“Hai lúa” Việt Nam học người Nhật Bản, Đài Loan làm du lịch nông nghiệp “Hai lúa” Việt Nam học người Nhật Bản, Đài Loan làm du lịch nông nghiệp - Thị trấn Yufuin nằm trên quần đảo Kyushu, Nhật Bản nổi tiếng về du lịch nông nghiệp với tour đạp xe thăm cánh đồng và hái cà chua buổi sáng, du khách được tham gia lễ hội thi hét xuất phát từ cuộc thi của những người nuôi bò xưa, trải nghiệm làm đèn đom đóm từ cọng rơm,… Chiều nay (30/3), Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã phối hợp tổ chức Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam lần thứ 6 - VITM 2018. Hơn 150 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã tham dự hội thảo. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, ở góc độ sinh cảnh, Việt Nam hội tụ đầy đủ 4 phương diện để có thể phát triển du lịch nông nghiệp. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu: “Hiện nay ở Việt Nam, số người làm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số cộng đồng dân cư. Ở góc độ sinh cảnh, chúng ta hội tụ đầy đủ 4 phương diện để có thể phát triển du lịch nông nghiệp bao gồm: cảnh quan sinh thái, phương thức sống, phương thức canh tác, sản phẩm tạo ra từ nông nghiệp độc đáo. Chúng ta có những cánh đồng lúa bát ngát, có những vựa cá da trơn cung cấp hơn 90% sản lượng cá da trơn xuất khẩu trên thế giới. Chúng ta có những cánh đồng hoa tuyệt đẹp ở Đà Lạt, Sa Đéc, Hà Nội, những cánh dừa bạt ngàn ở Bến Tre, Bình Định,… Đó là tài nguyên, nguồn lực quý giá để phát triển du lịch một cách bền vững, thu hút du khách quốc tế, tăng cường sự giao lưu văn hoá”. Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt khẳng định vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, kết nối giữa du lịch và nông nghiệp. “Tại lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đánh giá cao đà tăng trưởng mạnh mẽ, tích cực theo hướng bền vững của du lịch Việt Nam và khu vực trong những năm gần đây. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh: để du lịch phát triển mạnh mẽ, bền vững cần sự chung tay của tất cả mọi người. Là những người làm báo, chúng tôi nhận thức sứ mạng của báo chí”. “Trên trang báo, chúng tôi cũng tăng lượng tin bài giới thiệu đến bạn đọc cả nước về những mô hình du lịch sinh thái ở các địa phương, các mô hình homestay, những trang trại xanh, sạch của nông dân trong cả nước… Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều chuyến đi cho nông dân Việt, tham quan mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái ở một số nước châu Á như mô hình trang trại nuôi vịt, thăm những trang trại hoa lan ở Đài Loan,… Trong ngày 15/4 tới, chúng tôi cũng tổ chức cho đoàn nông dân đến Nhật Bản, giao lưu với một số nông dân, doanh nghiệp Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội hợp tác, tham quan chuỗi siêu thị cây cảnh, gặp gỡ giao lưu với doanh nhân người Nhật gốc Việt Ngô Hùng Lâm. Năm 2003, ông Lâm mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh hoa và cây cảnh. Hiện nay ông đã xây dựng một số siêu thị chuyên về hoa, cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn với diện tích mỗi siêu thị trung bình 5.000m2…”, Tổng Biên tập Lưu Quang Định nhấn mạnh. Một tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc tại Hội thảo. Các đại biểu đã trình bày tham luận về: Xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp tại các làng nông nghiệp truyền thống vùng Ba Vì (Hà Nội), mô hình du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Hồng đang triển khai tại Ninh Bình, mô hình du lịch cộng đồng - kinh nghiệm cho phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam,… Ngoài ra các đại biểu còn đóng góp những giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp. Ông Phan Thế Triều - PGĐ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch An Giang đề xuất những chính sách phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đại diện của Hiệp hội phát triển du lịch nông nghiệp Đài Loan tham dự hội thảo cũng đã giới thiệu kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp ở Đài Loan. Theo đó, các trang trại giải trí ở Đài Loan được chia thành hai loạn đơn giản và tổng hợp. Đối với trang trại tổng hợp, ngoài các hoạt động trải nghiệm, còn có khu vui chơi giải trí, cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú. Ví dụ tại Nông trường chăn nuôi Flying Cow ở thị trấn Thông Tiêu, huyện Miêu Lật, du khách có thể tham gia vắt sữa bò, cho bê con ăn, ngoài ra còn có thể thưởng thức lẩu sữa tươi, đá bào sữa, bánh sữa nướng,… và ngủ qua đêm ở nhà nghỉ, cảm nhận hương sắc thiên nhiên. Người dân mang một số sản phẩm du lịch đặc trưng giới thiệu tại Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường. TS. Vũ Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch - Tổng cục Du lịch chia sẻ câu chuyện về phát triển du lịch ở các khu vực nông thôn và miền núi Nhật Bản. Một trong những điển hình đó là thị trấn Yufuin thuộc tỉnh Oita, nằm trên quần đảo Kyushu - Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng với hình ảnh một làng quê với cánh đồng lúa vàng, vườn trái cây, tắm Osen và trải nghiệm các sự kiện, lễ hội và ẩm thực địa phương. Để phục vụ các cơ sở lưu trú cũng như nhu cầu mua sắm của khách du lịch, người dân địa phương đã phát triển logo và thương hiệu riêng của địa phương, ngoài ra còn thành lập Hội nghiên cứu và phát triển ẩm thực Yufuin. Người dân phát triển các sản phẩm du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp và phong cảnh làng quê như: tour đạp xe thăm đồng và hái cà chua vào buổi sáng; tour du lịch thăm cánh đồng Yufuin bằng tàu hoả, đi xe ngựa thăm làng, tổ chức các sự kiện trải nghiệm độc đáo như: lễ hội thi hét vào tháng 10 xuất phát từ cuộc thi của những người nuôi bò xưa; cho khách trải nghiệm làm đèn đom đóm từ cọng rơm,… Theo TS Vũ Nam, Việt Nam có lợi thế lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, nếu chúng ta biết cách sẽ khai thác một cách có hiệu quả và sáng tạo. Từ kinh nghiệm của nước bạn, có thể lưu ý một số điểm trong việc làm du lịch nông nghiệp như: Các sản phẩm phải sạch, ưu tiên sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; cần phát triển du lịch gắn với sự phát triển cộng đồng ở các khu vực nông thôn, miền núi. Phương Nhung - Thị trấn Yufuin nằm trên quần đảo Kyushu, Nhật Bản nổi tiếng về du lịch nông nghiệp với tour đạp xe thăm cánh đồng và hái cà chua buổi sáng, du khách được tham gia lễ hội thi hét xuất phát từ cuộc thi của những người nuôi bò xưa, trải nghiệm làm đèn đom đóm từ cọng rơm,… Chiều nay (30/3), Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã phối hợp tổ chức Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam lần thứ 6 - VITM 2018. Hơn 150 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã tham dự hội thảo. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, ở góc độ sinh cảnh, Việt Nam hội tụ đầy đủ 4 phương diện để có thể phát triển du lịch nông nghiệp. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu: “Hiện nay ở Việt Nam, số người làm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số cộng đồng dân cư. Ở góc độ sinh cảnh, chúng ta hội tụ đầy đủ 4 phương diện để có thể phát triển du lịch nông nghiệp bao gồm: cảnh quan sinh thái, phương thức sống, phương thức canh tác, sản phẩm tạo ra từ nông nghiệp độc đáo. Chúng ta có những cánh đồng lúa bát ngát, có những vựa cá da trơn cung cấp hơn 90% sản lượng cá da trơn xuất khẩu trên thế giới. Chúng ta có những cánh đồng hoa tuyệt đẹp ở Đà Lạt, Sa Đéc, Hà Nội, những cánh dừa bạt ngàn ở Bến Tre, Bình Định,… Đó là tài nguyên, nguồn lực quý giá để phát triển du lịch một cách bền vững, thu hút du khách quốc tế, tăng cường sự giao lưu văn hoá”. Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt khẳng định vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, kết nối giữa du lịch và nông nghiệp. “Tại lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đánh giá cao đà tăng trưởng mạnh mẽ, tích cực theo hướng bền vững của du lịch Việt Nam và khu vực trong những năm gần đây. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh: để du lịch phát triển mạnh mẽ, bền vững cần sự chung tay của tất cả mọi người. Là những người làm báo, chúng tôi nhận thức sứ mạng của báo chí”. “Trên trang báo, chúng tôi cũng tăng lượng tin bài giới thiệu đến bạn đọc cả nước về những mô hình du lịch sinh thái ở các địa phương, các mô hình homestay, những trang trại xanh, sạch của nông dân trong cả nước… Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều chuyến đi cho nông dân Việt, tham quan mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái ở một số nước châu Á như mô hình trang trại nuôi vịt, thăm những trang trại hoa lan ở Đài Loan,… Trong ngày 15/4 tới, chúng tôi cũng tổ chức cho đoàn nông dân đến Nhật Bản, giao lưu với một số nông dân, doanh nghiệp Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội hợp tác, tham quan chuỗi siêu thị cây cảnh, gặp gỡ giao lưu với doanh nhân người Nhật gốc Việt Ngô Hùng Lâm. Năm 2003, ông Lâm mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh hoa và cây cảnh. Hiện nay ông đã xây dựng một số siêu thị chuyên về hoa, cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn với diện tích mỗi siêu thị trung bình 5.000m2…”, Tổng Biên tập Lưu Quang Định nhấn mạnh. Một tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc tại Hội thảo. Các đại biểu đã trình bày tham luận về: Xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp tại các làng nông nghiệp truyền thống vùng Ba Vì (Hà Nội), mô hình du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Hồng đang triển khai tại Ninh Bình, mô hình du lịch cộng đồng - kinh nghiệm cho phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam,… Ngoài ra các đại biểu còn đóng góp những giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp. Ông Phan Thế Triều - PGĐ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch An Giang đề xuất những chính sách phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đại diện của Hiệp hội phát triển du lịch nông nghiệp Đài Loan tham dự hội thảo cũng đã giới thiệu kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp ở Đài Loan. Theo đó, các trang trại giải trí ở Đài Loan được chia thành hai loạn đơn giản và tổng hợp. Đối với trang trại tổng hợp, ngoài các hoạt động trải nghiệm, còn có khu vui chơi giải trí, cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú. Ví dụ tại Nông trường chăn nuôi Flying Cow ở thị trấn Thông Tiêu, huyện Miêu Lật, du khách có thể tham gia vắt sữa bò, cho bê con ăn, ngoài ra còn có thể thưởng thức lẩu sữa tươi, đá bào sữa, bánh sữa nướng,… và ngủ qua đêm ở nhà nghỉ, cảm nhận hương sắc thiên nhiên. Người dân mang một số sản phẩm du lịch đặc trưng giới thiệu tại Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường. TS. Vũ Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch - Tổng cục Du lịch chia sẻ câu chuyện về phát triển du lịch ở các khu vực nông thôn và miền núi Nhật Bản. Một trong những điển hình đó là thị trấn Yufuin thuộc tỉnh Oita, nằm trên quần đảo Kyushu - Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng với hình ảnh một làng quê với cánh đồng lúa vàng, vườn trái cây, tắm Osen và trải nghiệm các sự kiện, lễ hội và ẩm thực địa phương. Để phục vụ các cơ sở lưu trú cũng như nhu cầu mua sắm của khách du lịch, người dân địa phương đã phát triển logo và thương hiệu riêng của địa phương, ngoài ra còn thành lập Hội nghiên cứu và phát triển ẩm thực Yufuin. Người dân phát triển các sản phẩm du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp và phong cảnh làng quê như: tour đạp xe thăm đồng và hái cà chua vào buổi sáng; tour du lịch thăm cánh đồng Yufuin bằng tàu hoả, đi xe ngựa thăm làng, tổ chức các sự kiện trải nghiệm độc đáo như: lễ hội thi hét vào tháng 10 xuất phát từ cuộc thi của những người nuôi bò xưa; cho khách trải nghiệm làm đèn đom đóm từ cọng rơm,… Theo TS Vũ Nam, Việt Nam có lợi thế lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, nếu chúng ta biết cách sẽ khai thác một cách có hiệu quả và sáng tạo. Từ kinh nghiệm của nước bạn, có thể lưu ý một số điểm trong việc làm du lịch nông nghiệp như: Các sản phẩm phải sạch, ưu tiên sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; cần phát triển du lịch gắn với sự phát triển cộng đồng ở các khu vực nông thôn, miền núi. Phương Nhung Trở về đầu trang hai lúa Việt Nam du lịch nông nghiệp dự án du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10