Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.
Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa, Thái Nguyên
Theo
đó, tổng diện tích lập quy hoạch là 197 ha, thuộc địa bàn các xã Phú
Đình, Điềm Mặc, Định Biên, Bảo Linh, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên và các khu vực cảnh quan, di tích phụ cận có liên quan.
Mục
tiêu của Quy hoạch là nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích
lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, góp phần hình thành điểm thăm
quan về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt
Nam, điểm du lịch văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh Thái Nguyên và vùng
Việt Bắc.
Theo
định hướng quy hoạch, chuyển chức năng Bảo tàng ATK thành Nhà trưng bày
di tích Bác Hồ ở và làm việc trong giai đoạn 1948-1954 tại đồi Tỉn Keo,
dành cho trưng bày các hiện vật, các tài liệu, tác phẩm liên quan đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các hoạt động của Người trong thời gian ở và làm
việc tại đây.
Khu
vực Di tích Bác Hồ ở Khuôn Tát (gồm cây đa, đoạn suối Khuôn Tát, nhà
sàn và hầm ở đồi Nà Đình) sẽ được bảo tồn nguyên trạng cấu trúc không
gian, cảnh quan đoạn suối Khuôn Tát. Bảo tồn rừng di tích trên đồi Nà
Đình. Tu bổ, phục hồi các điểm di tích: Lán trạm gác, lán bảo vệ, giúp
việc và họp, lán bếp, giếng nước dưới chân đồi, nơi buộc ngựa…
Đối với di tích nơi ở và làm việc đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khau Tý, xóm Bản Quyên: Bảo tồn các công trình di
tích đã được phục hồi (nhà ở và làm việc của Bác Hồ, lán bếp, hầm trú
ẩn). Bảo tồn cảnh quan rừng cọ, đồi chè trên đồi thuộc khu di tích, đặc
biệt là các cây xanh có giá trị và ý nghĩa lịch sử như rặng dâm bụt, cây
trám, cây đa…
Đối
với di tích Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương
Đảng làm việc giai đoạn 1947-1949 tại Phụng Hiển, sẽ xây dựng lại bia
tưởng niệm; tôn tạo cảnh quan di tích, sân vườn, đường dạo; trồng bổ
sung cây xanh và xây dựng mới một số công trình phụ trợ…
Đồng
thời, tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chủ đạo dựa
trên tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa sẵn có của khu vực,
gồm: Tham quan di tích văn hóa - lịch sử, di chỉ khảo cổ, du lịch sinh
thái, du lịch tìm hiểu văn hóa bản địa; các sản phẩm du lịch gắn với các
giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Khuyến khích các sản
phẩm du lịch do người dân địa phương tổ chức quản lý và khai thác theo
hướng mỗi bản, mỗi điểm di tích một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Vũ Phương Nhi