Kỳ 5: Rác biển… tấn công du khách Kỳ 5: Rác biển… tấn công du khách Khách Nga đến trong thời gian qua đã góp phần vào “kỳ tích” trong việc tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, để tiếp tục thu hút và giữ vững đà tăng trưởng khách Nga nói riêng và khách quốc tế nói chung, Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là giữ môi trường biển: xanh - sạch - đẹp. Không thiếu loại gì Bởi, người Nga khi đến Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung có đặc thù là rất thích và thường lựa chọn điểm đến có biển. Đặc biệt, đối với khách Nga, họ có thể “ở lì” tại một nơi dài ngày (11 – 13 ngày) chỉ để nghỉ dưỡng. Thế nhưng vấn đề đặt ra là nhiều địa phương, biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trao đổi với PV, chị Tara du khách người Nga đến Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết: Bãi biển ở đây thật tuyệt, nó dài xa tít tắp, bãi cát thoai thoải mịn, đi rất êm chân, trong khi đó, nắng lại quá đủ để cho chúng tôi tắm biển. Ngoài ra, điều kiện này cũng lý tưởng để chơi trên biển như bóng chuyền, tập Yoga, GYM, đi dạo, tắm nắng… Anh Alexandra Hasan (du khách Nga) cũng cho rằng: “Chúng tôi được giới thiệu về Việt Nam rất nhiều, nên khi sang đến đây mới hiểu hết được những điều mà các bạn nói. Nó quá tuyệt vời cho những chuyến nghỉ dưỡng của chúng tôi”. Tuy nhiên, khi đặt chân tới Việt Nam, những vị khách này đang cảm thấy khó chịu vì rác thải ở biển. “Điều cần cải thiện là hiện nay rác trên biển đang ngày càng nhiều lên. Chúng tôi tắm biển mà thấy túi ni lông và nhiều thứ khác cứ nổi lềnh bềnh, khiến chúng tôi sợ hãi”, Hasan chia sẻ. “Dù bãi biển có đẹp đến mấy nhưng rác đủ thứ như thế thì khách sẽ lo lắng ngay. Vừa làm mất vệ sinh vừa ảnh hưởng đến sức khỏe cho khách du lịch, do đó, lần sau họ sẽ cân nhắc về việc có quay lại hay không”, Tara nói. Thực tế, PV có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang), trên bãi biển ở thị trấn Dương Đông có rất đông khách Nga vừa tắm biển vừa phơi nắng, thế nhưng, xung quanh đó là rất nhiều loại rác. Từ các phế phẩm của nghề đi biển như chài lưới, thùng xốp, dây thừng… thì còn đó các vật dụng sinh hoạt như túi ni lon, bàn chải, kem đánh răng, vỏ của các gói dầu gội đầu… thậm chí là cả băng vệ sinh trôi lềnh bềnh hết sức nhếch nhác và phản cảm. Hiện ngoài Phú Quốc, rác thải tấn công bãi biển cũng rất nhiều và trở thành nỗi đau đầu với nhiều địa phương khác. “Biển của chúng ta rất đẹp nhưng nhiều khu vực đang bị rác thải tấn công nghiêm trọng. Điển hình như Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa) Mũi Né, (Bình Thuận)… rác, đặc biệt là túi nilon, vật thải bằng nhựa khác rất nhiều”, đại diện một đơn vị đưa khách Nga đến Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho biết. Khách du lịch sẽ tẩy chay Trước tình trạng rác thải tấn công, không chỉ du khách ái ngại mà người dân địa phương cũng chịu không nổi. Mới đây, người dân phản ánh tại Bình Thuận, bãi biển thuộc phường Mũi Né và Hàm Tiến của thành phố Phan Thiết đã ngập rác thải, nhất là ở Mũi Né. Thực tế, tại khu vực Long Sơn – Suối Nước (phường Mũi Né, TP. Phan Thiết), ngoài tình trạng hàng loạt khu du lịch nghỉ dưỡng bỏ hoang đã diễn ra 10 năm nay thì bãi biển cũng ngập… rác thải. Rác thải tấn công vào các bãi biển ở Phú Quốc rất nhiêm trọng Ông Trần Đức Trứ, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết: “Rác thải ở biển hiện nay ngày càng gia tăng cả số lượng và chất liệu, ngắn thì vài tuần mới phân hủy hết nhưng cũng có nhiều loại mất cả triệu năm để phân hủy”. “Ở Việt Nam hiện nay, nhiều khu vực ven biển quy hoạch khu vực đổ rác thải chưa phù hợp với người dân, ngay cả những địa điểm du lịch, lượng thùng rác cũng không đáp ứng dẫn đến người dân xả thải bừa bãi. Thêm vào đó là các tàu, thuyền, thuyền thúng của ngư dân nhỏ lẻ hầu như không được trang bị thùng rác dẫn đến người dân xả thẳng ra biển luôn. Và nguy cơ ô nhiễm biển ngày càng tăng”, ông Trứ cho hay. Thống kê từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho thấy: Mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới (sau các quốc gia: Trung Quốc, Indonesia và Philippines). Về nguồn gốc, theo ông Nguyễn Lê Tuấn, Viện trưởng Viện Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo thì 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương và rất nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ nên bị chết, dẫn đến sinh cảnh bị phá hủy. Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Hiện nay, các biển và bãi biển của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng nề, đặc biệt là rác thải nhựa. Rác thải khắp nơi đổ ra biển đang làm cho tình hình du lịch trở nên bức bách, nếu chúng ta không có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với tình trạng này thì không lâu nữa bãi biển của chúng ta sẽ bị khách du lịch tẩy chay”. Phong VânNguồn Du lịch Việt Nam Khách Nga đến trong thời gian qua đã góp phần vào “kỳ tích” trong việc tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, để tiếp tục thu hút và giữ vững đà tăng trưởng khách Nga nói riêng và khách quốc tế nói chung, Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là giữ môi trường biển: xanh - sạch - đẹp. Không thiếu loại gìBởi, người Nga khi đến Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung có đặc thù là rất thích và thường lựa chọn điểm đến có biển. Đặc biệt, đối với khách Nga, họ có thể “ở lì” tại một nơi dài ngày (11 – 13 ngày) chỉ để nghỉ dưỡng. Thế nhưng vấn đề đặt ra là nhiều địa phương, biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.Trao đổi với PV, chị Tara du khách người Nga đến Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết: Bãi biển ở đây thật tuyệt, nó dài xa tít tắp, bãi cát thoai thoải mịn, đi rất êm chân, trong khi đó, nắng lại quá đủ để cho chúng tôi tắm biển. Ngoài ra, điều kiện này cũng lý tưởng để chơi trên biển như bóng chuyền, tập Yoga, GYM, đi dạo, tắm nắng…Anh Alexandra Hasan (du khách Nga) cũng cho rằng: “Chúng tôi được giới thiệu về Việt Nam rất nhiều, nên khi sang đến đây mới hiểu hết được những điều mà các bạn nói. Nó quá tuyệt vời cho những chuyến nghỉ dưỡng của chúng tôi”.Tuy nhiên, khi đặt chân tới Việt Nam, những vị khách này đang cảm thấy khó chịu vì rác thải ở biển. “Điều cần cải thiện là hiện nay rác trên biển đang ngày càng nhiều lên. Chúng tôi tắm biển mà thấy túi ni lông và nhiều thứ khác cứ nổi lềnh bềnh, khiến chúng tôi sợ hãi”, Hasan chia sẻ.“Dù bãi biển có đẹp đến mấy nhưng rác đủ thứ như thế thì khách sẽ lo lắng ngay. Vừa làm mất vệ sinh vừa ảnh hưởng đến sức khỏe cho khách du lịch, do đó, lần sau họ sẽ cân nhắc về việc có quay lại hay không”, Tara nói.Thực tế, PV có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang), trên bãi biển ở thị trấn Dương Đông có rất đông khách Nga vừa tắm biển vừa phơi nắng, thế nhưng, xung quanh đó là rất nhiều loại rác. Từ các phế phẩm của nghề đi biển như chài lưới, thùng xốp, dây thừng… thì còn đó các vật dụng sinh hoạt như túi ni lon, bàn chải, kem đánh răng, vỏ của các gói dầu gội đầu… thậm chí là cả băng vệ sinh trôi lềnh bềnh hết sức nhếch nhác và phản cảm.Hiện ngoài Phú Quốc, rác thải tấn công bãi biển cũng rất nhiều và trở thành nỗi đau đầu với nhiều địa phương khác. “Biển của chúng ta rất đẹp nhưng nhiều khu vực đang bị rác thải tấn công nghiêm trọng. Điển hình như Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa) Mũi Né, (Bình Thuận)… rác, đặc biệt là túi nilon, vật thải bằng nhựa khác rất nhiều”, đại diện một đơn vị đưa khách Nga đến Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho biết.Khách du lịch sẽ tẩy chayTrước tình trạng rác thải tấn công, không chỉ du khách ái ngại mà người dân địa phương cũng chịu không nổi. Mới đây, người dân phản ánh tại Bình Thuận, bãi biển thuộc phường Mũi Né và Hàm Tiến của thành phố Phan Thiết đã ngập rác thải, nhất là ở Mũi Né. Thực tế, tại khu vực Long Sơn – Suối Nước (phường Mũi Né, TP. Phan Thiết), ngoài tình trạng hàng loạt khu du lịch nghỉ dưỡng bỏ hoang đã diễn ra 10 năm nay thì bãi biển cũng ngập… rác thải. Rác thải tấn công vào các bãi biển ở Phú Quốc rất nhiêm trọngÔng Trần Đức Trứ, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết: “Rác thải ở biển hiện nay ngày càng gia tăng cả số lượng và chất liệu, ngắn thì vài tuần mới phân hủy hết nhưng cũng có nhiều loại mất cả triệu năm để phân hủy”.“Ở Việt Nam hiện nay, nhiều khu vực ven biển quy hoạch khu vực đổ rác thải chưa phù hợp với người dân, ngay cả những địa điểm du lịch, lượng thùng rác cũng không đáp ứng dẫn đến người dân xả thải bừa bãi. Thêm vào đó là các tàu, thuyền, thuyền thúng của ngư dân nhỏ lẻ hầu như không được trang bị thùng rác dẫn đến người dân xả thẳng ra biển luôn. Và nguy cơ ô nhiễm biển ngày càng tăng”, ông Trứ cho hay.Thống kê từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho thấy: Mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới (sau các quốc gia: Trung Quốc, Indonesia và Philippines).Về nguồn gốc, theo ông Nguyễn Lê Tuấn, Viện trưởng Viện Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo thì 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương và rất nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ nên bị chết, dẫn đến sinh cảnh bị phá hủy.Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Hiện nay, các biển và bãi biển của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng nề, đặc biệt là rác thải nhựa. Rác thải khắp nơi đổ ra biển đang làm cho tình hình du lịch trở nên bức bách, nếu chúng ta không có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với tình trạng này thì không lâu nữa bãi biển của chúng ta sẽ bị khách du lịch tẩy chay”.Phong VânNguồn Du lịch Việt Nam Trở về đầu trang rác biển ô nhiễm Phú Quốc tẩy chay 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10