Di sản Hoàng thành Thăng Long: Khẳng định thêm bề dày lịch sử Di sản Hoàng thành Thăng Long: Khẳng định thêm bề dày lịch sử LĐTĐ - Sau gần một năm khai quật khoảng 1.000 m2 tại khu vực phía Đông Bắc Điện Kính Thiên, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vừa công bố kết quả sơ bộ. Những nghiên cứu mới này cho thấy việc khám phá trong lòng đất Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã không ngừng đem đến cho các nhà nghiên cứu những bất ngờ mới, từng bước vén bức màn bí ẩn của Cấm thành Thăng Long, nơi lưu dấu lịch sử lâu dài nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. Dần sáng tỏ giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La Theo PGS. TS Tống Trung Tín, trưởng đoàn khai quật, địa tầng hố khai quật lần này khá dày, vách Bắc dày 5,05m, vách Nam dày 5,15m – 5,85m, vách Đông dày 5,80m, vách Tây dày 4,25m – 6,10m, có đặc điểm giống với các vị trí đã đào trước đây trong khu vực trục Trung tâm Điện Kính Thiên. Toàn cảnh khu vực khai quật. Tại các vị trí còn tương đối nguyên vẹn, các lớp văn hóa với đặc trưng của 1.300 năm lịch sử hiện diện khá đầy đủ từ thời Nguyễn, thời Lê Trung hưng, thời Lê sơ, thời Trần, thời Lý xuống đến thời kỳ tiền Thăng Long. Các vị trí còn lại, một phần do không thể đào hết đến sinh thổ, phần khác do bị các di tích muộn hơn phá hủy, tầng văn hóa bị phá hủy nghiêm trọng khiến cho các di tích, di vật bị xáo trộn lớn. Vì vậy diễn biến của các lớp văn hóa biến động khác nhau giữa các thời kỳ cũng như giữa các vị trí khác nhau. Nhìn lại toàn bộ hiện trạng tầng văn hóa, di tích, di vật có thể thấy quá trình hình thành di tích trong hố khai quật năm 2019. Cụ thể, lần đầu tiên trong khu vực này các nhà khảo cổ phát hiện một cống nước xây gạch kiên cố thời Đại La, thế kỷ 8-9, chứng minh cho giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La cũng là khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Thành Thăng Long được nhà Lý kế thừa xây dựng trên cơ sở thành Đại La, như trong ghi chép của Chiếu dời đô. Các kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê, thời Lý, thời Trần tiếp tục được phát hiện phía sau nền điện Kính Thiên, chứng tỏ tính chất trung tâm khá đồng đều ở các vị trí đã khai quật trong khu vực này, cũng như tương đồng với toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu và Vườn Hồng đã khai quật trước đây. Thời Lý, các dấu tích kiến trúc không nhiều do bị phá hủy, nhưng việc phát hiện tượng rồng đất nung kích thước rất lớn, cho thấy có thể ở khu vực này có kiến trúc quy mô lớn, quan trọng. Thời Trần, các dấu tích kiến trúc ở đây có quy mô nhỏ. Hiện tượng dấu vết cháy rất nhiều (than tro) gợi đến việc sử sách chép về các cuộc chiến tranh vào cuối thời Trần thế kỷ XIV, khiến cho kinh thành bị phá hủy nhiều lần. Đặc biệt, việc phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc lớn thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng đã gợi lên nhiều giả thiết mới cho các nhà khảo cổ tìm hiểu, nghiên cứu. Có thể nói, nhà Lê sơ đã xây dựng ở đây nhiều công trình quan trọng, thông qua việc phát hiện các dấu tích bó nền trang trí hoa chanh, móng cột gia cố kỹ lưỡng. Thời Lê Trung Hưng hình thành tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía Tây và kiến trúc sân vườn phía Đông. PGS. TS Tống Trung Tín cho biết: Từ dấu tích móng cột này có thể suy đoán đây là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục Ngự đạo Đoan Môn- Kính Thiên. Rất có khả năng đây là kiến trúc “cổng” của một khu cung điện quan trọng khác trong khu vực Trung tâm Cấm thành Thăng Long. Còn theo PGS. TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, phát hiện mới về dấu tích kiến trúc sân vườn thời Lê Trung hưng gồm đường đi và hệ thống bồn hoa nằm dọc hai bên đường là phát hiện quan trọng, minh chứng rõ hơn về trình độ quy hoạch không gian và cảnh quan sân vườn của các công trình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long đương thời. Theo sử cũ trong Hoàng cung Thăng Long có các Vườn Ngự (hay Ngự viên), dành cho nhà vua và hoàng gia dạo chơi, nhưng không có những mô tả cụ thể. Theo đó, phát hiện này gợi cho chúng ta nhiều điều thú vị khi nhận diện và luận bàn về kiến trúc cảnh quan trong chốn Hoàng cung Thăng Long xưa. Cuộc khai quật cũng đã phát lộ nhiều hiện vật ấn tượng như: Đầu ngói ống trang trí hoa sen thời Đinh- Tiền Lê; Những mảnh gốm men trắng cao cấp thời Lý; Mào đầu rồng lớn đất nung thời Lý; Lá đề trang trí chim phượng thời Trần, Gạch in chữ Vĩnh Ninh trường thời Trần; Gạch hộp men xanh, đồ gốm men vẽ rồng năm móng thời Lê sơ; Gạch hộp thông gió trang trí hoa Cúc thời Lê Trung hưng…Những di vật được đánh thức từ lòng đất đã đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc về bàn tay tài hoa và bản sắc văn hóa riêng biệt của cha ông ta. Làm rõ thêm diện mạo khu điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và Kinh Thành Thăng Long nói chung là một khu di tích rộng lớn, phong phú và phức tạp, việc nhận diện kiến trúc của Hoàng Thành không thể một sớm một chiều mà phải trường kỳ, tỉ mỉ và từng bước. Mỗi một năm hai cơ quan nghiên cứu cùng giới khoa học lại nhận thức đầy đủ thêm một chút diện mạo di tích tại khu vực được khai quật. Các kết quả nghiên cứu năm 2019 đã đem lại thêm những nhận thức mới, những giá trị mới mà bước đầu xin nêu một vài giá trị nổi bật nhất năm nay. Thứ nhất, việc phát hiện cống nước gạch kiên cố thời Đại La đã chứng minh cho giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La vẫn là ở khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nhận định này là quan trọng vì nó sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu quy mô thành Đại La. Hiểu quy mô thành Đại La sẽ giúp tìm hiểu quy mô thành Thăng Long thời Lý. Thứ hai, các kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê, thời Lý, thời Trần tiếp tục phân bố ở khu vực sau nền điện Kính Thiên, chứng tỏ tính chất trung tâm khá đồng đều trên toàn bộ các vị trí đã khai quật tại khu vực Trung tâm và cũng tương đồng với toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu và Vườn Hồng. Thời Lý phát hiện di vật tượng rồng đất nung kích thước rất lớn (có phần lớn hơn tượng rồng ở khu 18 Hoàng Diệu) cho thấy có thể có kiến trúc có quy mô lớn, quan trọng thời Lý ở đây. Thời Trần các dấu tích kiến trúc ở đây có quy mô nhỏ. Hiện tượng dấu vết cháy rất nhiều (than tro) gợi đến việc sử sách chép về các cuộc chiến tranh vào cuối thời Trần thế kỷ 14 khiến cho kinh thành bị cháy nhiều lần thành tro bụi. Cuộc khai quật cũng đã phát lộ nhiều hiện vật ấn tượng như: Đầu ngói ống trang trí hoa sen thời Đinh- Tiền Lê; Những mảnh gốm men trắng cao cấp thời Lý; Mào đầu rồng lớn đất nung thời Lý; Lá đề trang trí chim phượng thời Trần, Gạch in chữ Vĩnh Ninh trường thời Trần; Gạch hộp men xanh, đồ gốm men vẽ rồng năm móng thời Lê sơ; Gạch hộp thông gió trang trí hoa Cúc thời Lê Trung hưng…Những di vật được đánh thức từ lòng đất đã đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc về bàn tay tài hoa và bản sắc văn hóa riêng biệt của cha ông ta. Thứ ba, thời Lê Sơ, thời Lê Trung Hưng, các dấu tích đã xuất lộ nhiều gợi lên nhiều giả thiết mới. Thời Lê Sơ có 2 dấu tích bó nền, 1 dấu tích kiến trúc có móng cột. Các dấu tích này phản ánh thời Lê Sơ xây dựng ở đây nhiều công trình quan trọng (dấu tích đất nền màu gạch đỏ và dấu tích dải nền trang trí hoa chanh được gia cố rất cẩn thận). Kiến trúc có móng cột chạy theo hướng Bắc Nam có thể là kiến trúc kiểu hành lang tương tự dấu tích của kiến trúc hành lang ở phía Tây Đoan Môn đã phát hiện năm 2013-2014. Điều này gợi ý về không gian kiến trúc chính điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở phía sau nền điện Kính Thiên có phần thu hẹp lại hơn so với phần phía trước. Thời Lê Trung Hưng hình thành tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía Tây và kiến trúc sân vườn phía Đông. Kiến trúc có móng cột có khả năng là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục Ngự đạo thẳng tới Đoan Môn- Kính Thiên. Rất có khả năng đây là kiến trúc “cổng” của một khu cung điện khác trong khu vực Trung tâm. Theo thư tịch cổ và bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Vậy nếu đúng đây là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu sự bắt đầu của khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục Trung tâm: Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung Hưng. Nhận định chung về kết quả khai quật các nhà khoa học đều đánh giá rằng, cuộc khai quật năm 2019, tiếp nối với các hố khai quật đã thực hiện năm 2017 và 2018 là cuộc khai quật rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu làm sáng rõ hơn về quần thể dấu tích khảo cổ học đã xuất lộ; tiếp tục thu được nhiều phát hiện mới quan trọng, góp phần minh chứng rõ hơn, sâu hơn và toàn diện hơn về các di tích của thời Lê (Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng) ở khu vực này. Các kết quả nghiên cứu chính là tư liệu thêm để khẳng định rằng có nhiều loại hình di tích của các thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau, chứng tỏ khu vực chính tâm của Hoàng thành Thăng Long có lịch sử tồn tại liên tục, lâu dài hơn 1.300 năm không hề đứt đoạn, từ thời Đại La, Đinh - Tiền Lê đến thời Lý, Trần, Lê. Phương Bùi Nguồn: Lao động Thủ Đô LĐTĐ - Sau gần một năm khai quật khoảng 1.000 m2 tại khu vực phía Đông Bắc Điện Kính Thiên, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vừa công bố kết quả sơ bộ. Những nghiên cứu mới này cho thấy việc khám phá trong lòng đất Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã không ngừng đem đến cho các nhà nghiên cứu những bất ngờ mới, từng bước vén bức màn bí ẩn của Cấm thành Thăng Long, nơi lưu dấu lịch sử lâu dài nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. Dần sáng tỏ giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La Theo PGS. TS Tống Trung Tín, trưởng đoàn khai quật, địa tầng hố khai quật lần này khá dày, vách Bắc dày 5,05m, vách Nam dày 5,15m – 5,85m, vách Đông dày 5,80m, vách Tây dày 4,25m – 6,10m, có đặc điểm giống với các vị trí đã đào trước đây trong khu vực trục Trung tâm Điện Kính Thiên. Toàn cảnh khu vực khai quật.Tại các vị trí còn tương đối nguyên vẹn, các lớp văn hóa với đặc trưng của 1.300 năm lịch sử hiện diện khá đầy đủ từ thời Nguyễn, thời Lê Trung hưng, thời Lê sơ, thời Trần, thời Lý xuống đến thời kỳ tiền Thăng Long. Các vị trí còn lại, một phần do không thể đào hết đến sinh thổ, phần khác do bị các di tích muộn hơn phá hủy, tầng văn hóa bị phá hủy nghiêm trọng khiến cho các di tích, di vật bị xáo trộn lớn. Vì vậy diễn biến của các lớp văn hóa biến động khác nhau giữa các thời kỳ cũng như giữa các vị trí khác nhau.Nhìn lại toàn bộ hiện trạng tầng văn hóa, di tích, di vật có thể thấy quá trình hình thành di tích trong hố khai quật năm 2019. Cụ thể, lần đầu tiên trong khu vực này các nhà khảo cổ phát hiện một cống nước xây gạch kiên cố thời Đại La, thế kỷ 8-9, chứng minh cho giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La cũng là khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Thành Thăng Long được nhà Lý kế thừa xây dựng trên cơ sở thành Đại La, như trong ghi chép của Chiếu dời đô. Các kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê, thời Lý, thời Trần tiếp tục được phát hiện phía sau nền điện Kính Thiên, chứng tỏ tính chất trung tâm khá đồng đều ở các vị trí đã khai quật trong khu vực này, cũng như tương đồng với toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu và Vườn Hồng đã khai quật trước đây.Thời Lý, các dấu tích kiến trúc không nhiều do bị phá hủy, nhưng việc phát hiện tượng rồng đất nung kích thước rất lớn, cho thấy có thể ở khu vực này có kiến trúc quy mô lớn, quan trọng. Thời Trần, các dấu tích kiến trúc ở đây có quy mô nhỏ. Hiện tượng dấu vết cháy rất nhiều (than tro) gợi đến việc sử sách chép về các cuộc chiến tranh vào cuối thời Trần thế kỷ XIV, khiến cho kinh thành bị phá hủy nhiều lần. Đặc biệt, việc phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc lớn thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng đã gợi lên nhiều giả thiết mới cho các nhà khảo cổ tìm hiểu, nghiên cứu. Có thể nói, nhà Lê sơ đã xây dựng ở đây nhiều công trình quan trọng, thông qua việc phát hiện các dấu tích bó nền trang trí hoa chanh, móng cột gia cố kỹ lưỡng.Thời Lê Trung Hưng hình thành tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía Tây và kiến trúc sân vườn phía Đông. PGS. TS Tống Trung Tín cho biết: Từ dấu tích móng cột này có thể suy đoán đây là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục Ngự đạo Đoan Môn- Kính Thiên. Rất có khả năng đây là kiến trúc “cổng” của một khu cung điện quan trọng khác trong khu vực Trung tâm Cấm thành Thăng Long. Còn theo PGS. TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, phát hiện mới về dấu tích kiến trúc sân vườn thời Lê Trung hưng gồm đường đi và hệ thống bồn hoa nằm dọc hai bên đường là phát hiện quan trọng, minh chứng rõ hơn về trình độ quy hoạch không gian và cảnh quan sân vườn của các công trình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long đương thời.Theo sử cũ trong Hoàng cung Thăng Long có các Vườn Ngự (hay Ngự viên), dành cho nhà vua và hoàng gia dạo chơi, nhưng không có những mô tả cụ thể. Theo đó, phát hiện này gợi cho chúng ta nhiều điều thú vị khi nhận diện và luận bàn về kiến trúc cảnh quan trong chốn Hoàng cung Thăng Long xưa. Cuộc khai quật cũng đã phát lộ nhiều hiện vật ấn tượng như: Đầu ngói ống trang trí hoa sen thời Đinh- Tiền Lê; Những mảnh gốm men trắng cao cấp thời Lý; Mào đầu rồng lớn đất nung thời Lý; Lá đề trang trí chim phượng thời Trần, Gạch in chữ Vĩnh Ninh trường thời Trần; Gạch hộp men xanh, đồ gốm men vẽ rồng năm móng thời Lê sơ; Gạch hộp thông gió trang trí hoa Cúc thời Lê Trung hưng…Những di vật được đánh thức từ lòng đất đã đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc về bàn tay tài hoa và bản sắc văn hóa riêng biệt của cha ông ta.Làm rõ thêm diện mạo khu điện Kính ThiênHoàng Thành Thăng Long nói riêng và Kinh Thành Thăng Long nói chung là một khu di tích rộng lớn, phong phú và phức tạp, việc nhận diện kiến trúc của Hoàng Thành không thể một sớm một chiều mà phải trường kỳ, tỉ mỉ và từng bước. Mỗi một năm hai cơ quan nghiên cứu cùng giới khoa học lại nhận thức đầy đủ thêm một chút diện mạo di tích tại khu vực được khai quật. Các kết quả nghiên cứu năm 2019 đã đem lại thêm những nhận thức mới, những giá trị mới mà bước đầu xin nêu một vài giá trị nổi bật nhất năm nay.Thứ nhất, việc phát hiện cống nước gạch kiên cố thời Đại La đã chứng minh cho giả thiết khu vực trung tâm của thành Đại La vẫn là ở khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nhận định này là quan trọng vì nó sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu quy mô thành Đại La. Hiểu quy mô thành Đại La sẽ giúp tìm hiểu quy mô thành Thăng Long thời Lý. Thứ hai, các kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê, thời Lý, thời Trần tiếp tục phân bố ở khu vực sau nền điện Kính Thiên, chứng tỏ tính chất trung tâm khá đồng đều trên toàn bộ các vị trí đã khai quật tại khu vực Trung tâm và cũng tương đồng với toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu và Vườn Hồng. Thời Lý phát hiện di vật tượng rồng đất nung kích thước rất lớn (có phần lớn hơn tượng rồng ở khu 18 Hoàng Diệu) cho thấy có thể có kiến trúc có quy mô lớn, quan trọng thời Lý ở đây. Thời Trần các dấu tích kiến trúc ở đây có quy mô nhỏ. Hiện tượng dấu vết cháy rất nhiều (than tro) gợi đến việc sử sách chép về các cuộc chiến tranh vào cuối thời Trần thế kỷ 14 khiến cho kinh thành bị cháy nhiều lần thành tro bụi.Cuộc khai quật cũng đã phát lộ nhiều hiện vật ấn tượng như: Đầu ngói ống trang trí hoa sen thời Đinh- Tiền Lê; Những mảnh gốm men trắng cao cấp thời Lý; Mào đầu rồng lớn đất nung thời Lý; Lá đề trang trí chim phượng thời Trần, Gạch in chữ Vĩnh Ninh trường thời Trần; Gạch hộp men xanh, đồ gốm men vẽ rồng năm móng thời Lê sơ; Gạch hộp thông gió trang trí hoa Cúc thời Lê Trung hưng…Những di vật được đánh thức từ lòng đất đã đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc về bàn tay tài hoa và bản sắc văn hóa riêng biệt của cha ông ta. Thứ ba, thời Lê Sơ, thời Lê Trung Hưng, các dấu tích đã xuất lộ nhiều gợi lên nhiều giả thiết mới. Thời Lê Sơ có 2 dấu tích bó nền, 1 dấu tích kiến trúc có móng cột. Các dấu tích này phản ánh thời Lê Sơ xây dựng ở đây nhiều công trình quan trọng (dấu tích đất nền màu gạch đỏ và dấu tích dải nền trang trí hoa chanh được gia cố rất cẩn thận). Kiến trúc có móng cột chạy theo hướng Bắc Nam có thể là kiến trúc kiểu hành lang tương tự dấu tích của kiến trúc hành lang ở phía Tây Đoan Môn đã phát hiện năm 2013-2014. Điều này gợi ý về không gian kiến trúc chính điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở phía sau nền điện Kính Thiên có phần thu hẹp lại hơn so với phần phía trước.Thời Lê Trung Hưng hình thành tổ hợp kiến trúc có móng cột lớn phía Tây và kiến trúc sân vườn phía Đông. Kiến trúc có móng cột có khả năng là kiến trúc 5 gian 2 chái nằm trên trục Ngự đạo thẳng tới Đoan Môn- Kính Thiên. Rất có khả năng đây là kiến trúc “cổng” của một khu cung điện khác trong khu vực Trung tâm. Theo thư tịch cổ và bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Vậy nếu đúng đây là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu sự bắt đầu của khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục Trung tâm: Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung Hưng.Nhận định chung về kết quả khai quật các nhà khoa học đều đánh giá rằng, cuộc khai quật năm 2019, tiếp nối với các hố khai quật đã thực hiện năm 2017 và 2018 là cuộc khai quật rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu làm sáng rõ hơn về quần thể dấu tích khảo cổ học đã xuất lộ; tiếp tục thu được nhiều phát hiện mới quan trọng, góp phần minh chứng rõ hơn, sâu hơn và toàn diện hơn về các di tích của thời Lê (Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng) ở khu vực này. Các kết quả nghiên cứu chính là tư liệu thêm để khẳng định rằng có nhiều loại hình di tích của các thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau, chứng tỏ khu vực chính tâm của Hoàng thành Thăng Long có lịch sử tồn tại liên tục, lâu dài hơn 1.300 năm không hề đứt đoạn, từ thời Đại La, Đinh - Tiền Lê đến thời Lý, Trần, Lê. Phương Bùi Nguồn: Lao động Thủ Đô Trở về đầu trang Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nộithành Đại La khu điện Kính Thiên 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10