Lập dự án đầu tư xây dựng resort khu du lịch sinh thái nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đang phát triển mạnh ngành dịch vụ mũi nhọn của địa phương thực hiện dự án, phù hợp với quy luật phát triển của đất nước.
Việc đầu tư xây dựng khu du lịch sinh xuất phát từ nhu cầu thị trường,
kịp thời bù đắp cho ngành dịch vụ du lịch đang phát triển của khu vực.
Dự án được triển khai kịp thời sẽ tạo điều kiện để ngành du lịch địa
phương phát triển mạnh mẽ hơn trên con đường hội nhập.
I. Mục tiêu lập dự án đầu tư xây dựng resort khu du lịch sinh thái
Tận dụng những lợi thế của địa điểm: Việc xây dựng một
dự án dịch vụ du lịch sinh thái, văn hoá thể thao, nghỉ dưỡng có dấu ấn
tri thức tạo ra được sản phẩm là một dự án mang điểm nhấn hội đủ các yếu
tố sạch đẹp có không gian văn hóa truyền thống, có hiệu quả kinh tế góp
phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường
du lịch theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
Phát triển hệ sinh thái tự nhiên: Tận dụng khai thác
các nguồn cây xanh trong khu du lịch. Áp dụng những kỹ thuật của các
nghệ nhân đem về lai tạo, nhân giống nhằm tạo ra Khu du lịch nghỉ dưỡng
sinh thái với mảng rừng cây xanh mọi miền và vườn cây quý. Sử dụng bãi
đất trống đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất, phát triển hệ thống
sinh thái đa dạng, bảo đảm tính bền vững của dự án, phù hợp xu thế, phù
hợp chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sử dụng những tri thức: khả năng kinh nghiệm về quy
hoạch, kiến trúc và quản lý mang phong cách kinh doanh doanh mới, hiện
đại để tạo ra được những công trình có giá trị, mang tính hiện đại, kết
hợp phong cách riêng thu hút được nguồn du khách, hoạch định được định
hướng hoạt động kết nối các địa phương ngoài tỉnh, quốc tế. Tạo ra công
trình mang biểu tượng đặc trưng của địa phương, một Khu du lịch nghỉ
dưỡng sinh thái xanh sạch đẹp, và là công trình mang tính điển hình
trong định hướng có đầy đủ các tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng
cao của du khách trong và ngoài nước về chất lượng cũng như số lượng
phục vụ nhằm thu hút khách du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng.
Kết gắn, liên kết và thúc đẩy sự phát triển Du lịch:
Đối với những địa danh và thế mạnh của địa phương, đồng thời tạo cơ sở
hạ tầng phát triển ngành du lịch đối với địa điểm đầu tư. Góp phần đóng
góp vào nguồn ngân sách, tạo việc làm ổn định và lâu dài cho một lượng
lớn lao động trong vùng, thúc đẩy thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa
phương.
II. Mục đích lập dự án đầu tư xây dựng resort khu du lịch sinh thái:
-
Tạo ra sản phẩm du lịch mới trong khu vực.
-
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và nghỉ dưỡng tại khu vực.
-
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên địa bàn.
-
Tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
-
Hình thức đầu tư: Dự án được thực hiện theo mô hình xã hội hóa đầu tư; hình thức đầu tư BOO (Xây dựng – sở hữu – kinh doanh).
-
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
III. Các tiêu chuẩn khi đầu tư xây dựng resort khu du lịch sinh thái tại Việt Nam
Dự án Đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
-
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
-
TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
-
TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
-
TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;
-
TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
-
TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
-
TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
-
TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
-
TCVN-62:1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
-
TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
-
TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
-
TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
-
TCXD 33-1985: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài; công trình - tiêu chuẩn thiết kế;
-
TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
-
TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
-
TCXD 188-1996: Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;
-
TCVN 4474-1987: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
-
TCVN 4473:1988: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
-
TCVN 5673:1992: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
-
TCVN 4513-1998: Cấp nước trong nhà;
-
TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
-
TCVN 188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
-
TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
-
TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
-
TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
-
11TCN 19-84: Đường dây điện;
-
11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
-
TCVN 5828-1994: Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;
-
TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
-
TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
-
TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
-
TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng;
-
EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
Việc đầu tư đổi mới ngành dịch vụ du lịch ngoài những hiệu quả kinh tế
tài chính thì việc mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cũng là một yếu tố
quan trọng, cụ thể như sau:
-
Đáp ứng nhu cầu đang phát triển của ngành trên địa điểm đã được cộng đồng khách du lịch trong và ngoài nước công nhận.
-
Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi
thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước; từ thuế giá trị gia tăng kể từ khi
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; Đóng góp vào nhà nước từ tiền thuê đất
cho cả đời dự án.
-
Tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động trực tiếp của dự án và nhiều lao động xã hội khác.