Khát vọng địa phương bảo tồn đình Thà Chỏ Khát vọng địa phương bảo tồn đình Thà Chỏ Đình làng Thà Chỏ, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn thờ hai vị đại thần là Ích Nam Đại Thần và Kỳ Nam Đại Thần, đây là các vị phúc thần thường được thờ tại các đình làng Việt Nam và thờ Phật. Trải qua sự tác động của thiên nhiên và con người, đình làng Thà Chỏ, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc đang xuống cấp trầm trọng, cần được duy tu nâng cấp kịp thời để sớm trả lại vẻ đẹp lịch sử văn hóa vốn có. Gian thờ thần phía ngoài của di tích đình Thà Chỏ Theo lời hướng dẫn của ông Nông Quang Sang, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Yên Trạch, chúng tôi đã tìm về ngôi đình Thà Chỏ tại thôn Yên Thủy I. Ấn tượng đầu tiên là khung cảnh nên thơ của khoảng đất bằng giữa vùng núi non bao bọc quanh ngôi đình khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Cái đằm sâu của nét cổ kính như được khẳng định thêm bởi giá trị cây đa hơn 200 năm tuổi ngay phía trước cửa đình. Thế nhưng, ngôi đình cổ mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi đình đồng bằng Bắc Bộ đã có từ xa xưa này lại hoang tàn đến xót xa và sắp có nguy cơ trở thành phế tích. Ông Hứa Văn Luận, 73 tuổi, người trông coi đình cho biết: “Từ ngày tôi mới sinh ra đã có ngôi đình này rồi, các cụ thân sinh tôi bảo đình thiêng lắm, được làm sớm nhất và to nhất trong vùng này. Đình đã gắn bó với đời sống của người dân Yên Trạch trong các dịp sinh hoạt làng, cúng tế thần linh từ xa xưa. Vậy mà bây giờ lại hoang tàn quá, tôi chỉ mong sao đình làng được khôi phục lại như xưa”. Gian thờ Phật phía sau của di tích đình Thà Chỏ đã xuống cấp nghiêm trọng Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đình Thà Chỏ trước kia thuộc thôn Bản Bảm, xã Yên Trạch, tổng Mai Pha, Phủ Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đình thờ có 6 gian nhà xây bằng gạch đất nung, mái lợp ngói âm dương, đình được xây dựng vào năm Giáp Dần (1854). Trước kia đình có tên gọi khác là đình Bản Bảm, sau do chia cắt địa giới hành chính nên đình được đặt tên là đình Thà Chỏ vì gắn với dòng suối Thà Chỏ. Đình được xây theo hình chữ nhị (=), gian ngoài thờ hai vị đại thần là Ích Nam Đại Thần và Kỳ Nam Đại Thần, đây là các vị phúc thần thường được thờ tại các đình làng Việt Nam, gian phía sau để thờ phật. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì hiện tại, chỉ còn gian phía trước đình là gần như nguyên vẹn, song các bức tường bốn phía của gian này đều để lộ ra nhiều vết nứt dài, phần mái và cửa đã được gia cố tạm thời nhưng khá thô và không đẹp mắt; tầng mái gian phía sau đình gồm các cấu kiện kiến trúc gỗ, các bộ vì, kẻ, xà… đã bị mục rỗng, hư hỏng nặng có nguy cơ đổ sập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Tại gian sau bị hư hỏng, chính quyền địa phương đã phải cảnh báo nguy hiểm và tạm thời đưa bát hương thờ ra phía ngoài đối với những ngày diễn ra lễ hội. Khi hỏi về nguyên nhân tại sao ngôi đình lại bị bỏ hoang nhiều năm, ông Hoàng Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Yên Trạch cho biết: Từ năm 1960, do tác động của chiến tranh, các bức tượng trong đình bị tàn phá, tài liệu về đình cũng bị mất. Sau này, gian phía ngoài của đình được bà con nhân dân thôn Yên Thủy I tu sửa phần mái và sử dụng làm nhà văn hóa thôn và không còn được thờ cúng nữa. Đến cuối năm 2016, chính quyền xã Yên Trạch và các đoàn thể nhân dân trong xã phối hợp với Phòng Văn hóa huyện, Ban quản lý di tích tỉnh rà soát, kiểm tra hiện trạng di tích và đã có báo cáo lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 2018, sau khi xác định được nguồn gốc, đình Thà Chỏ đã được chính quyền xã cho phép mở cửa lại và gắn với lễ hội của xã trong 2 ngày (ngày 22 và 27 tháng Giêng). Hiện nay, di tích đình Thà Chỏ mới được lập hồ sơ trình UBND tỉnh và vẫn đang trong thời gian chờ để được công nhận. Do vậy, việc xin kinh phí tu bổ là chưa thể thực hiện, trong khi đó, địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, do kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích quá ít ỏi… Hiện nay, điều mong mỏi nhất của nhân dân và chính quyền xã Yên Trạch là ngôi đình sớm được trùng tu, tránh nguy cơ bị hủy hoại trong mùa mưa bão sắp tới. Vì vậy, trước mắt, để khôi phục, phát huy giá trị của di tích, ngoài sự vào cuộc của các cấp, ngành thì rất cần sự quan tâm, ủng hộ mọi mặt của cả cộng đồng.TUYẾT MAI Nguồn: Báo Lạng Sơn Đình làng Thà Chỏ, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn thờ hai vị đại thần là Ích Nam Đại Thần và Kỳ Nam Đại Thần, đây là các vị phúc thần thường được thờ tại các đình làng Việt Nam và thờ Phật. Trải qua sự tác động của thiên nhiên và con người, đình làng Thà Chỏ, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc đang xuống cấp trầm trọng, cần được duy tu nâng cấp kịp thời để sớm trả lại vẻ đẹp lịch sử văn hóa vốn có. Gian thờ thần phía ngoài của di tích đình Thà ChỏTheo lời hướng dẫn của ông Nông Quang Sang, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Yên Trạch, chúng tôi đã tìm về ngôi đình Thà Chỏ tại thôn Yên Thủy I. Ấn tượng đầu tiên là khung cảnh nên thơ của khoảng đất bằng giữa vùng núi non bao bọc quanh ngôi đình khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Cái đằm sâu của nét cổ kính như được khẳng định thêm bởi giá trị cây đa hơn 200 năm tuổi ngay phía trước cửa đình. Thế nhưng, ngôi đình cổ mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi đình đồng bằng Bắc Bộ đã có từ xa xưa này lại hoang tàn đến xót xa và sắp có nguy cơ trở thành phế tích.Ông Hứa Văn Luận, 73 tuổi, người trông coi đình cho biết: “Từ ngày tôi mới sinh ra đã có ngôi đình này rồi, các cụ thân sinh tôi bảo đình thiêng lắm, được làm sớm nhất và to nhất trong vùng này. Đình đã gắn bó với đời sống của người dân Yên Trạch trong các dịp sinh hoạt làng, cúng tế thần linh từ xa xưa. Vậy mà bây giờ lại hoang tàn quá, tôi chỉ mong sao đình làng được khôi phục lại như xưa”. Gian thờ Phật phía sau của di tích đình Thà Chỏ đã xuống cấp nghiêm trọngQua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đình Thà Chỏ trước kia thuộc thôn Bản Bảm, xã Yên Trạch, tổng Mai Pha, Phủ Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đình thờ có 6 gian nhà xây bằng gạch đất nung, mái lợp ngói âm dương, đình được xây dựng vào năm Giáp Dần (1854). Trước kia đình có tên gọi khác là đình Bản Bảm, sau do chia cắt địa giới hành chính nên đình được đặt tên là đình Thà Chỏ vì gắn với dòng suối Thà Chỏ. Đình được xây theo hình chữ nhị (=), gian ngoài thờ hai vị đại thần là Ích Nam Đại Thần và Kỳ Nam Đại Thần, đây là các vị phúc thần thường được thờ tại các đình làng Việt Nam, gian phía sau để thờ phật. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì hiện tại, chỉ còn gian phía trước đình là gần như nguyên vẹn, song các bức tường bốn phía của gian này đều để lộ ra nhiều vết nứt dài, phần mái và cửa đã được gia cố tạm thời nhưng khá thô và không đẹp mắt; tầng mái gian phía sau đình gồm các cấu kiện kiến trúc gỗ, các bộ vì, kẻ, xà… đã bị mục rỗng, hư hỏng nặng có nguy cơ đổ sập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Tại gian sau bị hư hỏng, chính quyền địa phương đã phải cảnh báo nguy hiểm và tạm thời đưa bát hương thờ ra phía ngoài đối với những ngày diễn ra lễ hội.Khi hỏi về nguyên nhân tại sao ngôi đình lại bị bỏ hoang nhiều năm, ông Hoàng Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Yên Trạch cho biết: Từ năm 1960, do tác động của chiến tranh, các bức tượng trong đình bị tàn phá, tài liệu về đình cũng bị mất. Sau này, gian phía ngoài của đình được bà con nhân dân thôn Yên Thủy I tu sửa phần mái và sử dụng làm nhà văn hóa thôn và không còn được thờ cúng nữa. Đến cuối năm 2016, chính quyền xã Yên Trạch và các đoàn thể nhân dân trong xã phối hợp với Phòng Văn hóa huyện, Ban quản lý di tích tỉnh rà soát, kiểm tra hiện trạng di tích và đã có báo cáo lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 2018, sau khi xác định được nguồn gốc, đình Thà Chỏ đã được chính quyền xã cho phép mở cửa lại và gắn với lễ hội của xã trong 2 ngày (ngày 22 và 27 tháng Giêng).Hiện nay, di tích đình Thà Chỏ mới được lập hồ sơ trình UBND tỉnh và vẫn đang trong thời gian chờ để được công nhận. Do vậy, việc xin kinh phí tu bổ là chưa thể thực hiện, trong khi đó, địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, do kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích quá ít ỏi… Hiện nay, điều mong mỏi nhất của nhân dân và chính quyền xã Yên Trạch là ngôi đình sớm được trùng tu, tránh nguy cơ bị hủy hoại trong mùa mưa bão sắp tới. Vì vậy, trước mắt, để khôi phục, phát huy giá trị của di tích, ngoài sự vào cuộc của các cấp, ngành thì rất cần sự quan tâm, ủng hộ mọi mặt của cả cộng đồng.TUYẾT MAI Nguồn: Báo Lạng Sơn Trở về đầu trang Đình Thà Chỏ di tích lịch sử xuống cấp nghiêm trọng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10