Tổng quan du lịch thông minh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức Tổng quan du lịch thông minh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức TITC -- Đây là chủ đề Báo cáo đề dẫn của TS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) trình bày tại Hội thảo quốc tế “Du lịch thông minh: hướng tới sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường” diễn ra vào chiều ngày 23/10/2020 tại Hà Nội. TS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) trình bày Báo cáo đề dẫn (Ảnh: TITC) Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ II-2020 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức. Báo cáo trình bày về tổng quan sự phát triển của du lịch Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan tỏa mạnh mẽ; cung cấp thông tin về thực trạng phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam cũng như phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra trong quá trình này. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo đề dẫn. TỔNG QUAN DU LỊCH THÔNG MINH Ở VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Du lịch thông minh ở Việt Nam thực sự được quan tâm, thúc đẩy mạnh mẽ trong khoảng 5 năm gần đây. Quá trình đó gắn với thực tế về sự phát triển của du lịch Việt Nam và quá trình tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là các cơ hội và thách thức. Báo cáo đề dẫn bao gồm 3 nội dung: (1) Sự phát triển của du lịch Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi số; (2) Thực trạng và định hướng phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam; và (3) Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam. Sự phát triển của du lịch Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi số Giai đoạn 2015-2019, du lịch Việt Nam phát triển đột phá. Khách quốc tế đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt năm 2015 lên 18 triệu lượt năm 2019, đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo các báo cáo hàng năm của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO). Khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85 triệu lượt năm 2019, tăng bình quân 10,5%/năm. Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3%, đến năm 2019 là 9,2%, tăng 2,9 điểm phần trăm. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), giai đoạn 2015-2019, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 năm 2017 và 63/140 năm 2019. Sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam là kết quả của việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại một số điểm yếu về sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá… Vì vậy, phát triển du lịch thông minh sẽ góp phần hạn chế và khắc phục những điểm yếu này. Theo đó, du lịch thông minh góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá thông qua đẩy mạnh marketing du lịch số; tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển điểm đến; thay đổi phương thức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch thông qua phát triển các ứng dụng quản lý điểm đến du lịch, các doanh nghiệp, hoạt động lữ hành và cơ sở lưu trú; hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam Từ thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch theo Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018. Ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn" được Tổng cục Du lịch cho ra mắt ngày 10/10/2020 Đề án xác định các quan điểm và mục tiêu chung của ứng dụng tổng thể công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Đề án xác định 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau chuyến đi; nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh; phát triển hệ thống thông tin ngành du lịch và các ứng dụng; hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; và tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch. Để triển khai Đề án, trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch và các địa phương, doanh nghiệp đã tập trung triển khai các hoạt động, gồm: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xúc tiến, quảng bá du lịch. Đến nay đã hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên, cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch và hệ thống dữ liệu thống kê du lịch; Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, các doanh nghiệp và các đối tác quốc tế như Google, Youtube phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin phục vụ điều hành, quản lý nhà nước về du lịch đến các địa phương, doanh nghiệp; và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ khách du lịch; Đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch để ươm mầm cho những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong ngành; Hỗ trợ, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở các địa phương và doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao năng lực tiếp cận và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch. Nhằm đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa giai đoạn 2 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, vào ngày 10/10/2020, Tổng cục Du lịch đã ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” với nhiều tiện ích hỗ trợ phục vụ khách du lịch. Tại các địa phương, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch cũng đã được quan tâm, chú trọng triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam đem đến nhiều cơ hội cho ngành Du lịch, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể mạnh mẽ nhằm tận dụng những thành tựu của CMCN 4.0, trong đó du lịch thông minh. Ngành du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh và năng động, liên kết chặt chẽ với khu vực và thế giới theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, là điều kiện để tăng cường kết nối số, phát triển du lịch thông minh. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ số và viễn thông của Việt Nam đã phát triển tương đương với trình độ chung của thế giới. Ngành du lịch thế giới và Việt Nam đang dẫn đầu xu thế tận dụng các thành tựu của CMCN 4.0 trong hầu hết các khâu và quá trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, tại các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch. Ngoài ra, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ mới đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển. Trải nghiệm thực tế ảo VR "Đi tìm Hoàng cung đã mất" tại Đại nội Huế (Ảnh TITC) Bên cạnh cơ hội là những thách thức về thống nhất về tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh cũng như bản chất du lịch thông minh; Sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ trên nền tảng số giữa các chủ thể liên quan trong ngành du lịch; nguồn lực để phát triển đồng bộ và bền vững hệ sinh thái du lịch thông minh trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế; Kiến thức, trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực du lịch về du lịch thông minh, công nghệ thông tin còn hạn chế, là yếu tố cản trở sự tiếp cận và phát triển du lịch thông minh; Sự phát triển của du lịch thông minh làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của các chủ thể trong ngành du lịch, trong khi các quy định về pháp lý không theo kịp thực tế phát triển. Vì vậy, để du lịch thông minh phát triển ở Việt Nam, Báo cáo đã đưa ra một số giải pháp mà ngành Du lịch đang tập trung triển khai, trong đó có tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong ngành du lịch về sự cần thiết và xu hướng tất yếu của chuyển đổi số trong bối cảnh CMCN 4.0; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số toàn ngành du lịch, bảo đảm có thể cập nhật thông tin theo thời gian thực để luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ tra cứu, chỉ đạo, điều hành; Xây dựng và triển khai hiệu quả cơ chế phối hợp, liên kết trên nền tảng số giữa các bên trong ngành du lịch trên cơ sở phát triển mạnh các ứng dụng phần mềm kết nối liên thông, trao đổi thông tin, cập nhật dữ liệu; Xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn về chuyển đổi số và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, huy động nguồn lực để triển khai hiệu quả. Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các đối tác công nghệ toàn cầu để tận dụng tri thức, nguồn lực phát triển; Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tư duy, trình độ đội ngũ nhân lực du lịch về công nghệ thông tin và phát triển du lịch thông minh. TS. Lê Tuấn Anh Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch Tổng cục Du lịch TITC -- Đây là chủ đề Báo cáo đề dẫn của TS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) trình bày tại Hội thảo quốc tế “Du lịch thông minh: hướng tới sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường” diễn ra vào chiều ngày 23/10/2020 tại Hà Nội. TS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) trình bày Báo cáo đề dẫn (Ảnh: TITC) Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ II-2020 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức. Báo cáo trình bày về tổng quan sự phát triển của du lịch Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan tỏa mạnh mẽ; cung cấp thông tin về thực trạng phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam cũng như phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra trong quá trình này. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo đề dẫn. TỔNG QUAN DU LỊCH THÔNG MINH Ở VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Du lịch thông minh ở Việt Nam thực sự được quan tâm, thúc đẩy mạnh mẽ trong khoảng 5 năm gần đây. Quá trình đó gắn với thực tế về sự phát triển của du lịch Việt Nam và quá trình tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là các cơ hội và thách thức. Báo cáo đề dẫn bao gồm 3 nội dung: (1) Sự phát triển của du lịch Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi số; (2) Thực trạng và định hướng phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam; và (3) Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam. Sự phát triển của du lịch Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi số Giai đoạn 2015-2019, du lịch Việt Nam phát triển đột phá. Khách quốc tế đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt năm 2015 lên 18 triệu lượt năm 2019, đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo các báo cáo hàng năm của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO). Khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85 triệu lượt năm 2019, tăng bình quân 10,5%/năm. Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3%, đến năm 2019 là 9,2%, tăng 2,9 điểm phần trăm. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), giai đoạn 2015-2019, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 năm 2017 và 63/140 năm 2019. Sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam là kết quả của việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại một số điểm yếu về sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá… Vì vậy, phát triển du lịch thông minh sẽ góp phần hạn chế và khắc phục những điểm yếu này. Theo đó, du lịch thông minh góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá thông qua đẩy mạnh marketing du lịch số; tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển điểm đến; thay đổi phương thức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch thông qua phát triển các ứng dụng quản lý điểm đến du lịch, các doanh nghiệp, hoạt động lữ hành và cơ sở lưu trú; hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam Từ thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch theo Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018.Ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn" được Tổng cục Du lịch cho ra mắt ngày 10/10/2020 Đề án xác định các quan điểm và mục tiêu chung của ứng dụng tổng thể công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Đề án xác định 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau chuyến đi; nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh; phát triển hệ thống thông tin ngành du lịch và các ứng dụng; hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; và tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch. Để triển khai Đề án, trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch và các địa phương, doanh nghiệp đã tập trung triển khai các hoạt động, gồm: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xúc tiến, quảng bá du lịch. Đến nay đã hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên, cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch và hệ thống dữ liệu thống kê du lịch; Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, các doanh nghiệp và các đối tác quốc tế như Google, Youtube phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin phục vụ điều hành, quản lý nhà nước về du lịch đến các địa phương, doanh nghiệp; và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ khách du lịch; Đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch để ươm mầm cho những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong ngành; Hỗ trợ, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở các địa phương và doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao năng lực tiếp cận và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch. Nhằm đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa giai đoạn 2 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, vào ngày 10/10/2020, Tổng cục Du lịch đã ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” với nhiều tiện ích hỗ trợ phục vụ khách du lịch. Tại các địa phương, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch cũng đã được quan tâm, chú trọng triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam đem đến nhiều cơ hội cho ngành Du lịch, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể mạnh mẽ nhằm tận dụng những thành tựu của CMCN 4.0, trong đó du lịch thông minh. Ngành du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh và năng động, liên kết chặt chẽ với khu vực và thế giới theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, là điều kiện để tăng cường kết nối số, phát triển du lịch thông minh. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ số và viễn thông của Việt Nam đã phát triển tương đương với trình độ chung của thế giới. Ngành du lịch thế giới và Việt Nam đang dẫn đầu xu thế tận dụng các thành tựu của CMCN 4.0 trong hầu hết các khâu và quá trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, tại các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch. Ngoài ra, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ mới đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển.Trải nghiệm thực tế ảo VR "Đi tìm Hoàng cung đã mất" tại Đại nội Huế (Ảnh TITC) Bên cạnh cơ hội là những thách thức về thống nhất về tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh cũng như bản chất du lịch thông minh; Sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ trên nền tảng số giữa các chủ thể liên quan trong ngành du lịch; nguồn lực để phát triển đồng bộ và bền vững hệ sinh thái du lịch thông minh trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế; Kiến thức, trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực du lịch về du lịch thông minh, công nghệ thông tin còn hạn chế, là yếu tố cản trở sự tiếp cận và phát triển du lịch thông minh; Sự phát triển của du lịch thông minh làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của các chủ thể trong ngành du lịch, trong khi các quy định về pháp lý không theo kịp thực tế phát triển. Vì vậy, để du lịch thông minh phát triển ở Việt Nam, Báo cáo đã đưa ra một số giải pháp mà ngành Du lịch đang tập trung triển khai, trong đó có tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong ngành du lịch về sự cần thiết và xu hướng tất yếu của chuyển đổi số trong bối cảnh CMCN 4.0; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số toàn ngành du lịch, bảo đảm có thể cập nhật thông tin theo thời gian thực để luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ tra cứu, chỉ đạo, điều hành; Xây dựng và triển khai hiệu quả cơ chế phối hợp, liên kết trên nền tảng số giữa các bên trong ngành du lịch trên cơ sở phát triển mạnh các ứng dụng phần mềm kết nối liên thông, trao đổi thông tin, cập nhật dữ liệu; Xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn về chuyển đổi số và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, huy động nguồn lực để triển khai hiệu quả. Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các đối tác công nghệ toàn cầu để tận dụng tri thức, nguồn lực phát triển; Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tư duy, trình độ đội ngũ nhân lực du lịch về công nghệ thông tin và phát triển du lịch thông minh. TS. Lê Tuấn Anh Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch Tổng cục Du lịch Trở về đầu trang Hội thảo du lịch thông minh Tổng cục Du lịch Trung tâm Thông tin du lịch cơ hội thách thức 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10