Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh (phần 2) Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh (phần 2) Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, du lịch và điện ảnh dù cùng chung một mái nhà nhưng chưa giới thiệu được nhiều về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Tràng An (Ảnh: Trung tâm TTXTDL Ninh Bình) Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh - Một kênh quảng bá hữu hiệu trong chiến lược phát triển di lịch quốc gia Trong hai thập niên trở lại đây, sau khi làn sóng phim Hàn Quốc tràn vào nước ta, điều dễ nhận thấy là người dân Việt có thu nhập khá bắt đầu chọn xứ sở Kim chi cho hành trình xuất ngoại. Theo thống kê của Văn phòng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam, thời gian qua, lượng khách Việt Nam tới Hàn Quốc đã tăng đáng kể. Theo một khảo sát về số lượng khách du lịch gần đây, hơn nửa số khách trên toàn Châu Á đặt chân tới Hàn Quốc đều cảm thấy thích thú khi xem những bộ phim truyền hình của Hàn Quốc. Sau khi bộ phim về nàng Dae Jang Geum được công chiếu, lượng khách du lịch đến Hàn Quốc tăng vọt và hầu hết du khách nói rằng họ muốn tận mắt chiêm ngưỡng địa điểm mà nhân vật - thần tượng của họ đã đặt chân đến. Chuyện kể trên cho thấy ảnh hưởng của điện ảnh đối với việc quảng bá hình ảnh của một quốc gia lớn thế nào. Trưởng đại diện Văn phòng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam Kang Sung Ghil cho biết, sự gắn kết giữa điện ảnh và du lịch được ngành chức năng nước này rất coi trọng. Chính nhờ những bộ phim truyền hình xuất khẩu ra nước ngoài đã giúp du khách trên thế giới biết đến Hàn Quốc nhiều hơn. Lộ trình tham quan của du khách tại Hàn Quốc luôn có các điểm như đảo Jeju, đảo Nami, công viên Lotte World, bến phà Abai, những địa danh từng xuất hiện trong các phim "Nấc thang lên thiên đường", "Trái tim mùa thu", "Bản tình ca mùa đông", "Nàng Dae Jang Geum", “Itaewon Class”... Tại Thái Lan, lợi nhuận hơn 4 tỷ USD/năm có được từ du lịch cũng có phần đóng góp của chiến lược quảng bá thông qua điện ảnh, đặc biệt là từ việc cho phép các đoàn làm phim nước ngoài vào Thái Lan thuê bối cảnh. Sau khi bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" được công chiếu, lượng khách từ Vương quốc Anh đến xứ sở Chùa vàng tăng 10%. Trước đây, quần đảo Phi Phi thuộc Phu-ket không có nhiều du khách đặt chân đến nhưng sau khi bộ phim "Nhiệm vụ bất khả thi" được quay tại đây, quần đảo này trở thành điểm đến có sức hấp dẫn du khách nước ngoài… Một sự thật là Hollywood - kinh đô điện ảnh thế giới, “lò” sản xuất phim lớn vào bậc nhất đang khá thờ ơ với Việt Nam dù luôn cho rằng Việt Nam có những bối cảnh rất đẹp, rất tiềm năng. Bằng chứng là trong khoảng 20 năm gần đây, cái tên Việt Nam với Hollywood thường chỉ xuất hiện trong câu nói hay một vài phân cảnh siêu ngắn. Còn nhớ, vào năm 1995, chúng ta đã bỏ lỡ siêu phẩm điện ảnh “Bond 18 - Tomorrow Never Dies” vào tay người Thái khi đã gần như nắm chắc phương án quay tại Việt Nam. Không những thế, một số phim làm về Việt Nam nhưng lại đặt địa điểm quay tại Philippines như “Platoon” (1986), “Apocalypse Now” (1979) và tại Thái Lan như phim “Heaven & Earth” (1993) cùng của đạo diễn Oliver Stone (đạo diễn phim “Sinh ngày 4 tháng 7” với 2 giải Oscar). Những cảnh quay đẹp trong các bộ phim "bom tấn" có thể tạo ra ma lực thu hút khách du lịch đến với một vùng đất nào đó. Với vô vàn cảnh đẹp từ Bắc chí Nam cùng nhiều di tích cổ kính, di sản văn hóa đặc sắc, nước ta đang sở hữu quá nhiều tiềm năng để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh. Nếu biết cách khai thác những khung cảnh đẹp, hấp dẫn tại nhiều vùng đất, ngành du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều khách hơn. Tuy nhiên, dường như chúng ta chưa tận dụng được lợi thế này. Khi xem những bộ phim như: "Mùa len trâu", "Cánh đồng bất tận", "Thiên mệnh anh hùng", "Ngọc Viễn đông"... không ít khán giả và cả người trong ngành đã phải ngạc nhiên bởi cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ của đất nước hiện trên màn ảnh vô cùng đẹp mắt, nên thơ. Ngạc nhiên nhưng cũng thầm tiếc nuối bởi nhìn vào phim, ta chưa thấy được sự gắn kết giữa ngành du lịch và điện ảnh trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh. Những thước phim đẹp về các vùng, miền phần lớn được quay với bối cảnh sẵn có chứ chưa chủ động "tô điểm" cho bối cảnh, sử dụng vào mục đích quảng bá du lịch. Đạo diễn phim “Kong: Skull Island” Jordan Vogt-Roberts - Đại sứ Du lịch Việt Nam đang chụp ảnh lưu niệm cho khách du lịch tại trường quay (Ảnh: Trung tâm TTXTDL Ninh Bình) Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh cho rằng, để mỗi khán giả điện ảnh trở thành một du khách thì ngành du lịch và điện ảnh cần ngồi lại với nhau, từ khi xây dựng đề án làm phim, xây dựng kịch bản, chọn cảnh quay cho đến khi chọn góc máy, hướng tới mục đích giới thiệu được bối cảnh đẹp nhất, qua đó phản ánh giá trị di sản văn hóa, thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa, nền nghệ thuật dân tộc... Một bộ phim giàu tính nghệ thuật, có ý nghĩa quảng bá cho du lịch đòi hỏi trình độ quay phim, khả năng dàn dựng tinh tế, mục tiêu là tạo sức tác động tới tâm trí và tình cảm người xem, cuốn hút và thúc đẩy họ lên đường đến tận nơi, xem tận chốn. Việc dùng điện ảnh để làm tăng sức hấp dẫn, quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia là chuyện cả thế giới đều làm. Nhà quản lý ngành cần phải xem xét vấn đề, tạo cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa du lịch và điện ảnh, góp phần hỗ trợ công tác quảng bá điểm đến du lịch của Việt Nam. Du lịch nước ta từng có sức phát triển đột phá khi những bộ phim của Pháp như “Đông dương”, “Người tình”… được trình chiếu. Thời điểm đó, hình ảnh Vịnh Hạ Long, Sài Gòn đầy quyến rũ đã khiến du khách thập phương kéo nhau đổ về thăm quan, nghỉ dưỡng. Nhưng đó là chuyện của đầu những năm 90 thế kỷ trước. Phải thừa nhận rằng, ở Việt Nam, mặc dù cùng chịu sự quản lý, điều hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ịch, nhưng chúng ta chưa thật sự có được sự kết hợp hiệu quả giữa hai ngành du lịch và điện ảnh trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến. Những thước phim đẹp về các vùng miền xuất hiện trong nhiều bộ phim phần lớn mới chỉ dừng lại là bối cảnh đơn thuần, làm nền cho nội dung, chứ hoàn toàn chưa được chủ động đưa vào với mục đích quảng bá cho du lịch. Một bộ phim truyện giàu tính nghệ thuật quảng bá cho du lịch đòi hỏi trình độ quay phim và sự dàn dựng kết hợp tinh tế để đưa vào đó một cách hợp lý những hình ảnh đẹp về các danh lam, thắng cảnh hoặc các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Những hình ảnh đẹp này sẽ đi sâu vào tâm trí và tình cảm người xem, cuốn hút và thúc đẩy họ lên đường đến tận nơi, xem tận chốn. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá chú trọng "khoe" hình ảnh và các nét văn hóa mà ít quan tâm đầu tư về nội dung kịch bản phim và diễn xuất thì bộ phim sẽ không thể hấp dẫn, chỉ mang tính chất là phim quảng bá du lịch và hiệu ứng sẽ không cao. Việc thiếu sự phối hợp giữa hai ngành điện ảnh và du lịch trong một thời gian dài vừa qua đã được nhìn nhận. Qua đó, có thể thấy nên có một chiến lược phối hợp phát triển giữa hai ngành với cơ chế và chính sách rõ ràng. Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý du lịch ở cấp trung ương và địa phương cùng các nhà làm phim thực hiện các dự án, bắt đầu từ khi xây dựng kịch bản, chọn cảnh quay để thể hiện được những hình ảnh đẹp nhất và các giá trị văn hóa sâu sắc đến với khán giả. Khi những tác phẩm điện ảnh có chất lượng nghệ thuật cao sẽ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa và hình ảnh đất nước, con người đến với đông đảo người xem trong nước và quốc tế, giúp du lịch hưởng lợi thì du lịch phải có trách nhiệm đầu tư trở lại để phát triển điện ảnh. Kinh phí hạn hẹp đã và đang là rào cản đối với các đoàn làm phim khi thực hiện những mục tiêu phối hợp nêu trên, đòi hỏi không chỉ sự hỗ trợ của Nhà nước mà còn cả ở sự chủ động tìm kiếm và huy động các nguồn vốn theo phương thức xã hội hóa, từ các doanh nghiệp du lịch và các cấp chính quyền tùy theo mục tiêu quảng bá du lịch quốc gia, vùng, miền hay điểm đến (còn nữa). TS. Đoàn Mạnh CươngVăn phòng Quốc hộiNguồn: Vietnamtourism Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, du lịch và điện ảnh dù cùng chung một mái nhà nhưng chưa giới thiệu được nhiều về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Tràng An (Ảnh: Trung tâm TTXTDL Ninh Bình)Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh - Một kênh quảng bá hữu hiệu trong chiến lược phát triển di lịch quốc giaTrong hai thập niên trở lại đây, sau khi làn sóng phim Hàn Quốc tràn vào nước ta, điều dễ nhận thấy là người dân Việt có thu nhập khá bắt đầu chọn xứ sở Kim chi cho hành trình xuất ngoại. Theo thống kê của Văn phòng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam, thời gian qua, lượng khách Việt Nam tới Hàn Quốc đã tăng đáng kể. Theo một khảo sát về số lượng khách du lịch gần đây, hơn nửa số khách trên toàn Châu Á đặt chân tới Hàn Quốc đều cảm thấy thích thú khi xem những bộ phim truyền hình của Hàn Quốc. Sau khi bộ phim về nàng Dae Jang Geum được công chiếu, lượng khách du lịch đến Hàn Quốc tăng vọt và hầu hết du khách nói rằng họ muốn tận mắt chiêm ngưỡng địa điểm mà nhân vật - thần tượng của họ đã đặt chân đến. Chuyện kể trên cho thấy ảnh hưởng của điện ảnh đối với việc quảng bá hình ảnh của một quốc gia lớn thế nào.Trưởng đại diện Văn phòng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam Kang Sung Ghil cho biết, sự gắn kết giữa điện ảnh và du lịch được ngành chức năng nước này rất coi trọng. Chính nhờ những bộ phim truyền hình xuất khẩu ra nước ngoài đã giúp du khách trên thế giới biết đến Hàn Quốc nhiều hơn. Lộ trình tham quan của du khách tại Hàn Quốc luôn có các điểm như đảo Jeju, đảo Nami, công viên Lotte World, bến phà Abai, những địa danh từng xuất hiện trong các phim "Nấc thang lên thiên đường", "Trái tim mùa thu", "Bản tình ca mùa đông", "Nàng Dae Jang Geum", “Itaewon Class”...Tại Thái Lan, lợi nhuận hơn 4 tỷ USD/năm có được từ du lịch cũng có phần đóng góp của chiến lược quảng bá thông qua điện ảnh, đặc biệt là từ việc cho phép các đoàn làm phim nước ngoài vào Thái Lan thuê bối cảnh. Sau khi bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" được công chiếu, lượng khách từ Vương quốc Anh đến xứ sở Chùa vàng tăng 10%. Trước đây, quần đảo Phi Phi thuộc Phu-ket không có nhiều du khách đặt chân đến nhưng sau khi bộ phim "Nhiệm vụ bất khả thi" được quay tại đây, quần đảo này trở thành điểm đến có sức hấp dẫn du khách nước ngoài…Một sự thật là Hollywood - kinh đô điện ảnh thế giới, “lò” sản xuất phim lớn vào bậc nhất đang khá thờ ơ với Việt Nam dù luôn cho rằng Việt Nam có những bối cảnh rất đẹp, rất tiềm năng. Bằng chứng là trong khoảng 20 năm gần đây, cái tên Việt Nam với Hollywood thường chỉ xuất hiện trong câu nói hay một vài phân cảnh siêu ngắn. Còn nhớ, vào năm 1995, chúng ta đã bỏ lỡ siêu phẩm điện ảnh “Bond 18 - Tomorrow Never Dies” vào tay người Thái khi đã gần như nắm chắc phương án quay tại Việt Nam. Không những thế, một số phim làm về Việt Nam nhưng lại đặt địa điểm quay tại Philippines như “Platoon” (1986), “Apocalypse Now” (1979) và tại Thái Lan như phim “Heaven & Earth” (1993) cùng của đạo diễn Oliver Stone (đạo diễn phim “Sinh ngày 4 tháng 7” với 2 giải Oscar).Những cảnh quay đẹp trong các bộ phim "bom tấn" có thể tạo ra ma lực thu hút khách du lịch đến với một vùng đất nào đó. Với vô vàn cảnh đẹp từ Bắc chí Nam cùng nhiều di tích cổ kính, di sản văn hóa đặc sắc, nước ta đang sở hữu quá nhiều tiềm năng để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh. Nếu biết cách khai thác những khung cảnh đẹp, hấp dẫn tại nhiều vùng đất, ngành du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều khách hơn. Tuy nhiên, dường như chúng ta chưa tận dụng được lợi thế này. Khi xem những bộ phim như: "Mùa len trâu", "Cánh đồng bất tận", "Thiên mệnh anh hùng", "Ngọc Viễn đông"... không ít khán giả và cả người trong ngành đã phải ngạc nhiên bởi cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ của đất nước hiện trên màn ảnh vô cùng đẹp mắt, nên thơ. Ngạc nhiên nhưng cũng thầm tiếc nuối bởi nhìn vào phim, ta chưa thấy được sự gắn kết giữa ngành du lịch và điện ảnh trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh. Những thước phim đẹp về các vùng, miền phần lớn được quay với bối cảnh sẵn có chứ chưa chủ động "tô điểm" cho bối cảnh, sử dụng vào mục đích quảng bá du lịch. Đạo diễn phim “Kong: Skull Island” Jordan Vogt-Roberts - Đại sứ Du lịch Việt Nam đang chụp ảnh lưu niệm cho khách du lịch tại trường quay (Ảnh: Trung tâm TTXTDL Ninh Bình)Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh cho rằng, để mỗi khán giả điện ảnh trở thành một du khách thì ngành du lịch và điện ảnh cần ngồi lại với nhau, từ khi xây dựng đề án làm phim, xây dựng kịch bản, chọn cảnh quay cho đến khi chọn góc máy, hướng tới mục đích giới thiệu được bối cảnh đẹp nhất, qua đó phản ánh giá trị di sản văn hóa, thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa, nền nghệ thuật dân tộc... Một bộ phim giàu tính nghệ thuật, có ý nghĩa quảng bá cho du lịch đòi hỏi trình độ quay phim, khả năng dàn dựng tinh tế, mục tiêu là tạo sức tác động tới tâm trí và tình cảm người xem, cuốn hút và thúc đẩy họ lên đường đến tận nơi, xem tận chốn.Việc dùng điện ảnh để làm tăng sức hấp dẫn, quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia là chuyện cả thế giới đều làm. Nhà quản lý ngành cần phải xem xét vấn đề, tạo cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa du lịch và điện ảnh, góp phần hỗ trợ công tác quảng bá điểm đến du lịch của Việt Nam. Du lịch nước ta từng có sức phát triển đột phá khi những bộ phim của Pháp như “Đông dương”, “Người tình”… được trình chiếu. Thời điểm đó, hình ảnh Vịnh Hạ Long, Sài Gòn đầy quyến rũ đã khiến du khách thập phương kéo nhau đổ về thăm quan, nghỉ dưỡng. Nhưng đó là chuyện của đầu những năm 90 thế kỷ trước.Phải thừa nhận rằng, ở Việt Nam, mặc dù cùng chịu sự quản lý, điều hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ịch, nhưng chúng ta chưa thật sự có được sự kết hợp hiệu quả giữa hai ngành du lịch và điện ảnh trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến. Những thước phim đẹp về các vùng miền xuất hiện trong nhiều bộ phim phần lớn mới chỉ dừng lại là bối cảnh đơn thuần, làm nền cho nội dung, chứ hoàn toàn chưa được chủ động đưa vào với mục đích quảng bá cho du lịch. Một bộ phim truyện giàu tính nghệ thuật quảng bá cho du lịch đòi hỏi trình độ quay phim và sự dàn dựng kết hợp tinh tế để đưa vào đó một cách hợp lý những hình ảnh đẹp về các danh lam, thắng cảnh hoặc các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Những hình ảnh đẹp này sẽ đi sâu vào tâm trí và tình cảm người xem, cuốn hút và thúc đẩy họ lên đường đến tận nơi, xem tận chốn. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá chú trọng "khoe" hình ảnh và các nét văn hóa mà ít quan tâm đầu tư về nội dung kịch bản phim và diễn xuất thì bộ phim sẽ không thể hấp dẫn, chỉ mang tính chất là phim quảng bá du lịch và hiệu ứng sẽ không cao. Việc thiếu sự phối hợp giữa hai ngành điện ảnh và du lịch trong một thời gian dài vừa qua đã được nhìn nhận. Qua đó, có thể thấy nên có một chiến lược phối hợp phát triển giữa hai ngành với cơ chế và chính sách rõ ràng. Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý du lịch ở cấp trung ương và địa phương cùng các nhà làm phim thực hiện các dự án, bắt đầu từ khi xây dựng kịch bản, chọn cảnh quay để thể hiện được những hình ảnh đẹp nhất và các giá trị văn hóa sâu sắc đến với khán giả. Khi những tác phẩm điện ảnh có chất lượng nghệ thuật cao sẽ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa và hình ảnh đất nước, con người đến với đông đảo người xem trong nước và quốc tế, giúp du lịch hưởng lợi thì du lịch phải có trách nhiệm đầu tư trở lại để phát triển điện ảnh. Kinh phí hạn hẹp đã và đang là rào cản đối với các đoàn làm phim khi thực hiện những mục tiêu phối hợp nêu trên, đòi hỏi không chỉ sự hỗ trợ của Nhà nước mà còn cả ở sự chủ động tìm kiếm và huy động các nguồn vốn theo phương thức xã hội hóa, từ các doanh nghiệp du lịch và các cấp chính quyền tùy theo mục tiêu quảng bá du lịch quốc gia, vùng, miền hay điểm đến (còn nữa).TS. Đoàn Mạnh CươngVăn phòng Quốc hộiNguồn: Vietnamtourism Trở về đầu trang Du lịch điện ảnh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10