Cáp treo núi Sam Bà Chúa Xứ - dự án du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang Cáp treo núi Sam Bà Chúa Xứ - dự án du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang Được cấp phép từ tháng 6-2016 và tiếp tục được Nhà nước thúc đẩy triển khai trong năm 2017, Khu du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ, Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc được xem là dự án du lịch trọng điểm của tỉnh, bước ngoặt giúp nền công nghiệp không khói của An Giang vươn lên phát triển để tương xứng với thế mạnh sẵn có của mình. Đây là dự án được xây dựng trên quần thể du lịch miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, nơi hàng năm đón trên 6 triệu lượt du khách trong và ngoài nước hành hương, tham quan. Dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh (KDL VHTL) Bà Chúa Xứ, Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc được tỉnh xác định là trọng điểm về du lịch văn hóa tâm linh của địa phương, góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của tỉnh. Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ- Cáp treo Núi Sam nhìn từ hướng Chùa Một Cột trong giai đoạn hoàn thiệnVới tầm ngắm ấy, tỉnh đã nghiên cứu và có giải pháp để quảng bá rộng rãi hơn nữa về KDL VHTL Bà Chúa Xứ, cũng như phát triển thêm các sản phẩm du lịch, phấn đấu nâng tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế, phấn đấu đạt từ 10% trở lên để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bởi thực tế, du khách đến An Giang đông nhưng ở lại ít, sử dụng dịch vụ chưa nhiều. Cụ thể các phương án triển khai là địa phương sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức các tour, tuyến du lịch để thu hút du khách, trong đó chú trọng phát triển đa dạng các dịch vụ du lịch, dịch vụ cáp treo ở núi Sam.Do đã có định hướng là việc triển khai dự án phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đi kèm với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ, nên Bộ Quốc phòng và Quân khu 9 đã đồng ý giao một phần đất quốc phòng chưa sử dụng ở núi Sam để tỉnh xây dựng tuyến cáp treo núi Sam theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác để phát triển, khi cần thiết diện tích đất này vẫn phải được sử dụng vì mục đích quốc phòng-an ninh. Đền Dược Sư đã hoàn thiệnQuy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt ngày 27-12-2017 theo văn bản số 2098/QĐ-TTg. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, Khu DLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cùng với thành phố Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận trở thành một điểm đến quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.Dự án do Công ty TNHH MGA Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng vốn lên đến 486 tỷ đồng cho các hạng mục tâm linh, khu vui chơi giải trí, nhà hàng và hệ thống cáp treo phục vụ du khách nhằm thu hút du khách và làm mới dịch vụ du lịch nơi đây. Theo ông Nguyễn Phi Tiến, chủ đầu tư dự án, dự án gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn I, vốn đầu tư 486 tỷ đồng, gồm các hạng mục: cáp treo, đền một cột, đền thuyết pháp, quảng trường, bãi đậu xe (2ha), khu nhà hàng… dự kiến đưa vào hoạt động trong dịp rằm tháng Giêng 2018. Giai đoạn 2, gồm các công trình: chợ nổi, khách sạn 5 sao, tháp Châu Đốc cao 117m, đền dược sư… sẽ được khánh thành trong năm 2018.Khu DLQG phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800 ngàn lượt khách lưu trú. Đến năm 2030 đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt khách lưu trú; phấn đấu đến năm 2030 danh thu đạt trên 6.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 9.000 lao động trực tiếp. Ông Nguyễn Phi Tiến, TGĐ công ty MGA Việt Nam, chủ đầu tư dự án (góc trái) trình bày với Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân về tiến độ dự án KDL tâm linh Bà chúa Xứ- Cáp treo Núi SamTháng 1-2018, trong chuyến khảo sát thực hiện dự án, bà Võ Thị Ánh Xuân- Bí thư tỉnh ủy An Giang chỉ đạo: “Thành phố Châu Đốc giữ trọng trách phát triển du lịch là mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Để làm được phải nổ lực gấp đôi so với các địa phương khác, nổ lực thay đổi cách làm, tư duy, từ hệ thống chính trị đến người dân. Để du khách đến đây thật sự ấn tượng không chỉ về dịch vụ du lịch mà còn văn hóa địa phương, cách vận hành bộ máy…”Vì vậy, việc đầu tư phát triển KDL VHTL Bà Chúa Xứ - Cáp treo núi Sam là một trong những giải pháp thiết thực để địa phương có thêm sản phẩm du lịch đặc thù. Qua đó, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững.Ông Nguyễn Phi Tiến cho biết thêm: "chúng tôi thực hiện dự án theo quy hoạch tổng thể đã được chính phủ phê duyệt, theo sự đồng thuận và chỉ đạo của tỉnh. Hiện nay, các hạng mục vẫn đang được tiến hành theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, hạng mục Bà Chúa Sứ trên đỉnh núi Sam trong vài ngày tới sẽ họp lấy ý kiến cộng đồng để tiếp tục thi công".Công trình Cáp treo Bà Chúa Sứ Núi Sam hoàn thành không chỉ đáp ứng nhu cầu hành hương cho người dân được thông thoáng, văn minh, hiện đại mà còn nâng tầm du lịch tỉnh nhà. "Sau khi hoàn thiện các hạng mục phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, trong các giai đoạn tiếp theo sẽ tiến hành tái định cư, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương"- ông Tiến nói.PV Được cấp phép từ tháng 6-2016 và tiếp tục được Nhà nước thúc đẩy triển khai trong năm 2017, Khu du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ, Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc được xem là dự án du lịch trọng điểm của tỉnh, bước ngoặt giúp nền công nghiệp không khói của An Giang vươn lên phát triển để tương xứng với thế mạnh sẵn có của mình. Đây là dự án được xây dựng trên quần thể du lịch miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, nơi hàng năm đón trên 6 triệu lượt du khách trong và ngoài nước hành hương, tham quan. Dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh (KDL VHTL) Bà Chúa Xứ, Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc được tỉnh xác định là trọng điểm về du lịch văn hóa tâm linh của địa phương, góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của tỉnh. Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ- Cáp treo Núi Sam nhìn từ hướng Chùa Một Cột trong giai đoạn hoàn thiệnVới tầm ngắm ấy, tỉnh đã nghiên cứu và có giải pháp để quảng bá rộng rãi hơn nữa về KDL VHTL Bà Chúa Xứ, cũng như phát triển thêm các sản phẩm du lịch, phấn đấu nâng tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế, phấn đấu đạt từ 10% trở lên để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bởi thực tế, du khách đến An Giang đông nhưng ở lại ít, sử dụng dịch vụ chưa nhiều. Cụ thể các phương án triển khai là địa phương sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức các tour, tuyến du lịch để thu hút du khách, trong đó chú trọng phát triển đa dạng các dịch vụ du lịch, dịch vụ cáp treo ở núi Sam.Do đã có định hướng là việc triển khai dự án phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đi kèm với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ, nên Bộ Quốc phòng và Quân khu 9 đã đồng ý giao một phần đất quốc phòng chưa sử dụng ở núi Sam để tỉnh xây dựng tuyến cáp treo núi Sam theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác để phát triển, khi cần thiết diện tích đất này vẫn phải được sử dụng vì mục đích quốc phòng-an ninh. Đền Dược Sư đã hoàn thiệnQuy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt ngày 27-12-2017 theo văn bản số 2098/QĐ-TTg. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, Khu DLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cùng với thành phố Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận trở thành một điểm đến quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.Dự án do Công ty TNHH MGA Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng vốn lên đến 486 tỷ đồng cho các hạng mục tâm linh, khu vui chơi giải trí, nhà hàng và hệ thống cáp treo phục vụ du khách nhằm thu hút du khách và làm mới dịch vụ du lịch nơi đây. Theo ông Nguyễn Phi Tiến, chủ đầu tư dự án, dự án gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn I, vốn đầu tư 486 tỷ đồng, gồm các hạng mục: cáp treo, đền một cột, đền thuyết pháp, quảng trường, bãi đậu xe (2ha), khu nhà hàng… dự kiến đưa vào hoạt động trong dịp rằm tháng Giêng 2018. Giai đoạn 2, gồm các công trình: chợ nổi, khách sạn 5 sao, tháp Châu Đốc cao 117m, đền dược sư… sẽ được khánh thành trong năm 2018.Khu DLQG phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800 ngàn lượt khách lưu trú. Đến năm 2030 đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt khách lưu trú; phấn đấu đến năm 2030 danh thu đạt trên 6.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 9.000 lao động trực tiếp. Ông Nguyễn Phi Tiến, TGĐ công ty MGA Việt Nam, chủ đầu tư dự án (góc trái) trình bày với Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân về tiến độ dự án KDL tâm linh Bà chúa Xứ- Cáp treo Núi SamTháng 1-2018, trong chuyến khảo sát thực hiện dự án, bà Võ Thị Ánh Xuân- Bí thư tỉnh ủy An Giang chỉ đạo: “Thành phố Châu Đốc giữ trọng trách phát triển du lịch là mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Để làm được phải nổ lực gấp đôi so với các địa phương khác, nổ lực thay đổi cách làm, tư duy, từ hệ thống chính trị đến người dân. Để du khách đến đây thật sự ấn tượng không chỉ về dịch vụ du lịch mà còn văn hóa địa phương, cách vận hành bộ máy…”Vì vậy, việc đầu tư phát triển KDL VHTL Bà Chúa Xứ - Cáp treo núi Sam là một trong những giải pháp thiết thực để địa phương có thêm sản phẩm du lịch đặc thù. Qua đó, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững.Ông Nguyễn Phi Tiến cho biết thêm: "chúng tôi thực hiện dự án theo quy hoạch tổng thể đã được chính phủ phê duyệt, theo sự đồng thuận và chỉ đạo của tỉnh. Hiện nay, các hạng mục vẫn đang được tiến hành theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, hạng mục Bà Chúa Sứ trên đỉnh núi Sam trong vài ngày tới sẽ họp lấy ý kiến cộng đồng để tiếp tục thi công".Công trình Cáp treo Bà Chúa Sứ Núi Sam hoàn thành không chỉ đáp ứng nhu cầu hành hương cho người dân được thông thoáng, văn minh, hiện đại mà còn nâng tầm du lịch tỉnh nhà. "Sau khi hoàn thiện các hạng mục phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, trong các giai đoạn tiếp theo sẽ tiến hành tái định cư, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương"- ông Tiến nói.PV Trở về đầu trang núi xam bà chúa xứ an giang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10