Du lịch tàu biển: Thêm sản phẩm thu hút khách quốc tế hạng sang Du lịch tàu biển: Thêm sản phẩm thu hút khách quốc tế hạng sang Trước Covid-19, bình quân khách du lịch quốc tế tới Việt Nam chi tiêu khoảng 930 USD/người, theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Đây là con số khá khiêm tốn nếu so sánh với Indonesia (1.225 USD), Philippines (1.252 USD) và Thái Lan (1.695 USD)… Ảnh: Saigontourist Travel Có thể thấy, du lịch Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc thu hút du khách quốc tế có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Tại Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển” do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thẳng thắn nhận định: “Chúng ta mới tiếp cận theo cái chúng ta có sẵn, mà chưa tiếp cận theo cái mà du khách cần, vì vậy, ít nhiều thiếu sức thu hút du khách quốc tế”. THỜI ĐIỂM VÀNG CHO VIỆT NAM Khảo sát của UNWTO cho thấy, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ. Đây cũng là lý do khiến du lịch tàu biển được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng, khai thác triệt để. Theo đánh giá của bà Wendy Yamazaki, Phó chủ tịch phụ trách Quan hệ chính phủ, khu vực châu Á của Tập đoàn Royal Caribbean, tiềm năng phát triển loại hình du lịch tàu biển ở khu vực châu Á rất lớn. Tại Đông Nam Á, cùng với Thái Lan và Singapore, Việt Nam là một trong 3 nơi yêu thích của du khách tàu biển quốc tế. Thời gian qua, lượng khách quốc tế đến các thành phố biển ở miền Trung bằng tàu biển tăng nhanh. Từ đầu năm đến nay, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) liên tiếp đón 15 chuyến tàu biển, với hàng ngàn du khách, trong đó có những siêu tàu biển quốc tế, sức chứa lên đến 4.000 khách. Mới đây nhất, vào ngày 13/3/2024, tàu du lịch Arcadia (quốc tịch Bermuda) đã chở hơn 1.700 du khách đến Nha Trang trên hành trình vòng quanh châu Á. Sau khi tham quan các di tích, danh thắng, điểm du lịch của Thành phố, tàu Arcadia rời Nha Trang đến Malaysia. Du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ. Tương tự, tại Thừa Thiên Huế, theo dự báo của Sở Du lịch tỉnh này, trong năm 2024, số lượng tàu biển du lịch cập cảng Chân Mây có thể tăng gấp đôi so với năm 2023, hoặc nhiều hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 40 lượt tàu đăng ký cập cảng Chân Mây vào năm 2024, mỗi chuyến tàu có hàng ngàn hành khách và thuyền viên. Khách tàu biển đến Việt Nam được giới chuyên môn dự báo khá sôi động, trong đó đa phần là tầng lớp trung và thượng lưu, mức chi tiêu cho du lịch khá cao. Những ngày đầu tháng 3/2024, các chuyến tàu biển đưa khách du lịch từ các thị trường Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc… cũng liên tục cập cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng). Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay đã có gần 20 chuyến tàu biển, đưa gần 20.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi tại địa phương này. Đà Nẵng cũng xác định khách du lịch tàu biển sẽ là thị trường khách quốc tế quan trọng, bởi mỗi chuyến tàu cập cảng thường chở theo số lượng khách rất đông, với mức chi tiêu cao. Dự kiến, năm 2024 thành phố sẽ đón 45 chuyến tàu biển. Mới đây, du khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu trên các cruise ship sang trọng sẽ được tặng một chiếc vòng đeo tay xinh xắn. Chiếc vòng tay (sản xuất thủ công) mang mã QR giúp du khách thấy hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng đã được xếp hạng cùng với 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển. Sở Du lịch tỉnh đã phát hành khoảng 2.000 vòng đặt trên các tàu du lịch của hãng tàu Royal Carribbean International. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ đánh giá mức độ hiệu quả để có kế hoạch phát hành thêm khi ước tính khoảng 60 - 70 chuyến tàu khách du lịch quốc tế cập cảng Cái Mép - Thị Vải trong năm 2024. Những tháng đầu năm, các chuyến tàu biển đưa khách du lịch từ các thị trường Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc… liên tục cập cảng Việt Nam. NHIỀU RÀO CẢN CẦN SỚM KHẮC PHỤC Để khai thác dòng khách cao cấp đi du lịch bằng tàu biển, việc đầu tư, cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch là hết sức cần thiết, cần phải chú trọng và đẩy nhanh. Cuối năm 2023, UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo cảng Nha Trang tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp (thời hạn 6 tháng). Ông Bùi Minh Thắng - giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Phương Thắng - cho hay: “Nha Trang vẫn chưa có cảng du lịch chuyên dụng. Nếu không có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng, thành phố sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đón những đoàn khách tàu biển lớn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần sớm đốc thúc việc sửa chữa cảng hiện tại, cũng như bố trí phương án đón khách tàu biển", ông Thắng nói. Năm 2024, Quảng Ninh cũng xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương khi có khoảng 60 tàu khách du lịch lớn đăng ký cập cảng với khoảng 80.000 khách. Để thu hút mạnh hơn nữa dòng khách này, trong năm nay, tỉnh tiếp tục nghiên cứu đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là cảng biển du lịch; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển và làm việc với các đại diện tàu biển, giới thiệu về quy mô và các chính sách xuất nhập cảnh của Quảng Ninh; phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường, kéo dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách, tăng sức cạnh tranh cho điểm đến. Dù vậy, PGS.TS. Phạm Trung Lương, chuyên gia du lịch cho rằng, du lịch tàu biển chưa thực sự phát triển hiệu quả; Việt Nam hiện chưa có cảng chuyên về du lịch biển, chỉ có Hạ Long (Quảng Ninh) là có cầu cảng khách quốc tế. Vì không có cảng chuyên về du lịch biển nên dịch vụ đi kèm cũng còn hạn chế, chưa đồng bộ, không thể giữ chân dòng khách này ở lại qua đêm; khách vẫn có xu hướng xuống tàu tham quan một số điểm rồi sẽ về lại trên tàu. Đồng thời, chính sách visa cũng là rào cản khi thời gian nhập cảnh đi tàu biển còn ngắn, chưa thật linh hoạt; đây là những vấn đề mà ngành cần sớm khắc phục. Vì không có cảng chuyên về du lịch biển nên dịch vụ đi kèm cũng còn hạn chế, chưa đồng bộ. Ở góc độ doanh nghiệp, theo Giám đốc AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt, hiện nhóm khách tàu biển chi tiêu khoảng 100 USD/người cho thời gian trên bờ. Thế nhưng nhưng hiện nay các trung tâm thương mại của Việt Nam mới chỉ tầm trung so với các nước trong khu vực, chưa đủ sức hấp dẫn phân khúc khách quốc tế có mức chi tiêu cao. "Nếu để khách chỉ dạo chơi vài vòng, xem múa rối nước, mua vài món đồ lưu niệm rồi về thì ngành du lịch, thương mại đã bỏ qua doanh thu từ nguồn khách này. Vì vậy, thời gian tới ngành công thương nên đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống siêu thị thành đại siêu thị", ông Đạt hiến kế. Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Lê Hồng Thái thì cho rằng các cơ quan hữu quan cũng cần có chính sách visa thông thoáng. Cụ thể, cải tiến thủ tục nhập xuất cảnh đối với khách du lịch tàu biển theo hướng cấp visa tập thể đối với toàn bộ du khách, qua đó giảm thiểu thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho khách… Tường Bách Nguồn: VnEconomy Trước Covid-19, bình quân khách du lịch quốc tế tới Việt Nam chi tiêu khoảng 930 USD/người, theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Đây là con số khá khiêm tốn nếu so sánh với Indonesia (1.225 USD), Philippines (1.252 USD) và Thái Lan (1.695 USD)… Ảnh: Saigontourist Travel Có thể thấy, du lịch Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc thu hút du khách quốc tế có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Tại Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển” do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thẳng thắn nhận định: “Chúng ta mới tiếp cận theo cái chúng ta có sẵn, mà chưa tiếp cận theo cái mà du khách cần, vì vậy, ít nhiều thiếu sức thu hút du khách quốc tế”. THỜI ĐIỂM VÀNG CHO VIỆT NAM Khảo sát của UNWTO cho thấy, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ. Đây cũng là lý do khiến du lịch tàu biển được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng, khai thác triệt để. Theo đánh giá của bà Wendy Yamazaki, Phó chủ tịch phụ trách Quan hệ chính phủ, khu vực châu Á của Tập đoàn Royal Caribbean, tiềm năng phát triển loại hình du lịch tàu biển ở khu vực châu Á rất lớn. Tại Đông Nam Á, cùng với Thái Lan và Singapore, Việt Nam là một trong 3 nơi yêu thích của du khách tàu biển quốc tế. Thời gian qua, lượng khách quốc tế đến các thành phố biển ở miền Trung bằng tàu biển tăng nhanh. Từ đầu năm đến nay, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) liên tiếp đón 15 chuyến tàu biển, với hàng ngàn du khách, trong đó có những siêu tàu biển quốc tế, sức chứa lên đến 4.000 khách. Mới đây nhất, vào ngày 13/3/2024, tàu du lịch Arcadia (quốc tịch Bermuda) đã chở hơn 1.700 du khách đến Nha Trang trên hành trình vòng quanh châu Á. Sau khi tham quan các di tích, danh thắng, điểm du lịch của Thành phố, tàu Arcadia rời Nha Trang đến Malaysia. Du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ. Tương tự, tại Thừa Thiên Huế, theo dự báo của Sở Du lịch tỉnh này, trong năm 2024, số lượng tàu biển du lịch cập cảng Chân Mây có thể tăng gấp đôi so với năm 2023, hoặc nhiều hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 40 lượt tàu đăng ký cập cảng Chân Mây vào năm 2024, mỗi chuyến tàu có hàng ngàn hành khách và thuyền viên. Khách tàu biển đến Việt Nam được giới chuyên môn dự báo khá sôi động, trong đó đa phần là tầng lớp trung và thượng lưu, mức chi tiêu cho du lịch khá cao. Những ngày đầu tháng 3/2024, các chuyến tàu biển đưa khách du lịch từ các thị trường Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc… cũng liên tục cập cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng). Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay đã có gần 20 chuyến tàu biển, đưa gần 20.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi tại địa phương này. Đà Nẵng cũng xác định khách du lịch tàu biển sẽ là thị trường khách quốc tế quan trọng, bởi mỗi chuyến tàu cập cảng thường chở theo số lượng khách rất đông, với mức chi tiêu cao. Dự kiến, năm 2024 thành phố sẽ đón 45 chuyến tàu biển. Mới đây, du khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu trên các cruise ship sang trọng sẽ được tặng một chiếc vòng đeo tay xinh xắn. Chiếc vòng tay (sản xuất thủ công) mang mã QR giúp du khách thấy hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng đã được xếp hạng cùng với 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển. Sở Du lịch tỉnh đã phát hành khoảng 2.000 vòng đặt trên các tàu du lịch của hãng tàu Royal Carribbean International. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ đánh giá mức độ hiệu quả để có kế hoạch phát hành thêm khi ước tính khoảng 60 - 70 chuyến tàu khách du lịch quốc tế cập cảng Cái Mép - Thị Vải trong năm 2024. Những tháng đầu năm, các chuyến tàu biển đưa khách du lịch từ các thị trường Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc… liên tục cập cảng Việt Nam. NHIỀU RÀO CẢN CẦN SỚM KHẮC PHỤC Để khai thác dòng khách cao cấp đi du lịch bằng tàu biển, việc đầu tư, cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch là hết sức cần thiết, cần phải chú trọng và đẩy nhanh. Cuối năm 2023, UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo cảng Nha Trang tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp (thời hạn 6 tháng). Ông Bùi Minh Thắng - giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Phương Thắng - cho hay: “Nha Trang vẫn chưa có cảng du lịch chuyên dụng. Nếu không có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng, thành phố sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đón những đoàn khách tàu biển lớn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần sớm đốc thúc việc sửa chữa cảng hiện tại, cũng như bố trí phương án đón khách tàu biển", ông Thắng nói. Năm 2024, Quảng Ninh cũng xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương khi có khoảng 60 tàu khách du lịch lớn đăng ký cập cảng với khoảng 80.000 khách. Để thu hút mạnh hơn nữa dòng khách này, trong năm nay, tỉnh tiếp tục nghiên cứu đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là cảng biển du lịch; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển và làm việc với các đại diện tàu biển, giới thiệu về quy mô và các chính sách xuất nhập cảnh của Quảng Ninh; phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường, kéo dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách, tăng sức cạnh tranh cho điểm đến. Dù vậy, PGS.TS. Phạm Trung Lương, chuyên gia du lịch cho rằng, du lịch tàu biển chưa thực sự phát triển hiệu quả; Việt Nam hiện chưa có cảng chuyên về du lịch biển, chỉ có Hạ Long (Quảng Ninh) là có cầu cảng khách quốc tế. Vì không có cảng chuyên về du lịch biển nên dịch vụ đi kèm cũng còn hạn chế, chưa đồng bộ, không thể giữ chân dòng khách này ở lại qua đêm; khách vẫn có xu hướng xuống tàu tham quan một số điểm rồi sẽ về lại trên tàu. Đồng thời, chính sách visa cũng là rào cản khi thời gian nhập cảnh đi tàu biển còn ngắn, chưa thật linh hoạt; đây là những vấn đề mà ngành cần sớm khắc phục. Vì không có cảng chuyên về du lịch biển nên dịch vụ đi kèm cũng còn hạn chế, chưa đồng bộ. Ở góc độ doanh nghiệp, theo Giám đốc AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt, hiện nhóm khách tàu biển chi tiêu khoảng 100 USD/người cho thời gian trên bờ. Thế nhưng nhưng hiện nay các trung tâm thương mại của Việt Nam mới chỉ tầm trung so với các nước trong khu vực, chưa đủ sức hấp dẫn phân khúc khách quốc tế có mức chi tiêu cao. "Nếu để khách chỉ dạo chơi vài vòng, xem múa rối nước, mua vài món đồ lưu niệm rồi về thì ngành du lịch, thương mại đã bỏ qua doanh thu từ nguồn khách này. Vì vậy, thời gian tới ngành công thương nên đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống siêu thị thành đại siêu thị", ông Đạt hiến kế. Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Lê Hồng Thái thì cho rằng các cơ quan hữu quan cũng cần có chính sách visa thông thoáng. Cụ thể, cải tiến thủ tục nhập xuất cảnh đối với khách du lịch tàu biển theo hướng cấp visa tập thể đối với toàn bộ du khách, qua đó giảm thiểu thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho khách… Tường Bách Nguồn: VnEconomy Trở về đầu trang du lịch tàu biển tiêu dùng Vneconomy 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10