Hàng không và du lịch hợp tác để phát triển bền vững Hàng không và du lịch hợp tác để phát triển bền vững Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, ngành hàng không và du lịch không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững. Phi công chuẩn bị đưa máy bay cất cánh Hài hòa lợi ích các bên Thị trường hàng không Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trước khi đại dịch bùng phát, nhưng sau đó chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ dịch Covid-19 và đến nay đang dần phục hồi, lấy lại đà phát triển. Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và sẽ hồi phục vào cuối năm 2024. Dự báo, tổng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không năm 2024 ước đạt khoảng 84,2 triệu khách, tăng 15% so với năm 2023 và tăng 6% so với năm 2019. Trong đó, vận chuyển hành khách nội địa đạt khoảng 41,5 triệu khách, tăng 3,3% và tăng 11%; vận chuyển hành khách quốc tế đạt khoảng 42,7 triệu khách, tăng 15,8% và tăng 6,4%. Mặc dù cho có nhiều tín hiệu tích cực nhưng ngành hàng không vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro hiện hữu có thể phát sinh. Đó là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế; bất ổn về chính trị-xã hội các nước trên thế giới; hạn chế về khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng; diễn biến bất lợi về giá nhiên liệu hàng không; sự tăng giá của các nhà cung ứng dịch vụ hay sức ép từ cắt giảm khí thải carbon,... “Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, du lịch và hàng không không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Du lịch - Hàng không Vietravel nói. Xét về du lịch và hàng không thì đây không chỉ đơn thuần là mối quan hệ hợp tác, mà còn là yếu tố quyết định đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Du lịch-Hàng không Vietravel Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của sự liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, du lịch ở mỗi địa phương muốn phát triển cần phải tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Bằng cách hợp tác chặt chẽ, các địa phương có thể tận dụng tối đa tiềm năng du lịch của mình và tạo ra những trải nghiệm du lịch phong phú và đa dạng cho du khách. Việc liên kết này có thể bao gồm chia sẻ tài nguyên du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp giữa các địa phương, xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng du lịch kết nối cũng như thúc đẩy các hoạt động quảng bá và tiếp thị chung. Hơn nữa, việc liên kết này cũng mở ra cơ hội cho việc phát triển du lịch bền vững, khi các địa phương có thể cùng nhau đảm bảo bảo tồn và bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa, đồng thời phân phối lợi ích từ ngành du lịch một cách công bằng và bền vững cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa du lịch và hàng không cần hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích các bên. Đây là mối quan hệ hai chiều, trong đó du lịch mang đến nguồn khách cho hàng không và hàng không tạo đà cho phát triển du lịch. Muốn đi xa, phải đi cùng nhau Theo ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trong ngành du lịch, mối quan hệ, hợp tác giữa công ty lữ hành và hãng hàng không là tất yếu, cùng với các mắt xích quan trọng khác như dịch vụ lưu trú, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, mua sắm... để cùng xây dựng, mở rộng các loại hình sản phẩm du lịch. Trong thực tế, mối quan hệ này đòi hỏi một tư duy chiến lược và toàn diện từ hai phía nhằm tăng cường năng lực thích ứng, linh hoạt với điều kiện và môi trường kinh doanh trong từng giai đoạn. Biển Quy Nhơn, Bình Định Đó là việc đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch vào mùa cao điểm, phân bổ khách hàng trong mùa thấp điểm; đáp ứng nhu cầu và thói quen của khách hàng... Điều này liên quan trực tiếp đến chính sách giá bán, giờ bay, chính sách ưu đãi kích cầu, các gói combo liên kết tại các điểm đến. Bên cạnh đó là năng lực về chuyển đổi số nhằm mở rộng kênh bán, phương thức bán, sàn thương mại điện tử và các biện pháp tiếp thị số; định hướng mang tính chiến lược về các mục tiêu phát triển bền vững trong kinh doanh cũng như trong việc duy trì, phát triển uy tín thương hiệu của các bên,... Để việc liên kết, xúc tiến, quảng bá giữa du lịch và hàng không có hiệu quả lâu dài, các bên cần bảo đảm các yếu tố về chiến lược kinh doanh, năng lực phát triển thị trường nguồn khách và quy mô kênh bán nhằm xác định đúng thị trường cần xúc tiến và đối tượng khách hàng-sản phẩm du lịch phù hợp; cam kết về nguồn lực và chính sách đầu tư dài hạn về phát triển, mở rộng phân khúc thị trường, tần suất, sản phẩm; có chính sách ưu đãi, khuyến mãi, kích cầu áp dụng theo các giai đoạn phù hợp. Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Saigontourist Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Hiệu quả của du lịch không chỉ là doanh thu cho hãng hàng không, cho công ty lữ hành mà còn đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, các điểm tham quan, các điểm mua sắm, các cơ sở cung ứng dịch vụ khác cho khách Du lịch, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho địa phương điểm đến. Quyền lợi cho các cơ sở cung ứng dịch vụ tại địa phương điểm đến là rất lớn. Chi phí chi trả cho các dịch vụ tại địa phương chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành giá tours và tổng chi tiêu của du khách. Việc đánh giá chất lượng tours, ấn tượng của du khách, khả năng lan tỏa thông tin tốt hay xấu cũng như tỷ lệ khách quay trở lại lại phụ thuộc phần lớn vào hạ tầng, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch của địa phương điểm đến. Tuy nhiên thời gian qua, chúng ta chỉ kêu gọi sự hợp tác giữa hàng không và các doanh nghiệp lữ hành và có thể thêm một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại địa phương tham gia mà không kêu gọi tổng thể các bên trong chuỗi cung ứng, các bên được hưởng lợi tham gia. Liên kết hợp tác phát triển du lịch không chỉ của doanh nghiệp hàng không và các công ty du lịch. Sự tham gia của tất cả các bên vào hợp tác, liên kết với những cam kết cụ thể về chính sách giá, chất lượng, ưu đãi, truyền thông, quảng bá sẽ tạo ra một sức mạnh lớn để thu hút phát triển du lịch. Sự hài hòa lợi ích của các bên sẽ là cơ sở để bảo đảm sự ổn định lâu dài. Điều này cần có sự nhận thức đầy đủ của các bên, sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức Hiệp hội chuyên ngành của các địa phương điểm đến, địa phương liên kết. Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours Tô Hà, Thái Linh Nguồn: Báo Nhân Dân Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, ngành hàng không và du lịch không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững. Phi công chuẩn bị đưa máy bay cất cánh Hài hòa lợi ích các bên Thị trường hàng không Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trước khi đại dịch bùng phát, nhưng sau đó chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ dịch Covid-19 và đến nay đang dần phục hồi, lấy lại đà phát triển. Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và sẽ hồi phục vào cuối năm 2024. Dự báo, tổng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không năm 2024 ước đạt khoảng 84,2 triệu khách, tăng 15% so với năm 2023 và tăng 6% so với năm 2019. Trong đó, vận chuyển hành khách nội địa đạt khoảng 41,5 triệu khách, tăng 3,3% và tăng 11%; vận chuyển hành khách quốc tế đạt khoảng 42,7 triệu khách, tăng 15,8% và tăng 6,4%. Mặc dù cho có nhiều tín hiệu tích cực nhưng ngành hàng không vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro hiện hữu có thể phát sinh. Đó là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế; bất ổn về chính trị-xã hội các nước trên thế giới; hạn chế về khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng; diễn biến bất lợi về giá nhiên liệu hàng không; sự tăng giá của các nhà cung ứng dịch vụ hay sức ép từ cắt giảm khí thải carbon,... “Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, du lịch và hàng không không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Du lịch - Hàng không Vietravel nói. Xét về du lịch và hàng không thì đây không chỉ đơn thuần là mối quan hệ hợp tác, mà còn là yếu tố quyết định đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Du lịch-Hàng không Vietravel Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của sự liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, du lịch ở mỗi địa phương muốn phát triển cần phải tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Bằng cách hợp tác chặt chẽ, các địa phương có thể tận dụng tối đa tiềm năng du lịch của mình và tạo ra những trải nghiệm du lịch phong phú và đa dạng cho du khách. Việc liên kết này có thể bao gồm chia sẻ tài nguyên du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp giữa các địa phương, xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng du lịch kết nối cũng như thúc đẩy các hoạt động quảng bá và tiếp thị chung. Hơn nữa, việc liên kết này cũng mở ra cơ hội cho việc phát triển du lịch bền vững, khi các địa phương có thể cùng nhau đảm bảo bảo tồn và bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa, đồng thời phân phối lợi ích từ ngành du lịch một cách công bằng và bền vững cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa du lịch và hàng không cần hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích các bên. Đây là mối quan hệ hai chiều, trong đó du lịch mang đến nguồn khách cho hàng không và hàng không tạo đà cho phát triển du lịch. Muốn đi xa, phải đi cùng nhau Theo ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trong ngành du lịch, mối quan hệ, hợp tác giữa công ty lữ hành và hãng hàng không là tất yếu, cùng với các mắt xích quan trọng khác như dịch vụ lưu trú, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, mua sắm... để cùng xây dựng, mở rộng các loại hình sản phẩm du lịch. Trong thực tế, mối quan hệ này đòi hỏi một tư duy chiến lược và toàn diện từ hai phía nhằm tăng cường năng lực thích ứng, linh hoạt với điều kiện và môi trường kinh doanh trong từng giai đoạn. Biển Quy Nhơn, Bình Định Đó là việc đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch vào mùa cao điểm, phân bổ khách hàng trong mùa thấp điểm; đáp ứng nhu cầu và thói quen của khách hàng... Điều này liên quan trực tiếp đến chính sách giá bán, giờ bay, chính sách ưu đãi kích cầu, các gói combo liên kết tại các điểm đến. Bên cạnh đó là năng lực về chuyển đổi số nhằm mở rộng kênh bán, phương thức bán, sàn thương mại điện tử và các biện pháp tiếp thị số; định hướng mang tính chiến lược về các mục tiêu phát triển bền vững trong kinh doanh cũng như trong việc duy trì, phát triển uy tín thương hiệu của các bên,... Để việc liên kết, xúc tiến, quảng bá giữa du lịch và hàng không có hiệu quả lâu dài, các bên cần bảo đảm các yếu tố về chiến lược kinh doanh, năng lực phát triển thị trường nguồn khách và quy mô kênh bán nhằm xác định đúng thị trường cần xúc tiến và đối tượng khách hàng-sản phẩm du lịch phù hợp; cam kết về nguồn lực và chính sách đầu tư dài hạn về phát triển, mở rộng phân khúc thị trường, tần suất, sản phẩm; có chính sách ưu đãi, khuyến mãi, kích cầu áp dụng theo các giai đoạn phù hợp. Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Saigontourist Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Hiệu quả của du lịch không chỉ là doanh thu cho hãng hàng không, cho công ty lữ hành mà còn đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, các điểm tham quan, các điểm mua sắm, các cơ sở cung ứng dịch vụ khác cho khách Du lịch, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho địa phương điểm đến. Quyền lợi cho các cơ sở cung ứng dịch vụ tại địa phương điểm đến là rất lớn. Chi phí chi trả cho các dịch vụ tại địa phương chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành giá tours và tổng chi tiêu của du khách. Việc đánh giá chất lượng tours, ấn tượng của du khách, khả năng lan tỏa thông tin tốt hay xấu cũng như tỷ lệ khách quay trở lại lại phụ thuộc phần lớn vào hạ tầng, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch của địa phương điểm đến. Tuy nhiên thời gian qua, chúng ta chỉ kêu gọi sự hợp tác giữa hàng không và các doanh nghiệp lữ hành và có thể thêm một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại địa phương tham gia mà không kêu gọi tổng thể các bên trong chuỗi cung ứng, các bên được hưởng lợi tham gia. Liên kết hợp tác phát triển du lịch không chỉ của doanh nghiệp hàng không và các công ty du lịch. Sự tham gia của tất cả các bên vào hợp tác, liên kết với những cam kết cụ thể về chính sách giá, chất lượng, ưu đãi, truyền thông, quảng bá sẽ tạo ra một sức mạnh lớn để thu hút phát triển du lịch. Sự hài hòa lợi ích của các bên sẽ là cơ sở để bảo đảm sự ổn định lâu dài. Điều này cần có sự nhận thức đầy đủ của các bên, sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức Hiệp hội chuyên ngành của các địa phương điểm đến, địa phương liên kết. Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo RedtoursTô Hà, Thái LinhNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Hàng không công ty du lịch du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10