Cận cảnh khu vực điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long sau khi được khai quật Cận cảnh khu vực điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long sau khi được khai quật LĐTĐ -- Việc nhận diện kiến trúc của Hoàng Thành không thể một sớm một chiều mà phải trường kỳ, tỉ mỉ và từng bước. Mỗi một năm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng giới khoa học lại nhận thức đầy đủ thêm một chút diện mạo di tích tại khu vực được khai quật. Các kết quả nghiên cứu năm 2019 về khu vực điện Kính Thiên tại đây đã đem đến những bất ngờ mới, từng bước vén bức màn bí ẩn của Cấm thành Thăng Long, nơi lưu dấu lịch sử lâu dài nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. Năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Đông Bắc nền điện Kính Thiên với tổng diện tích gần 990m2. Kết quả khai quật năm 2019 đã có đóng góp thêm cơ sở khoa học về tính chất, niên đại, quy mô, chức năng và giá trị của các di tích tại Khu vực Chính điện Kính Thiên. Theo PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Trưởng đoàn khai quật, địa tầng hố đào năm 2019 khá dày: Vách Bắc dày 5,05m, vách Nam dày 5,15m - 5,85m, vách Đông dày 5,80m, vách Tây dày 4,25m - 6,10m có đặc điểm giống với các vị trí đã đào trước đây trong khu vực trục Trung tâm Điện Kính Thiên. Tại các vị trí còn tương đối nguyên vẹn, các lớp văn hóa với đặc trưng của 1.300 năm lịch sử hiện diện khá đầy đủ từ thời Nguyễn, thời Lê Trung Hưng, thời Lê Sơ, thời Trần, thời Lý đến thời kỳ tiền Thăng Long. Các nhà khảo cổ đã khai quật được cống nước xây bằng ghạch khá công phụ chạy dọc theo hướng Bắc Nam vào khoảng thế kỷ 8-9, thời Đại La (tiền Thăng Long). Lớp văn hóa này hình thành trực tiếp trên nền đất sinh thổ. Như vậy trước thế kỷ 8-9, ở đây chưa hề có di tích nào. Thời Lý ở hố đào 2017 và 2018 đã xuất hiện các móng cột được gia cố bằng sỏi. Tuy nhiên hố đào 2019 chỉ còn thấy chút ít nền sét nâu vàng thuần không có hiện vật. Có thể nhận thấy lớp sét vàng thời Lý tương tự như ở các khu vực khác đều chồng trực tiếp lên lớp văn hóa thời tiền Thăng Long. Tuy nhiên do sự phá hủy quá mạnh của các giai đoạn sau làm cho di tích thời Lý ở đây bị phá hủy. Gốm men trắng cao cấp thời Lý, thế kỷ 11-13. Sang thời Trần, khu vực này xuất lộ một con lạch nhỏ hình thành tự nhiên chảy theo hướng Đông Tây, dấu tích này đã cắt phá hầu hết các nền đất thời Lý và thời tiền Thăng Long nơi con lạch chạy qua. Ở phía Nam con lạch này có dấu tích kiến trúc cống nước ngầm, cống nước ngầm này chảy theo chiều Bắc Nam có xu hướng thoát nước xuống lạch nước này. Dấu tích kiến trúc Trần khá nhiều nhưng chỉ nhận rõ được 1 dấu tích kiến trúc có ống nước tròn, số còn lại dấu tích quá ít không thể nhận rõ được quy mô. Đến thời Lê Sơ con lạch này được lấp toàn bộ, đồng thời toàn bộ mặt bằng khu vực này được san lấp để xây dựng các kiến trúc móng tường, móng cột. Dấu tích san lấp nền móng thời Lê Sơ xuất hiện trên diện rộng, bao trùm hết cả khu vực hố khai quật. Đĩa hoa lam trang trí rồng thời Lê Sơ, thế kỷ 15-16. Thời Lê Trung Hưng có lớp móng nền có diện tích tương đồng với móng nền thời Lê Sơ, đồng thời mật độ xây dựng nhiều, có hệ thống kiến trúc có móng cột kích thước rất lớn và hệ thống sân vườn khá quy củ. Dấu tích đường đi lát gạch thỏi màu xám. Dấu tích bồn hoa thời Lê Trung Hưng. Dấu tích kiến trúc có móng cột thời Lê Trung Hưng. Gạch thông gió thời Lê Trung Hưng. Thời Nguyễn toàn bộ dấu tích nói trên được san lấp để xây dựng các kiến trúc thời Nguyễn. Lần đầu tiên dấu tích kiến trúc có móng cột thời Nguyễn xuất hiện ở khu vực điện Kính Thiên được xây dựng khá quy mô và cẩn thận. Cuối cùng đến lượt các kiến trúc Nguyễn bị phá hủy thay vào đó là các kiến trúc thời Pháp thuộc và thời hiện đại. Ngói mũi sen thời Nguyễn. Phương Bùi Nguồn: Lao động Thủ Đô LĐTĐ -- Việc nhận diện kiến trúc của Hoàng Thành không thể một sớm một chiều mà phải trường kỳ, tỉ mỉ và từng bước. Mỗi một năm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng giới khoa học lại nhận thức đầy đủ thêm một chút diện mạo di tích tại khu vực được khai quật. Các kết quả nghiên cứu năm 2019 về khu vực điện Kính Thiên tại đây đã đem đến những bất ngờ mới, từng bước vén bức màn bí ẩn của Cấm thành Thăng Long, nơi lưu dấu lịch sử lâu dài nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. Năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Đông Bắc nền điện Kính Thiên với tổng diện tích gần 990m2. Kết quả khai quật năm 2019 đã có đóng góp thêm cơ sở khoa học về tính chất, niên đại, quy mô, chức năng và giá trị của các di tích tại Khu vực Chính điện Kính Thiên. Theo PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Trưởng đoàn khai quật, địa tầng hố đào năm 2019 khá dày: Vách Bắc dày 5,05m, vách Nam dày 5,15m - 5,85m, vách Đông dày 5,80m, vách Tây dày 4,25m - 6,10m có đặc điểm giống với các vị trí đã đào trước đây trong khu vực trục Trung tâm Điện Kính Thiên. Tại các vị trí còn tương đối nguyên vẹn, các lớp văn hóa với đặc trưng của 1.300 năm lịch sử hiện diện khá đầy đủ từ thời Nguyễn, thời Lê Trung Hưng, thời Lê Sơ, thời Trần, thời Lý đến thời kỳ tiền Thăng Long. Các nhà khảo cổ đã khai quật được cống nước xây bằng ghạch khá công phụ chạy dọc theo hướng Bắc Nam vào khoảng thế kỷ 8-9, thời Đại La (tiền Thăng Long). Lớp văn hóa này hình thành trực tiếp trên nền đất sinh thổ. Như vậy trước thế kỷ 8-9, ở đây chưa hề có di tích nào. Thời Lý ở hố đào 2017 và 2018 đã xuất hiện các móng cột được gia cố bằng sỏi. Tuy nhiên hố đào 2019 chỉ còn thấy chút ít nền sét nâu vàng thuần không có hiện vật. Có thể nhận thấy lớp sét vàng thời Lý tương tự như ở các khu vực khác đều chồng trực tiếp lên lớp văn hóa thời tiền Thăng Long. Tuy nhiên do sự phá hủy quá mạnh của các giai đoạn sau làm cho di tích thời Lý ở đây bị phá hủy. Gốm men trắng cao cấp thời Lý, thế kỷ 11-13. Sang thời Trần, khu vực này xuất lộ một con lạch nhỏ hình thành tự nhiên chảy theo hướng Đông Tây, dấu tích này đã cắt phá hầu hết các nền đất thời Lý và thời tiền Thăng Long nơi con lạch chạy qua. Ở phía Nam con lạch này có dấu tích kiến trúc cống nước ngầm, cống nước ngầm này chảy theo chiều Bắc Nam có xu hướng thoát nước xuống lạch nước này. Dấu tích kiến trúc Trần khá nhiều nhưng chỉ nhận rõ được 1 dấu tích kiến trúc có ống nước tròn, số còn lại dấu tích quá ít không thể nhận rõ được quy mô. Đến thời Lê Sơ con lạch này được lấp toàn bộ, đồng thời toàn bộ mặt bằng khu vực này được san lấp để xây dựng các kiến trúc móng tường, móng cột. Dấu tích san lấp nền móng thời Lê Sơ xuất hiện trên diện rộng, bao trùm hết cả khu vực hố khai quật. Đĩa hoa lam trang trí rồng thời Lê Sơ, thế kỷ 15-16. Thời Lê Trung Hưng có lớp móng nền có diện tích tương đồng với móng nền thời Lê Sơ, đồng thời mật độ xây dựng nhiều, có hệ thống kiến trúc có móng cột kích thước rất lớn và hệ thống sân vườn khá quy củ. Dấu tích đường đi lát gạch thỏi màu xám. Dấu tích bồn hoa thời Lê Trung Hưng. Dấu tích kiến trúc có móng cột thời Lê Trung Hưng. Gạch thông gió thời Lê Trung Hưng. Thời Nguyễn toàn bộ dấu tích nói trên được san lấp để xây dựng các kiến trúc thời Nguyễn. Lần đầu tiên dấu tích kiến trúc có móng cột thời Nguyễn xuất hiện ở khu vực điện Kính Thiên được xây dựng khá quy mô và cẩn thận. Cuối cùng đến lượt các kiến trúc Nguyễn bị phá hủy thay vào đó là các kiến trúc thời Pháp thuộc và thời hiện đại. Ngói mũi sen thời Nguyễn.Phương BùiNguồn: Lao động Thủ Đô Trở về đầu trang Điện Kính ThiênHoàng thành Thăng Longkhai quậtkhảo cổ họckinh thành Thăng LongTrung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10