Kỳ cuối: Để khai thác bền vững khách đến từ thị trường Nga… Kỳ cuối: Để khai thác bền vững khách đến từ thị trường Nga… Như đã đề cập ở các kỳ trước, khách Nga đến có thời gian lưu trú dài ngày và chi tiêu cao, đặc biệt, Việt Nam đang là một trong những điểm đến được lựa chọn nhiều. Do đó, việc bảo vệ và khai thác bền vững khách Nga trong dòng chảy chung của việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Việt Nam đang là một trong những lựa chọn có xu hướng tăng đối với dòng khách đến từ Nga. Những việc cần làm ngay Bàn về các giải pháp nhằm thu hút và đón, phục vụ tốt khách từ thị trường Nga, TS. Nguyễn Minh Hoàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Vấn đề hiện nay là phải cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, để giảm thời gian chờ đợi của khách khi đặt chân xuống các cảng hàng không, tránh để tình trạng như vừa rồi. Hơn nữa, khách xuống sân bay, đang mệt mỏi, ngoài nhân viên của các hãng lữ hành thì nhân viên thực thi công vụ tại các cảng, hải quan, bảo vệ… cũng cần phải nở nụ cười. Những người này sẽ làm cho khách dễ chịu hay khó chịu… cũng bắt đầu từ đây”. Đồng thời, chuyên gia này cũng cho rằng, bên cạnh cải thiện cơ sở hạ tầng hàng không, tránh để quá tải thì cũng cần kết nối đường bộ nhanh hơn, để khách có thể đến các điểm đến nhanh nhất. Bởi, từ Nga bay sang Việt Nam là một quãng đường rất dài, (thường từ 10 giờ bay), vì thế, việc di chuyển từ sân bay về các điểm mất thêm nhiều thời gian thì khách sẽ rất mệt mỏi, dẫn tới ngán chuyến đi. Bên cạnh đó, đại diện một đơn vị lữ hành hành chuyên đón khách Nga đến Việt Nam tại TP.HCM cho biết, vấn đề sống còn là phải phải bảo vệ môi trường. “Bảo vệ môi trường không chỉ cho riêng khách Nga (và khách du lịch nói chung) mà còn là bảo vệ môi trường sống cho chính cư dân địa phương, bảo vệ cuộc sống của chúng ta và giữ gìn và phát huy tốt di sản cho thế hệ mai sau”, vị này khuyến nghị. Thực tế, câu chuyện ô nhiễm trên đảo Phú Quốc, khi nước thải công nghiệp đổ ra biển đen ngòm cũng được một số tờ báo của Nga đăng khiến nhiều du khách lo ngại. Hãng thông tấn Sputnik cho hay: “Trên đảo Phú Quốc, từ cửa sông Dương Đông xuôi phía Nam mấy cây số đến Bãi Trường là bãi cát đẹp và dài nhất đảo. Chiều 4/5 trên Fanpage Phu Quoc expats & locals @ Social society đăng clip dài 12 giây của bà Yeji Lee (Seoul, Hàn Quốc) kèm dòng chữ (tạm dịch): “Ngay lúc này tại Bãi Trường. Tôi đến đây vì một bờ biển sạch sẽ nhưng bây giờ đành kết thúc kỳ nghỉ vì dòng nước thải công nghiệp thế này”. Tiếp đó, du khách Nga Valentin Zubkov cũng đăng bức ảnh chụp miệng cống ngày 5/5 kèm dòng chữ (tạm dịch): “Đây là một cái ống khổng lồ… Thật là điên rồ khi chủ sở hữu thứ rác rưởi này làm với môi trường, cũng không có bất kỳ kiểm soát nào của chính quyền. Phá hủy thiên đường rất đơn giản, chúng ta chỉ cần vài người ngu ngốc”. Gấp rút chuẩn bị nguồn nhân lực Ông Nguyễn Trần Văn Khánh, đại diện một hãng lữ hành tại TP.HCM cũng khuyến nghị: “Hiện nay cần phải chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn và ở cấp quốc gia đối với lĩnh vực du lịch, nhằm bảo vệ dòng khách Nga. Đặc biệt là tránh tình trạng buông lỏng quản lý để hướng dẫn viên chui, tour chui, người nước ngoài làm du lịch không phép, trái phép…”. Sau mỗi chuyến đi khách thường có các bài viết hoặc chia sẻ ý kiến, do đó, phải làm họ hài lòng Hơn nữa, “phải có phương án nhằm xung đột các thị trường khách đến. Khách nào cũng là khách, chúng ta phải đón tiếp, phục vụ chu đáo nhưng phải hài hòa. Tôi từng đến một resort ở Cam Ranh, tuy nhiên, khi bước vào lễ tân bắt buộc phải đeo một cái vòng trên cổ tay, kể cả trẻ em. Lý do là nhằm phân biệt và ngăn chặn người ở các nơi khác đến ăn ké, đặc biệt là khách Trung Quốc”, ông Khánh cho biết thêm. Trước thực trạng này, các địa phương đón khách Nga cũng đã và đang lên các phương án nhằm bảo vệ khách du lịch nói chung, trong đó có khách Nga. Trong báo cáo mới đây, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức tuyên truyền phổ biến hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch”. “Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực, tính hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch qua tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa qua các chuyến bay thuê bao tại cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Mặt khác, sẽ tăng cường công tác quản lý đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quản lý điều kiện tối thiểu cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức, khai thác hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh”, ông Trung cho hay. Đồng thời, để thu hút khách Nga, các địa phương, ngoài như Khánh Hòa, Kiên Giang… cũng cần phải tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến nhằm giới thiệu điểm đến thu hút du khách. Điển hình như Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… cần phối hợp với Tổng cục Du lịch để tổ chức các chuyến Famtrip, đưa doanh nghiệp lữ hành Nga đến gặp gỡ, trao đổi, từ đó, có các phương án chuẩn bị thu hút khách được tốt hơn. Hiện nay một số thị trường như Khánh Hòa, Kiên Giang đang cho thấy lượng khách quốc tế nói chung và khách Nga đến có dấu hiệu quá tải, do đó, khách sẽ tìm đến các điểm đến mới. Đây cũng là cơ hội cho các địa phương khác trong việc thu hút khách Nga, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất theo các chuyên gia vẫn là đội ngũ nhân lực phục vụ cho khách đến từ thị trường này. Thực tiễn cho thấy, hiện nay có rất ít người học tiếng Nga để phục vụ du lịch và các địa phương như Khánh Hòa, Kiên Giang đang thiếu người biết tiếng Nga (và các điều kiện khác) để phục vụ khách Nga. Trước tình trạng này, hiện nhiều địa phương đang lên phương án để để tăng cường nhân lực trong việc phục vụ khách đến thị trường Nga. Theo nguồn tin riêng của PV cho biết, một số địa phương đang ấp ủ kiến nghị cho phép người nước ngoài được cấp thẻ hướng dẫn viên tiếng Nga, với những điều kiện nhất định. Ví như những người này đã và đang sinh sống, làm việc trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam có thời hạn 5 năm trở lên, biết tiếng Việt, được đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên và được sát hạch… thì có thể được cấp thẻ hoạt động trong thời hạn 1 đến 2 năm. Theo chúng tôi, trong bối cảnh khách du lịch quốc tế đến tăng, trong đó, có nhiều thị trường ít hoặc không sử dụng tiếng Anh (như khách Nga) hay các thị trường mới thì phải có cơ chế để đào tạo đội ngũ phục vụ du lịch chuyên nghiệp. Câu chuyện hướng dẫn viên là bài học nhãn tiền hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa thể giải quyết. Nay hướng du lịch đang tốt lên thì còn đó: cơ sở lưu trú, vai trò của người dân địa phương đến các hệ thống tuyến, điểm… sẽ là những thách thức rất lớn của ngành Du lịch. Năng lực phục vụ khách luôn sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống một cách tốt nhất, có như thế mới phát triển bền vững, còn không thì sẽ vỡ trận, khách đến nhiều mà lo. Phong Vân Nguồn: Du lịch Việt Nam Như đã đề cập ở các kỳ trước, khách Nga đến có thời gian lưu trú dài ngày và chi tiêu cao, đặc biệt, Việt Nam đang là một trong những điểm đến được lựa chọn nhiều. Do đó, việc bảo vệ và khai thác bền vững khách Nga trong dòng chảy chung của việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Việt Nam đang là một trong những lựa chọn có xu hướng tăng đối với dòng khách đến từ Nga.Những việc cần làm ngayBàn về các giải pháp nhằm thu hút và đón, phục vụ tốt khách từ thị trường Nga, TS. Nguyễn Minh Hoàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Vấn đề hiện nay là phải cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, để giảm thời gian chờ đợi của khách khi đặt chân xuống các cảng hàng không, tránh để tình trạng như vừa rồi. Hơn nữa, khách xuống sân bay, đang mệt mỏi, ngoài nhân viên của các hãng lữ hành thì nhân viên thực thi công vụ tại các cảng, hải quan, bảo vệ… cũng cần phải nở nụ cười. Những người này sẽ làm cho khách dễ chịu hay khó chịu… cũng bắt đầu từ đây”.Đồng thời, chuyên gia này cũng cho rằng, bên cạnh cải thiện cơ sở hạ tầng hàng không, tránh để quá tải thì cũng cần kết nối đường bộ nhanh hơn, để khách có thể đến các điểm đến nhanh nhất. Bởi, từ Nga bay sang Việt Nam là một quãng đường rất dài, (thường từ 10 giờ bay), vì thế, việc di chuyển từ sân bay về các điểm mất thêm nhiều thời gian thì khách sẽ rất mệt mỏi, dẫn tới ngán chuyến đi.Bên cạnh đó, đại diện một đơn vị lữ hành hành chuyên đón khách Nga đến Việt Nam tại TP.HCM cho biết, vấn đề sống còn là phải phải bảo vệ môi trường. “Bảo vệ môi trường không chỉ cho riêng khách Nga (và khách du lịch nói chung) mà còn là bảo vệ môi trường sống cho chính cư dân địa phương, bảo vệ cuộc sống của chúng ta và giữ gìn và phát huy tốt di sản cho thế hệ mai sau”, vị này khuyến nghị.Thực tế, câu chuyện ô nhiễm trên đảo Phú Quốc, khi nước thải công nghiệp đổ ra biển đen ngòm cũng được một số tờ báo của Nga đăng khiến nhiều du khách lo ngại. Hãng thông tấn Sputnik cho hay: “Trên đảo Phú Quốc, từ cửa sông Dương Đông xuôi phía Nam mấy cây số đến Bãi Trường là bãi cát đẹp và dài nhất đảo. Chiều 4/5 trên Fanpage Phu Quoc expats & locals @ Social society đăng clip dài 12 giây của bà Yeji Lee (Seoul, Hàn Quốc) kèm dòng chữ (tạm dịch): “Ngay lúc này tại Bãi Trường. Tôi đến đây vì một bờ biển sạch sẽ nhưng bây giờ đành kết thúc kỳ nghỉ vì dòng nước thải công nghiệp thế này”.Tiếp đó, du khách Nga Valentin Zubkov cũng đăng bức ảnh chụp miệng cống ngày 5/5 kèm dòng chữ (tạm dịch): “Đây là một cái ống khổng lồ… Thật là điên rồ khi chủ sở hữu thứ rác rưởi này làm với môi trường, cũng không có bất kỳ kiểm soát nào của chính quyền. Phá hủy thiên đường rất đơn giản, chúng ta chỉ cần vài người ngu ngốc”.Gấp rút chuẩn bị nguồn nhân lựcÔng Nguyễn Trần Văn Khánh, đại diện một hãng lữ hành tại TP.HCM cũng khuyến nghị: “Hiện nay cần phải chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn và ở cấp quốc gia đối với lĩnh vực du lịch, nhằm bảo vệ dòng khách Nga. Đặc biệt là tránh tình trạng buông lỏng quản lý để hướng dẫn viên chui, tour chui, người nước ngoài làm du lịch không phép, trái phép…”. Sau mỗi chuyến đi khách thường có các bài viết hoặc chia sẻ ý kiến, do đó, phải làm họ hài lòngHơn nữa, “phải có phương án nhằm xung đột các thị trường khách đến. Khách nào cũng là khách, chúng ta phải đón tiếp, phục vụ chu đáo nhưng phải hài hòa. Tôi từng đến một resort ở Cam Ranh, tuy nhiên, khi bước vào lễ tân bắt buộc phải đeo một cái vòng trên cổ tay, kể cả trẻ em. Lý do là nhằm phân biệt và ngăn chặn người ở các nơi khác đến ăn ké, đặc biệt là khách Trung Quốc”, ông Khánh cho biết thêm.Trước thực trạng này, các địa phương đón khách Nga cũng đã và đang lên các phương án nhằm bảo vệ khách du lịch nói chung, trong đó có khách Nga. Trong báo cáo mới đây, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức tuyên truyền phổ biến hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch”.“Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực, tính hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch qua tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa qua các chuyến bay thuê bao tại cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Mặt khác, sẽ tăng cường công tác quản lý đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quản lý điều kiện tối thiểu cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức, khai thác hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh”, ông Trung cho hay.Đồng thời, để thu hút khách Nga, các địa phương, ngoài như Khánh Hòa, Kiên Giang… cũng cần phải tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến nhằm giới thiệu điểm đến thu hút du khách. Điển hình như Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… cần phối hợp với Tổng cục Du lịch để tổ chức các chuyến Famtrip, đưa doanh nghiệp lữ hành Nga đến gặp gỡ, trao đổi, từ đó, có các phương án chuẩn bị thu hút khách được tốt hơn.Hiện nay một số thị trường như Khánh Hòa, Kiên Giang đang cho thấy lượng khách quốc tế nói chung và khách Nga đến có dấu hiệu quá tải, do đó, khách sẽ tìm đến các điểm đến mới. Đây cũng là cơ hội cho các địa phương khác trong việc thu hút khách Nga, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất theo các chuyên gia vẫn là đội ngũ nhân lực phục vụ cho khách đến từ thị trường này.Thực tiễn cho thấy, hiện nay có rất ít người học tiếng Nga để phục vụ du lịch và các địa phương như Khánh Hòa, Kiên Giang đang thiếu người biết tiếng Nga (và các điều kiện khác) để phục vụ khách Nga. Trước tình trạng này, hiện nhiều địa phương đang lên phương án để để tăng cường nhân lực trong việc phục vụ khách đến thị trường Nga.Theo nguồn tin riêng của PV cho biết, một số địa phương đang ấp ủ kiến nghị cho phép người nước ngoài được cấp thẻ hướng dẫn viên tiếng Nga, với những điều kiện nhất định. Ví như những người này đã và đang sinh sống, làm việc trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam có thời hạn 5 năm trở lên, biết tiếng Việt, được đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên và được sát hạch… thì có thể được cấp thẻ hoạt động trong thời hạn 1 đến 2 năm.Theo chúng tôi, trong bối cảnh khách du lịch quốc tế đến tăng, trong đó, có nhiều thị trường ít hoặc không sử dụng tiếng Anh (như khách Nga) hay các thị trường mới thì phải có cơ chế để đào tạo đội ngũ phục vụ du lịch chuyên nghiệp. Câu chuyện hướng dẫn viên là bài học nhãn tiền hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa thể giải quyết. Nay hướng du lịch đang tốt lên thì còn đó: cơ sở lưu trú, vai trò của người dân địa phương đến các hệ thống tuyến, điểm… sẽ là những thách thức rất lớn của ngành Du lịch.Năng lực phục vụ khách luôn sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống một cách tốt nhất, có như thế mới phát triển bền vững, còn không thì sẽ vỡ trận, khách đến nhiều mà lo.Phong Vân Nguồn: Du lịch Việt Nam Trở về đầu trang Khách Nga du lịch Việt Nam 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10