Tìm giải pháp phát triển du lịch biển đảo Việt Nam Tìm giải pháp phát triển du lịch biển đảo Việt Nam Du lịch biển đảo đã được xác định là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam. Và để du lịch biển đảo Việt Nam phát triển, cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo ở Việt Nam, qua đó, các địa phương sẽ khai thác và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp. Quang cảnh hội thảo Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp. Trong khuôn khổ của Hội chợ Du lịch quốc tế VITM năm 2022, chiều 9/12, tại Đà Nẵng diễn ra hội thảo Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp. Đây được xem là hội thảo quan trọng nhất nhằm tìm ra các giải pháp thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, cho biết, thời gian vừa qua, các hoạt động du lịch biển đảo đã chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn 2010-2019, lượng khách đến các địa phương ven biển tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước với 13,6%/năm đối với khách quốc tế và 12,3% đối với khách nội địa. Chỉ tính riêng năm 2019 đã đạt trên 34 triệu lượt khách quốc tế và 145,6 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt 508 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 67,3% của cả nước. Có thể thấy rằng, du lịch biển phát triển đã có phần đóng góp lớn cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, cũng như của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân địa phương ven biển. Do gặp nhiều khó khăn nên tàu du lịch Trưng Trắc vận chuyển tuyến Đà Nẵng-Lý Sơn hiện tạm dừng hoạt động. Du lịch và dịch vụ biển được xác định là ngành kinh tế biển đến năm 2030 phát triển thành công và đột phá theo thứ tự ưu tiên hàng đầu như đã đề ra tại Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 22/12/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045”. Đồng thời, du lịch biển đảo đã được xác định là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam, điều này đã được khẳng định trong Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Và vị thế, vai trò của phát triển du lịch biển đảo tiếp tục được khẳng định là một trong những nội dung góp phần hình thành các khu kinh tế biển trọng điểm tại Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Làm rõ các tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển tại các địa phương khu vực miền trung, nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo cho rằng, du lịch biển, đảo ở Việt Nam chưa thực sự được phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của đất nước. Với đường bờ biển dài, đến nay, Việt Nam chưa có đội tàu du lịch biển nào, cơ sở hạ tầng như các cảng tàu du lịch còn rất thiếu thốn. Do vậy, phát triển du lịch biển đảo nói chung và phát triển du lịch tàu biển nói riêng ở Việt Nam trở thành một nhu cầu cấp bách. Để phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam, cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo ở Việt Nam, qua đó, các địa phương sẽ khai thác và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp. Tăng tính liên kết và phát huy thế mạnh của du lịch Việt Nam, khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo của Việt Nam trong thời gian tới. Anh Đào Nguồn: Báo Nhân Dân Du lịch biển đảo đã được xác định là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam. Và để du lịch biển đảo Việt Nam phát triển, cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo ở Việt Nam, qua đó, các địa phương sẽ khai thác và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp. Quang cảnh hội thảo Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp. Trong khuôn khổ của Hội chợ Du lịch quốc tế VITM năm 2022, chiều 9/12, tại Đà Nẵng diễn ra hội thảo Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp. Đây được xem là hội thảo quan trọng nhất nhằm tìm ra các giải pháp thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, cho biết, thời gian vừa qua, các hoạt động du lịch biển đảo đã chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn 2010-2019, lượng khách đến các địa phương ven biển tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước với 13,6%/năm đối với khách quốc tế và 12,3% đối với khách nội địa. Chỉ tính riêng năm 2019 đã đạt trên 34 triệu lượt khách quốc tế và 145,6 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt 508 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 67,3% của cả nước. Có thể thấy rằng, du lịch biển phát triển đã có phần đóng góp lớn cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, cũng như của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân địa phương ven biển.Do gặp nhiều khó khăn nên tàu du lịch Trưng Trắc vận chuyển tuyến Đà Nẵng-Lý Sơn hiện tạm dừng hoạt động. Du lịch và dịch vụ biển được xác định là ngành kinh tế biển đến năm 2030 phát triển thành công và đột phá theo thứ tự ưu tiên hàng đầu như đã đề ra tại Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 22/12/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045”. Đồng thời, du lịch biển đảo đã được xác định là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam, điều này đã được khẳng định trong Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Và vị thế, vai trò của phát triển du lịch biển đảo tiếp tục được khẳng định là một trong những nội dung góp phần hình thành các khu kinh tế biển trọng điểm tại Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Làm rõ các tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển tại các địa phương khu vực miền trung, nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo cho rằng, du lịch biển, đảo ở Việt Nam chưa thực sự được phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của đất nước. Với đường bờ biển dài, đến nay, Việt Nam chưa có đội tàu du lịch biển nào, cơ sở hạ tầng như các cảng tàu du lịch còn rất thiếu thốn. Do vậy, phát triển du lịch biển đảo nói chung và phát triển du lịch tàu biển nói riêng ở Việt Nam trở thành một nhu cầu cấp bách. Để phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam, cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo ở Việt Nam, qua đó, các địa phương sẽ khai thác và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp. Tăng tính liên kết và phát huy thế mạnh của du lịch Việt Nam, khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo của Việt Nam trong thời gian tới. Anh ĐàoNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Hội chợ du lịch quốc tế VITM năm 2022 du lịch biển đảo 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10