Thạch Thành là vùng đất có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa đa dạng, phong phú. Du lịch Thạch Thành đang có bước phát triển mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường nguồn thu cho nhân dân.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, du lịch Thạch Thành đã có bước phát triển mạnh, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Lượng khách du lịch đến Thạch Thành ngày một tăng, năm 2018
đón hơn 40.000 lượt khách (trong đó có nhiều khách quốc tế); doanh thu từ các
hoạt động du lịch đạt gần 100 tỷ đồng; hạ tầng phục vụ phát triển lịch ngày
càng được đầu tư, nâng cấp với 21 cơ sở lưu trú du lịch (gồm 02 khách sạn 01
sao và 19 nhà nghỉ), 01 công ty lữ hành quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển mảnh đất và con người Thạch
Thành trong suốt các thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời cổ đại đến nay đã để
lại nhiều dấu ấn và di tích Lịch sử rất quan trọng, đó là:
Di tích Khảo cổ học Hang Con Moong thuộc xã Thành Yên nơi chứng
minh cho quá trình hình thành phát triển và là nơi cư trú của Người Việt cổ
liên tục 7.000 năm và cách ngày nay 13-14 ngàn năm hiện đang được Chính phủ ghi
vào danh sách lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản Văn hóa Thế giới;
Di tích Chiến Khu Ngọc Trạo – Nơi thành lập Đội Du kích Ngọc
Trạo - Tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa, đánh dấu sự trưởng thành của
Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa trong lãnh đạo lực lượng vũ trang đã được
Nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia;
Di tích Đền Phố Cát gắn với tín ngưỡng thờ mẫu của tín ngưỡng
dân gian Việt Nam ... Hiện nay trên địa bàn huyện có 14 di tích lịch sử văn hóa
được công nhận và 78 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, bảo vệ, lưu giữ.
Trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 01 di tích quốc gia và 12 di tích cấp
tỉnh, bao gồm:
1. Hang Con
Moong (Di tích Quốc gia đặc biệt) – Thành Yên
2. Chiến khu
Du kích Ngọc Trạo (Di tích Quốc gia) – Ngọc Trạo
3. Đình Tam
Thánh – Thạch Bình
4. Chùa Vĩnh
Phúc (Chùa Hòa Luật) – Thành Tân
5. Đình Mường
Đòn – Thành Mỹ
6. Đền Phố
Cát – Thành Vân
7. Đền Cô Luồng
(Đền Cây Thị) – Kim Tân
8. Đền Chúa
Thượng – Vân Du
9. Đền Mẫu -
Thạch Bình
10. Nghè Đồi
Sao - Thành Long
11. Đền Tự
Cường - Thành Minh
12. Đình Sồi
- Thành Minh
13. Nghè Phú
Lộc – Thành Hưng
14. Đền Bà
Chúa Bạch – Thành Vân
Đến nay,
toàn huyện có 3 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận, đó là:
Chiến khu du kích Ngọc Trạo – xã Ngọc Trạo, Đền Phố Cát – xã Thành Vân, thác Mây – xã Thạch
Lâm.
Để phát huy tiềm năng, lợi thế, từng bước đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng, huyện đang nghiên cứu lập mới một số quy hoạch
chi tiết các điểm, khu du lịch làm cơ sở cho việc hình thành một số sản phẩm du
lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch
như: - Du lịch sinh thái gắn với
cộng đồng (Khu vực thác Mây – Thạch Lâm, Khu vực thác Voi – Thành Vân).
- Du lịch lịch sử văn hóa, tâm linh (Chiến khu du kích Ngọc
Trạo, Đền Phố Cát, Đình Mường Đòn, Đình Tam Thánh, Đền Mẫu, Chùa Cảnh Yên, Chùa
Vĩnh Phúc Đền Cô Luồng...).
- Du lịch khám phá (hang Con Moong, hang Mang Chiêng, Hang
Lai, Hang Diêm, Hang và Mái đá Mộc Long).
Bên cạnh đó, xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề, cơ sở
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhằm cung ứng sản phẩm lưu niệm phục vụ du
khách, như: Nghề dệt thổ cẩm tại xã Thạch Lâm, Thành Yên; nghề làm Nõ điếu tại
xã Ngọc Trạo; tranh đính hạt cườm, đồ
dùng mây, tre đan tại các xã, thị trấn Vân Du, Thành Vân, Thạch Định, Thành Thọ,
Thành An, Ngọc Trạo.
Xây dựng thương hiệu đặc sản ẩm thực nổi tiếng như: Mía tím
Kim Tân; Cam Vân Du; Gạo nếp hạt cau Thạch Bình; tinh bột nghệ Cucumin Thạch Quảng;
Mật mía Thạch Sơn; Mật ong; dê núi…
Kêu gọi đầu tư tại khu sản xuất nông sản công nghệ cao tại
xã Thành Vân và khu vực phụ cận để giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp, từ
đó hình thành điểm du lịch tham quan vùng cam Vân Du.
Tiếp tục đầu tư trồng cây Thanh Long ruột đỏ, cây ổi tại các
xã Thành Tiến, Thành Tâm từ đó nhân rộng trong toàn huyện, tạo thương hiệu cho
các sản phẩm nông nghiệp của Thạch Thành, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch
cộng đồng.