Bình yên làng Hành Hương Yên Tử Bình yên làng Hành Hương Yên Tử Làng Hành Hương mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 tháng, tuy nhiên hiện đã tạo được ấn tượng tốt đối với du khách khi đến Yên Tử. Làng Hành Hương mang phong cách làng quê Việt với 50 nóc nhà mái ngói ngả màu thời gian, các lớp tường trình đất, tường xây bằng đá ong… nơi đây có đình làng Phượng Vũ, có ngôi chợ quê yên bình, con đường làng lát gạch thẻ xếp nghiêng dọc theo lối đi quanh co… tất cả mang lại cho du khách một cảm giác thân thuộc, xưa cũ, yêu thương. Hồn phách của làng Hành Hương không chỉ thông qua các đường nét kiến trúc mà còn ở các hoạt động văn hóa trong làng. Đến làng, du khách được thưởng lãm các làn điệu ca múa nhạc dân tộc, hát chèo, xẩm, múa bài bông… ở đình làng; thưởng thức các món ăn dân dã nhưng mang đậm nét truyền thống ở chợ quê như: Bánh chưng nếp cẩm, bánh gio, bánh lá gai, bánh cuốn, bánh dày,bánh bột lọc, chè lam, chả mực, măng Yên Tử… và một thứ đồ uống cũng rất đặc trưng của vùng đất này là rượu mơ Yên Tử. Làng cũng còn là chỗ để cho các hộ làm nghề truyền thống phát triển, trưng bày, giới thiệu các sản vật địa phương. Giống như các làng quê Việt, không gian đêm của làng Hành Hương rất yên tĩnh, hầu như chỉ có sự hoạt động nhẹ nhàng, cẩn trọng của một số hộ chế biến ẩm thực truyền thống. Còn các du khách đều chìm vào giấc ngủ say nồng trong những căn phòng nhỏ thiết kế tinh xảo, gắn với những cái tên thân thuộc như hương trầm, hương cau, hương chanh, hương nhài... Từ 4h đến 20h hằng ngày, làng hạn chế các phương tiện ô tô, xe máy đi vào. Cái hay của làng Hành Hương là trong khung cảnh xưa cũ, yên ả, truyền thống ấy dường như vẫn có nét hiện đại, nóng hổi của cuộc sống, khiến cho các du khách dù là người ưa thích thiền hay giới trẻ đều có thể chụp cho mình những tấm hình lưu niệm ở bất kỳ một góc nào của làng. Đã trở thành quen thuộc với du khách thập phương và bản địa, hàng năm cứ vào mồng 10 tháng Giêng âm lịch, Yên Tử lại rộn ràng khai hội xuân. Đây cũng được coi là hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đồng thời góp phần tôn vinh, phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh của khu Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử tới đông đảo du khách trong và ngoài nước. Yên Tử vốn là nơi hàng năm thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiếm bái và cầu bình an, may mắn cho một năm mới. Trải qua thời gian, cảnh quan Yên Tử cũng đã có những nét đổi thay nhưng cơ bản vẫn giữ được nét hoang sơ, vẻ đẹp cổ kính, huyền bí vốn có của nó. Năm nay đến với Yên Tử, du khách không chỉ được chiêm bái vẻ đẹp kỳ vĩ, yên tĩnh của núi rừng hoà quyện với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống chùa, tháp và cõi Thiền mà còn ngỡ ngàng trước những nét mới mẻ tại nơi đây. Nét mới chính tại Hội xuân Yên Tử 2018 chính là dự án Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử đã cơ bản hoàn thành và đưa vào hoạt động để phục vụ du khách. Đây là công trình tọa lạc trên diện tích gần 17ha mang đậm nét văn hóa kiến trúc đời nhà Trần do Kiến trúc sư Bill Bensley thiết kế và giám sát thi công, với tổng trị giá đầu tư lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là nơi diễn ra Lễ hội truyền thống vào sáng nay (25/2, tức mùng 10 âm lịch), Theo công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm, Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử có tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan được mang cảm hứng Thiền và Tâm linh là chủ đạo. Đến với nơi đây, du khách sẽ được khám phá theo hai hành trình. Hành trình LÊN lấy cảm hứng là Đạo, với những trải nghiệm tâm linh. Còn hành trình XUỐNG là Đời với Làng hành hương – cũng là hành trình cuối khi du khách đi Chùa Đồng xuống chân núi. Làng hành hương với các khu lưu trú 3 sao với 75 phòng nghỉ (khoảng 300 giường), khu Chợ quê, khu bán đồ lưu niệm…đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của du khách. Về đêm Làng hành hương còn thu hút sự chú ý của du khách bởi những gian hàng với nhiều sản vật địa phương, chợ quê với những món ăn đậm chất truyền thống cùng những khu nhà rực rỡ ánh đèn…Chưa kể, theo dự kiến, đến tháng 11 âm lịch năm 2018, toàn bộ khu nghỉ dưỡng 5 sao, Cung Trúc Lâm với sức chứa đến 2.500 chỗ và Bảo tàng Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng sẽ được hoàn thiện và đưa vào phục vụ du khách. Một điểm mới nữa của mùa Lễ hội Yên Tử năm nay là, 2 bãi đỗ xe đã được mở rộng với sức chứa rất lớn tại khu vực dốc Hạ Kiệu, cách chân núi Yên Tử khoảng 1km sẽ đáp ứng được tất cả các phương tiện vào Yên Tử. Du khách hoàn toàn có thể hành hương về vùng lõi di tích Yên Tử bằng xe điện hoặc đi bộ. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách và giảm thiểu ùn tắc giao thông, tuyến cáp treo mới từ chùa Hoa Yên lên đến nhà ga số 4 mới (cách chùa Đồng khoảng 520 m) đã được đưa vào hoạt động. Đây cũng là lý do mặc dù lượng khách đổ về Yên Tử trong ngày khai hội hôm nay (25/2, tức mùng 10 âm lịch) nườm nượp nhưng không xảy ra ùn tắc tại ga cáp treo cũng như toàn tuyến. Theo thông tin từ Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (TP Uông Bí), tổng số khách hành hương về Yên Tử trong 5 ngày nghỉ Tết (từ mùng 1 đến hết mùng 5 tháng Giêng âm lịch) là trên 85.000 người. Còn tính từ đầu năm 2018 đến hết 20/2/2018 thì lượng khách đã đạt trên 120.000 người. Phóng viên Dân Trí đã ghi nhận được một vài hình ảnh về những nét mới mẻ tại Yên Tử trong những ngày này.Nguồn: Báo Quảng Ninh Làng Hành Hương mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 tháng, tuy nhiên hiện đã tạo được ấn tượng tốt đối với du khách khi đến Yên Tử. Làng Hành Hương mang phong cách làng quê Việt với 50 nóc nhà mái ngói ngả màu thời gian, các lớp tường trình đất, tường xây bằng đá ong… nơi đây có đình làng Phượng Vũ, có ngôi chợ quê yên bình, con đường làng lát gạch thẻ xếp nghiêng dọc theo lối đi quanh co… tất cả mang lại cho du khách một cảm giác thân thuộc, xưa cũ, yêu thương. Hồn phách của làng Hành Hương không chỉ thông qua các đường nét kiến trúc mà còn ở các hoạt động văn hóa trong làng. Đến làng, du khách được thưởng lãm các làn điệu ca múa nhạc dân tộc, hát chèo, xẩm, múa bài bông… ở đình làng; thưởng thức các món ăn dân dã nhưng mang đậm nét truyền thống ở chợ quê như: Bánh chưng nếp cẩm, bánh gio, bánh lá gai, bánh cuốn, bánh dày,bánh bột lọc, chè lam, chả mực, măng Yên Tử… và một thứ đồ uống cũng rất đặc trưng của vùng đất này là rượu mơ Yên Tử. Làng cũng còn là chỗ để cho các hộ làm nghề truyền thống phát triển, trưng bày, giới thiệu các sản vật địa phương. Giống như các làng quê Việt, không gian đêm của làng Hành Hương rất yên tĩnh, hầu như chỉ có sự hoạt động nhẹ nhàng, cẩn trọng của một số hộ chế biến ẩm thực truyền thống. Còn các du khách đều chìm vào giấc ngủ say nồng trong những căn phòng nhỏ thiết kế tinh xảo, gắn với những cái tên thân thuộc như hương trầm, hương cau, hương chanh, hương nhài... Từ 4h đến 20h hằng ngày, làng hạn chế các phương tiện ô tô, xe máy đi vào. Cái hay của làng Hành Hương là trong khung cảnh xưa cũ, yên ả, truyền thống ấy dường như vẫn có nét hiện đại, nóng hổi của cuộc sống, khiến cho các du khách dù là người ưa thích thiền hay giới trẻ đều có thể chụp cho mình những tấm hình lưu niệm ở bất kỳ một góc nào của làng. Đã trở thành quen thuộc với du khách thập phương và bản địa, hàng năm cứ vào mồng 10 tháng Giêng âm lịch, Yên Tử lại rộn ràng khai hội xuân. Đây cũng được coi là hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đồng thời góp phần tôn vinh, phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh của khu Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử tới đông đảo du khách trong và ngoài nước. Yên Tử vốn là nơi hàng năm thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiếm bái và cầu bình an, may mắn cho một năm mới. Trải qua thời gian, cảnh quan Yên Tử cũng đã có những nét đổi thay nhưng cơ bản vẫn giữ được nét hoang sơ, vẻ đẹp cổ kính, huyền bí vốn có của nó. Năm nay đến với Yên Tử, du khách không chỉ được chiêm bái vẻ đẹp kỳ vĩ, yên tĩnh của núi rừng hoà quyện với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống chùa, tháp và cõi Thiền mà còn ngỡ ngàng trước những nét mới mẻ tại nơi đây. Nét mới chính tại Hội xuân Yên Tử 2018 chính là dự án Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử đã cơ bản hoàn thành và đưa vào hoạt động để phục vụ du khách. Đây là công trình tọa lạc trên diện tích gần 17ha mang đậm nét văn hóa kiến trúc đời nhà Trần do Kiến trúc sư Bill Bensley thiết kế và giám sát thi công, với tổng trị giá đầu tư lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là nơi diễn ra Lễ hội truyền thống vào sáng nay (25/2, tức mùng 10 âm lịch), Theo công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm, Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử có tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan được mang cảm hứng Thiền và Tâm linh là chủ đạo. Đến với nơi đây, du khách sẽ được khám phá theo hai hành trình. Hành trình LÊN lấy cảm hứng là Đạo, với những trải nghiệm tâm linh. Còn hành trình XUỐNG là Đời với Làng hành hương – cũng là hành trình cuối khi du khách đi Chùa Đồng xuống chân núi. Làng hành hương với các khu lưu trú 3 sao với 75 phòng nghỉ (khoảng 300 giường), khu Chợ quê, khu bán đồ lưu niệm…đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của du khách. Về đêm Làng hành hương còn thu hút sự chú ý của du khách bởi những gian hàng với nhiều sản vật địa phương, chợ quê với những món ăn đậm chất truyền thống cùng những khu nhà rực rỡ ánh đèn…Chưa kể, theo dự kiến, đến tháng 11 âm lịch năm 2018, toàn bộ khu nghỉ dưỡng 5 sao, Cung Trúc Lâm với sức chứa đến 2.500 chỗ và Bảo tàng Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng sẽ được hoàn thiện và đưa vào phục vụ du khách. Một điểm mới nữa của mùa Lễ hội Yên Tử năm nay là, 2 bãi đỗ xe đã được mở rộng với sức chứa rất lớn tại khu vực dốc Hạ Kiệu, cách chân núi Yên Tử khoảng 1km sẽ đáp ứng được tất cả các phương tiện vào Yên Tử. Du khách hoàn toàn có thể hành hương về vùng lõi di tích Yên Tử bằng xe điện hoặc đi bộ. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách và giảm thiểu ùn tắc giao thông, tuyến cáp treo mới từ chùa Hoa Yên lên đến nhà ga số 4 mới (cách chùa Đồng khoảng 520 m) đã được đưa vào hoạt động. Đây cũng là lý do mặc dù lượng khách đổ về Yên Tử trong ngày khai hội hôm nay (25/2, tức mùng 10 âm lịch) nườm nượp nhưng không xảy ra ùn tắc tại ga cáp treo cũng như toàn tuyến. Theo thông tin từ Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (TP Uông Bí), tổng số khách hành hương về Yên Tử trong 5 ngày nghỉ Tết (từ mùng 1 đến hết mùng 5 tháng Giêng âm lịch) là trên 85.000 người. Còn tính từ đầu năm 2018 đến hết 20/2/2018 thì lượng khách đã đạt trên 120.000 người. Phóng viên Dân Trí đã ghi nhận được một vài hình ảnh về những nét mới mẻ tại Yên Tử trong những ngày này.Nguồn: Báo Quảng Ninh Trở về đầu trang Yên Tử Làng hành hương đất phật 1 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10