản địa ở mỗi vùng miền thể hiện trong giá trị đạo đức và cách sống của mỗi người dân địa phương.Tuy nhiên, để thu hút được dòng khách của các nước ASEAN thì đòi hỏi phải thực hiện nhiều vấn đề. Giám đốc một công ty du lịch tại TP.HCM cho biết lượng khách ASEAN đến Việt Nam qua công ty này đã giảm 5 – 10% do những nguyên nhân như đối tác chê điểm đến ở Việt Nam không mới, giá không cạnh tranh, không hỗ trợ bạn hàng bán tour, ít chương trình tiếp thị nên không phổ biến được đến nhiều người...Ngoài ra, Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều điểm du lịch như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Đặc biệt, từ đầu năm 2017 đến nay, sau khi thị trường chính là Trung Quốc suy giảm, khách chuyển sang du lịch các nước Đông Nam Á khiến sự cạnh tranh càng dữ dội hơn.Thêm vào đó, chúng ta cũng không có thể đáp ứng được yêu cầu của đối tác trong việc cung cấp dịch vụ mặt đất ở mức giá khoảng 120 USD cho tour 4 ngày 3 đêm. Thế nhưng ở Hàn Quốc hay Thái Lan có thể chào được mức giá đó do giá khách sạn thấp, kèm với sự hỗ trợ của chuỗi dịch vụ khép kín từ vận chuyển, các dịch vụ mặt đất đến mua sắm, tham quan…Cộng đồng ASEAN có những nét tương đồng về văn hóa và điều kiện tự nhiên, thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, theo phần tích của các chuyên gia, chính sự tương đồng về nhiều mặt giữa các thị trường đòi hỏi người làm du lịch phải hết sức linh hoạt để tạo những sản phẩm phù hợp, thu hút khách, cạnh tranh với các nước lân cận, cũng như phải thay đổi cách tiếp thị nhằm bắt kịp xu hướng mới.Trước hết, nếu so sánh về giá, mức độ tiện lợi và phong phú trong dịch vụ, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Thái Lan, Singapore hay Malaysia. Giá tour Việt Nam thường cao vì nhiều sản phẩm, dịch vụ trong nước còn mới, thời gian khấu hao chưa nhiều nên chưa thể có giá tốt, chưa kể tới sự thiếu liên kết giữa các ngành liên quan khiến chưa tạo lập được một hệ thống cung cấp dịch vụ có giá tốt.Cửa ngõ hàng không của các nước này cũng có những lợi thế hơn Việt Nam, giúp du khách đi lại thuận tiện hơn, lượng khách nhiều hơn. Họ có nhiều đường bay giúp khách tiết kiệm tiền vé và nhất là tiết kiệm thời gian. Chương trình tour của họ cũng nhiều hơn trong cùng một thời gian hoặc du khách có thể rút ngắn thời gian tour. Họ cũng là những “bậc thầy” về tạo sản phẩm, dịch vụ mới và là “nhà” của hàng loạt trung tâm mua sắm, cửa hiệu, do vậy, nói về những tour tham quan kết hợp mua sắm thông thường, Việt Nam rất khó cạnh tranh.Đó là chưa kể từ trước đến nay, khâu tiếp thị của du lịch Việt Nam luôn bị xem là yếu và chưa theo kịp xu hướng mới, thậm chí là quá ít ỏi với các thị trường gần như ASEAN. Hiện mỗi năm, ngành Du lịch vẫn tham gia gian hàng ở ATF (hội chợ du lịch thường niên của ASEAN) và tổ chức vài roadshow ở ASEAN nhưng vẫn chỉ tập trung vào hình thức B-B (doanh nghiệp - doanh nghiệp). Trong khi đó, bên cạnh B-B, nhiều nước khác đang gia tăng các hoạt động B-C (doanh nghiệp - khách hàng) có sự hỗ trợ của cơ quan xúc tiến du lịch. Trong khi các roadshow của du lịch Việt Nam chỉ diễn ra trong phòng họp ở khách sạn thì nhiều điểm đến khác, người ta tổ chức các sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch, nghệ thuật, kèm cả bán tour trực tiếp ngay tại các trung tâm thương mại nhộn nhịp hay một số điểm công cộng có nhiều người lui tới.Ông Lại Minh Duy, Giám đốc Công ty Du lịch TST Tourist, cho biết du lịch TP.HCM khó mà cạnh trạnh được với các điểm đến trong khối từ sản phẩm đến giá thành, và bản thân doanh nghiệp cũng chưa thể tìm ra những sản phẩm thực sự khác biệt với các nước trong khối để thu hút khách. “Với việc phát triển thị trường ASEAN, chúng tôi cần sự hợp sức từ cơ quan quản lý để biết bán sản phẩm nào là thích hợp, sản phẩm này đang bị cạnh tranh với ai”, ông Duy chia sẻ.Tuy nhiên, trong vô số những lo ngại và bài toán lớn chưa giải được để nâng cao tính cạnh tranh nhằm thu hút khách nội vùng của nhiều doanh nghiệp thì hiện tại cũng đã có vài công ty đã bắt đầu cho cuộc cạnh tranh mới. Doanh nghiệp đã xây dựng mạng lưới bán rộng lớn hơn trong khu vực, mở thêm văn phòng đại diện cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp để đủ sức cạnh tranh với những công ty nước ngoài, dự kiến sẽ vào Việt Nam nhiều hơn.“Để thắng trong cuộc cạnh tranh này thì không chỉ phòng thủ ở sân nhà mà phải đi ra, phải ra ngoài để giành lấy thị trường. Chúng tôi đã có ba văn phòng ở Singapore, Thái Lan, Campuchia và sẽ mở thêm ở Malaysia, Indonesia - những nước có dân số lớn, thị trường du lịch phát triển tốt để lấy khách”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, cho biết.Du lịch Việt Nam đang dần có sự chủ động hơn trong việc thực hiện 10 nhiệm vụ của khung chính sách phát triển du lịch các nước ASEAN như: chiến lược marketing – truyền thông điểm đến, hạ tầng du lịch thuận tiện, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, thúc đẩy an toàn an ninh điểm đến, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, thúc đẩy đầu tư du lịch và thực hiện du lịch có trách nhiệm.Thuận Phong Trở về đầu trang khách du lịch Asean 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10