Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh (phần 3) Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh (phần 3) Đối với người dân Việt Nam, vùng đất Phú Yên như được đánh thức sau khi bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của đạo diễn Victor Vũ xây dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim đã dành được giải Bông sen Vàng của Liên hoan phim lần thứ 19. Không chỉ dừng lại với chiến thắng trong lĩnh vực điện ảnh mà theo đó "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã đánh thức tiềm năng vùng đất Phú Yên bên cạnh trung tâm du lịch biển nổi tiếng Nha Trang - Khánh Hoà và Quy Nhơn - Bìn Du lịch Phú Yên (Ảnh Internet)Hiệu ứng từ "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"… Vùng đất Phú Yên vốn dĩ từ lâu nổi tiếng nhiều cảnh đẹp của núi non, sông, biển, đồng lúa bao la trù phú... nhưng do hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ khách, đường sá không thuận lợi nên thời gian qua lượng khách đến với địa phương chưa nhiều. Tuy nhiên, từ khi bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" khởi chiếu với bối cảnh chính chủ yếu quay tại Phú Yên thì lượng khách đã tăng lên đột biến. Đặc biệt, phần lớn các hãng lữ hành đều cho biết, sở dĩ nhiều du khách nô nức mua tour đến Phú Yên vì quá mê mẩn những cảnh đẹp được quay trong bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" được trình chiếu trước đó. Nhiều chuyên gia hoạt động lâu năm trong ngành Du lịch cho rằng, Việt Nam đâu đâu cũng có cảnh đẹp, nhiều bộ phim đoạt các giải thưởng trong nước và quốc tế với những bối cảnh cũng không thua kém gì "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", thế nhưng điều đáng tiếc là bản thân các địa phương (nơi có đoàn phim đến quay tác phẩm nổi tiếng) chưa biết tận dụng tốt cơ hội để “ăn theo” sự nổi tiếng của phim mà PR, quảng bá cảnh đẹp cho điểm đến du lịch. Trở lại chuyện của "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã góp phần không nhỏ cho du lịch của Phú Yên. Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh Phú Yên đã mời cả ê kíp đoàn phim về để giao lưu cùng người dân địa phương, đồng thời ngành Du lịch còn thẳng thắn trao đổi với đạo diễn Victor Vũ rằng do "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" với bối cảnh chính muốn khắc họa rõ nét vùng quê của các tỉnh miền Trung nên nhiều cảnh trong phim còn chung chung, nhiều địa danh nổi tiếng, đặc trưng của Phú Yên như: núi Nhạn, Gành đá Đĩa, đầm Ô Loan... vẫn chưa được khai thác hết, qua đó đề nghị đạo diễn này sớm xem xét và quay thêm một tác phẩm điện ảnh nữa có sử dụng bối cảnh tại Phú Yên cùng hứa hẹn sẽ được địa phương hỗ trợ tích cực. Qua đó, cho thấy sự năng động của ngành Du lịch Phú Yên trong việc tận dụng độ “hot” của đạo diễn Victor Vũ để tạo thêm nhiều cơ hội, nhằm quảng bá, thu hút đầu tư vào ngành du lịch. Đến "Kong: Skull Island" Việc đoàn làm phim “Kong: Skull Island” đến từ kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood (Mỹ) chọn Việt Nam làm bối cảnh cho phim được cho là cơ hội quý giá để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. “Kong: Skull Island” do hãng Legendary Entertainment và Warner Bros hợp tác sản xuất. Đây được coi là phần 2 của phim "King Kong" sản xuất năm 2005 do Peter Jackson đạo diễn kiêm biên kịch và sản xuất. Cũng theo mô-tip phiêu lưu mạo hiểm, phim “Kong: Skull Island” đưa người xem vào hành trình khám phá quê hương chúa tể các loài vượn khổng lồ. Chính vì thế, bối cảnh phim phải đảm bảo yếu tố hoang sơ, kì vĩ. Đạo diễn của “Kong: Skull Island”, Jordan Vogt-Roberts đã quyết định lựa chọn 3 địa điểm cho bối cảnh phim là tại Oahu, Hawaii (Mỹ), Gold Coast (Australia) và Việt Nam. Phim được quay trong vòng 6 tháng, trong đó điểm quay tại Việt Nam sẽ khoảng 5 tuần tại Quảng Bình, Ninh Bình và Quảng Ninh. “Kong: Skull Island” có sự góp mặt của các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như: nam diễn viên Tom Hiddleston, Samuel L.Jackson, nữ diễn viên Brie Larson... Phim dự kiến ra mắt ngày 10/3/2017 dưới định dạng 2D, 3D. Chia sẻ về việc lựa chọn Việt Nam cho bối cảnh phim, đạo diễn Jorrdan Vogt- Roberts nói: “Khi đến Việt Nam, tôi thấy khung cảnh ở đây đẹp đến siêu thực, trong đó nhiều cảnh tưởng như không tồn tại trên thế giới này. Chúng tôi muốn đưa vào phim để khán giả thế giới có thể được thưởng thức những hình ảnh tuyệt đẹp đó”. Nam diễn viên Samuel L.Jackson cũng chung cảm nhận: “Tôi đặc biệt ấn tượng khi đặt chân đến Việt Nam và tham quan một số danh thắng. Trước khi đến Việt Nam để quay “Kong: Skull Island”, tôi đã tìm đọc các tài liệu về đất nước hình chữ S và rất mong chờ khoảng thời gian 5 tuần quay tại đây sẽ đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời như thế nào”. Còn nữ diễn viên Brie Larson trong lần đầu đặt chân tới Việt Nam cũng rất ấn tượng với vẻ đẹp của cảnh quan và lòng mến khách, sự thân thiện của con người Việt Nam. Nói về sự kiện đoàn làm phim “Kong: Skull Island” quay bối cảnh tại Việt Nam, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius khẳng định: “Phim với sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh thế giới và cảnh quay được thực hiện tại một đất nước đẹp đến ngỡ ngàng... đó sẽ là điểm nhấn nêu bật những tiềm năng du lịch tuyệt vời của Việt Nam và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa ngành công nghiệp giải trí của 2 nước”. Rõ ràng, đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam quảng bá hình ảnh của du lịch ra thế giới. Bài học từ thực tế các nước đã chứng minh. Như sau bộ phim “Chúa tể những chiếc nhẫn”, đất nước New Zealand nổi lên là điểm đến mơ ước của nhiều người. Theo một khảo sát khách quốc tế năm 2013 của quốc gia này, 14% khách du lịch trả lời phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” là một yếu tố khiến họ quyết định du lịch New Zealand. Hay như Campuchia, đất nước láng giềng của chúng ta cũng được thế giới biết đến nhiều hơn nhờ phim “Bí mật ngôi mộ cổ” được quay tại đây… Việc cho phép các đoàn làm phim quốc tế thực hiện cảnh quay tại Việt Nam là một hướng đi đúng đắn để quảng bá cho du lịch nước nhà. Bởi trở thành bối cảnh cho một phim Hollywood đồng nghĩa với việc sẽ được các hãng phim giới thiệu điểm đến bằng nhiều hình thức khác nhau như trên trang web của họ, trong trailer giới thiệu phim, rồi qua các sự kiện truyền thông tuyên truyền về phim và cả lượng khán giả xem phim. Với “Kong: Skull Island”, phim được quay ở những điểm tiềm năng của du lịch Việt gồm Quảng Bình, Tràng An (Ninh Bình) và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) sẽ là điểm nhấn quảng bá thêm cho các điểm đến này. Bộ phim này sẽ góp thêm hiệu ứng điện ảnh để giới thiệu đất nước Việt Nam đến khách du lịch quốc tế. Du lịch Phú Yên (Ảnh Internet) Thay cho lời kết Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Du lịch càng được chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Trong thời đại ngày nay, hoạt động marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang được phát triển ngày càng tăng và mạnh mẽ trên phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia nói chung hay điểm đến du lịch nói riêng. Hệ thống vĩ mô và vi mô đều trở nên quan trọng trong phát triển chiến lược sản phẩm và trở thành "chìa khóa" thường xuyên đối với sự tăng trưởng bền vững đối với mỗi quốc gia, địa phương hay một điểm đến du lịch. Nhằm thu hút được du khách, điểm đến du lịch phải có sức hấp dẫn vì khách hàng luôn có một ấn tượng nào đó về sản phẩm mà họ muốn đến. Điểm yếu quan trọng nhất và cũng cần phải được chú trọng nhất là sự thống nhất giữa thông điệp của marketing điểm đến với những gì mà khách du lịch thực sự có được sau khi đi du lịch ở điểm đến đó. Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch đồng nghĩa với việc tiếp thị, quảng bá địa phương, quốc gia nào đó. Để thành công, mỗi điểm đến du lịch phải làm sao cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cùng cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ lợi ích một cách hài hòa, cũng như đáp ứng được những kỳ vọng của du khách. Nhìn vào Việt Nam, có rất nhiều tiềm năng để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, với vô vàn cảnh đẹp từ Bắc chí Nam, không ít di tích cổ kính, di sản văn hóa đặc sắc đủ để làm bối cảnh cho nhiều bộ phim. Nếu biết cách làm, chỉ cần có một địa điểm thật sự hấp dẫn cũng có thể thu hút được rất nhiều du khách. Tuy nhiên dường như chúng ta chưa tận dụng được lợi thế này. Để phục vụ cho điện ảnh du lịch, trước mắt chúng ta cần xây dựng được những kho dữ liệu về các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng có thể dùng làm bối cảnh quay của phim, lập ra những quy trình đơn giản hơn cho thủ tục xin cấp phép để các đoàn làm phim nước ngoài có điều kiện thuận lợi khi vào Việt Nam quay hình... Bởi có một thực tế là nhiều năm gần đây, có khá nhiều đoàn làm phim nước ngoài gặp khó khăn khi xin giấy phép vào Việt Nam ghi hình, nên đã chọn Thái Lan hay Campuchia thay thế... Phải chăng chúng ta đang thiếu cái bắt tay giữa nhà sản xuất phim và những công ty du lịch, để có thêm nguồn thu cho những bộ phim? Những trailer quảng bá bộ phim, những cảnh quay đẹp lúc kết thúc phim kèm với cả thông tin cảnh ấy quay ở đâu vừa quảng bá phim, vừa quảng bá du lịch cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Hàn Quốc phát triển mạnh nhờ phim truyền hình, nhờ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc hợp tác chặt chẽ với Cục Điện ảnh Hàn Quốc. Ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch và Cục Điện ảnh cùng thuộc một chủ quản: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Khi hai cơ quan này bắt tay nhau, những cảnh đẹp của Việt Nam sẽ không bị bỏ phí tiềm năng thu hút khách du lịch - những người xem phim Việt trong và ngoài nước. Để ngày càng có nhiều tác phẩm điện ảnh tạo hiệu ứng tốt cho du lịch, đại diện các công ty du lịch cho rằng đã đến lúc những nhà sản xuất phim ảnh trước khi tiến hành quay một tác phẩm nên tham khảo ý kiến của các công ty du lịch (là những người trực tiếp đi nhiều nhất nên nắm rõ địa điểm nào đẹp và hấp dẫn, loại hình du lịch nào có thể lồng ghép trong phim) mà sau khi xem xong bộ phim đó, nhiều đối tượng khách hàng sẽ tìm đến địa điểm trên để tận mình trải nghiệm. Hơn hết, bản thân các địa phương hay doanh nghiệp cần ý thức rằng không chỉ mãi dựa theo sự nổi tiếng trong phim để bán tour cho khách mà quan trọng nhất là các doanh nghiệp lữ hành phải ngồi lại cùng địa phương đó để liên kết, xây dựng nên những sản phẩm du lịch vừa có cảnh đẹp “như phim” và đặc biệt là nơi ăn, chốn nghỉ, dịch vụ cho khách đảm bảo chất lượng, có như vậy thì các điểm đến nổi tiếng từ phim mới ngày càng “ăn nên làm ra” và giữ chân khách một cách lâu dài. Ngành Du lịch Việt Nam có thể có những bước phát triển vượt bậc, cũng như nền điện ảnh nước nhà có những tác phẩm chất lượng về non nước, văn hóa, con người Việt Nam, đã đến lúc Điện ảnh và Du lịch cần “bắt tay” đồng hành. Dù chưa thể thay đổi ngay lập tức cục diện nhưng hy vọng trong 5-10 năm tới, điện ảnh Việt Nam sẽ có những tác phẩm tạo tiếng vang trong khu vực và xa hơn là trên thế giới; những tác phẩm đủ sức tạo thành một làn sóng du lịch từ khắp nơi trên thế giới tìm đến Việt Nam. Và ngược lại ngành Du lịch Việt Nam sẽ phát triển nhanh, mạnh giúp phát triển kinh tế, từ đó tái đầu tư phát triển ngành điện ảnh. Để thay cho lời kết, chúng tôi mượn lời của đạo diễn Vogt-Roberts chia sẻ: "Những người đi xem “Jurassic Park” (Công viên kỷ Jura) đều nhớ đến Hawaii, xem “Lords of the Rings” (Chúa tể của những chiếc nhẫn) đều nhớ đến New Zealand bởi những nơi này có cảnh đẹp gây choáng ngợp. Việt Nam có những phong cảnh núi non và hang động đẹp như siêu thực. Tôi chọn làm “Kong: Skull Island” ở đây, bởi tôi muốn Việt Nam hiện lên cũng phải như trong “Lord of the Rings”. Tôi muốn Việt Nam lên hình sẽ thực sự khác biệt, gây ấn tượng tới nỗi người xem ở các nơi trên thế giới phải trầm trồ hỏi nhau đó là đâu và họ thực sự muốn đến đây sau khi xem phim"./. TS. Đoàn Mạnh CươngVăn phòng Quốc hội Nguồn: Vietnamtourism Đối với người dân Việt Nam, vùng đất Phú Yên như được đánh thức sau khi bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của đạo diễn Victor Vũ xây dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim đã dành được giải Bông sen Vàng của Liên hoan phim lần thứ 19. Không chỉ dừng lại với chiến thắng trong lĩnh vực điện ảnh mà theo đó "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã đánh thức tiềm năng vùng đất Phú Yên bên cạnh trung tâm du lịch biển nổi tiếng Nha Trang - Khánh Hoà và Quy Nhơn - Bìn Du lịch Phú Yên (Ảnh Internet)Hiệu ứng từ "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"…Vùng đất Phú Yên vốn dĩ từ lâu nổi tiếng nhiều cảnh đẹp của núi non, sông, biển, đồng lúa bao la trù phú... nhưng do hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ khách, đường sá không thuận lợi nên thời gian qua lượng khách đến với địa phương chưa nhiều. Tuy nhiên, từ khi bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" khởi chiếu với bối cảnh chính chủ yếu quay tại Phú Yên thì lượng khách đã tăng lên đột biến. Đặc biệt, phần lớn các hãng lữ hành đều cho biết, sở dĩ nhiều du khách nô nức mua tour đến Phú Yên vì quá mê mẩn những cảnh đẹp được quay trong bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" được trình chiếu trước đó. Nhiều chuyên gia hoạt động lâu năm trong ngành Du lịch cho rằng, Việt Nam đâu đâu cũng có cảnh đẹp, nhiều bộ phim đoạt các giải thưởng trong nước và quốc tế với những bối cảnh cũng không thua kém gì "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", thế nhưng điều đáng tiếc là bản thân các địa phương (nơi có đoàn phim đến quay tác phẩm nổi tiếng) chưa biết tận dụng tốt cơ hội để “ăn theo” sự nổi tiếng của phim mà PR, quảng bá cảnh đẹp cho điểm đến du lịch. Trở lại chuyện của "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã góp phần không nhỏ cho du lịch của Phú Yên. Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh Phú Yên đã mời cả ê kíp đoàn phim về để giao lưu cùng người dân địa phương, đồng thời ngành Du lịch còn thẳng thắn trao đổi với đạo diễn Victor Vũ rằng do "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" với bối cảnh chính muốn khắc họa rõ nét vùng quê của các tỉnh miền Trung nên nhiều cảnh trong phim còn chung chung, nhiều địa danh nổi tiếng, đặc trưng của Phú Yên như: núi Nhạn, Gành đá Đĩa, đầm Ô Loan... vẫn chưa được khai thác hết, qua đó đề nghị đạo diễn này sớm xem xét và quay thêm một tác phẩm điện ảnh nữa có sử dụng bối cảnh tại Phú Yên cùng hứa hẹn sẽ được địa phương hỗ trợ tích cực. Qua đó, cho thấy sự năng động của ngành Du lịch Phú Yên trong việc tận dụng độ “hot” của đạo diễn Victor Vũ để tạo thêm nhiều cơ hội, nhằm quảng bá, thu hút đầu tư vào ngành du lịch.Đến "Kong: Skull Island"Việc đoàn làm phim “Kong: Skull Island” đến từ kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood (Mỹ) chọn Việt Nam làm bối cảnh cho phim được cho là cơ hội quý giá để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. “Kong: Skull Island” do hãng Legendary Entertainment và Warner Bros hợp tác sản xuất. Đây được coi là phần 2 của phim "King Kong" sản xuất năm 2005 do Peter Jackson đạo diễn kiêm biên kịch và sản xuất. Cũng theo mô-tip phiêu lưu mạo hiểm, phim “Kong: Skull Island” đưa người xem vào hành trình khám phá quê hương chúa tể các loài vượn khổng lồ. Chính vì thế, bối cảnh phim phải đảm bảo yếu tố hoang sơ, kì vĩ. Đạo diễn của “Kong: Skull Island”, Jordan Vogt-Roberts đã quyết định lựa chọn 3 địa điểm cho bối cảnh phim là tại Oahu, Hawaii (Mỹ), Gold Coast (Australia) và Việt Nam. Phim được quay trong vòng 6 tháng, trong đó điểm quay tại Việt Nam sẽ khoảng 5 tuần tại Quảng Bình, Ninh Bình và Quảng Ninh. “Kong: Skull Island” có sự góp mặt của các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như: nam diễn viên Tom Hiddleston, Samuel L.Jackson, nữ diễn viên Brie Larson... Phim dự kiến ra mắt ngày 10/3/2017 dưới định dạng 2D, 3D.Chia sẻ về việc lựa chọn Việt Nam cho bối cảnh phim, đạo diễn Jorrdan Vogt- Roberts nói: “Khi đến Việt Nam, tôi thấy khung cảnh ở đây đẹp đến siêu thực, trong đó nhiều cảnh tưởng như không tồn tại trên thế giới này. Chúng tôi muốn đưa vào phim để khán giả thế giới có thể được thưởng thức những hình ảnh tuyệt đẹp đó”. Nam diễn viên Samuel L.Jackson cũng chung cảm nhận: “Tôi đặc biệt ấn tượng khi đặt chân đến Việt Nam và tham quan một số danh thắng. Trước khi đến Việt Nam để quay “Kong: Skull Island”, tôi đã tìm đọc các tài liệu về đất nước hình chữ S và rất mong chờ khoảng thời gian 5 tuần quay tại đây sẽ đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời như thế nào”. Còn nữ diễn viên Brie Larson trong lần đầu đặt chân tới Việt Nam cũng rất ấn tượng với vẻ đẹp của cảnh quan và lòng mến khách, sự thân thiện của con người Việt Nam. Nói về sự kiện đoàn làm phim “Kong: Skull Island” quay bối cảnh tại Việt Nam, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius khẳng định: “Phim với sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh thế giới và cảnh quay được thực hiện tại một đất nước đẹp đến ngỡ ngàng... đó sẽ là điểm nhấn nêu bật những tiềm năng du lịch tuyệt vời của Việt Nam và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa ngành công nghiệp giải trí của 2 nước”.Rõ ràng, đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam quảng bá hình ảnh của du lịch ra thế giới. Bài học từ thực tế các nước đã chứng minh. Như sau bộ phim “Chúa tể những chiếc nhẫn”, đất nước New Zealand nổi lên là điểm đến mơ ước của nhiều người. Theo một khảo sát khách quốc tế năm 2013 của quốc gia này, 14% khách du lịch trả lời phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” là một yếu tố khiến họ quyết định du lịch New Zealand. Hay như Campuchia, đất nước láng giềng của chúng ta cũng được thế giới biết đến nhiều hơn nhờ phim “Bí mật ngôi mộ cổ” được quay tại đây…Việc cho phép các đoàn làm phim quốc tế thực hiện cảnh quay tại Việt Nam là một hướng đi đúng đắn để quảng bá cho du lịch nước nhà. Bởi trở thành bối cảnh cho một phim Hollywood đồng nghĩa với việc sẽ được các hãng phim giới thiệu điểm đến bằng nhiều hình thức khác nhau như trên trang web của họ, trong trailer giới thiệu phim, rồi qua các sự kiện truyền thông tuyên truyền về phim và cả lượng khán giả xem phim. Với “Kong: Skull Island”, phim được quay ở những điểm tiềm năng của du lịch Việt gồm Quảng Bình, Tràng An (Ninh Bình) và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) sẽ là điểm nhấn quảng bá thêm cho các điểm đến này. Bộ phim này sẽ góp thêm hiệu ứng điện ảnh để giới thiệu đất nước Việt Nam đến khách du lịch quốc tế. Du lịch Phú Yên (Ảnh Internet)Thay cho lời kếtTrong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Du lịch càng được chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Trong thời đại ngày nay, hoạt động marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang được phát triển ngày càng tăng và mạnh mẽ trên phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia nói chung hay điểm đến du lịch nói riêng. Hệ thống vĩ mô và vi mô đều trở nên quan trọng trong phát triển chiến lược sản phẩm và trở thành "chìa khóa" thường xuyên đối với sự tăng trưởng bền vững đối với mỗi quốc gia, địa phương hay một điểm đến du lịch. Nhằm thu hút được du khách, điểm đến du lịch phải có sức hấp dẫn vì khách hàng luôn có một ấn tượng nào đó về sản phẩm mà họ muốn đến. Điểm yếu quan trọng nhất và cũng cần phải được chú trọng nhất là sự thống nhất giữa thông điệp của marketing điểm đến với những gì mà khách du lịch thực sự có được sau khi đi du lịch ở điểm đến đó. Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch đồng nghĩa với việc tiếp thị, quảng bá địa phương, quốc gia nào đó. Để thành công, mỗi điểm đến du lịch phải làm sao cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cùng cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ lợi ích một cách hài hòa, cũng như đáp ứng được những kỳ vọng của du khách.Nhìn vào Việt Nam, có rất nhiều tiềm năng để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, với vô vàn cảnh đẹp từ Bắc chí Nam, không ít di tích cổ kính, di sản văn hóa đặc sắc đủ để làm bối cảnh cho nhiều bộ phim. Nếu biết cách làm, chỉ cần có một địa điểm thật sự hấp dẫn cũng có thể thu hút được rất nhiều du khách. Tuy nhiên dường như chúng ta chưa tận dụng được lợi thế này. Để phục vụ cho điện ảnh du lịch, trước mắt chúng ta cần xây dựng được những kho dữ liệu về các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng có thể dùng làm bối cảnh quay của phim, lập ra những quy trình đơn giản hơn cho thủ tục xin cấp phép để các đoàn làm phim nước ngoài có điều kiện thuận lợi khi vào Việt Nam quay hình... Bởi có một thực tế là nhiều năm gần đây, có khá nhiều đoàn làm phim nước ngoài gặp khó khăn khi xin giấy phép vào Việt Nam ghi hình, nên đã chọn Thái Lan hay Campuchia thay thế...Phải chăng chúng ta đang thiếu cái bắt tay giữa nhà sản xuất phim và những công ty du lịch, để có thêm nguồn thu cho những bộ phim? Những trailer quảng bá bộ phim, những cảnh quay đẹp lúc kết thúc phim kèm với cả thông tin cảnh ấy quay ở đâu vừa quảng bá phim, vừa quảng bá du lịch cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Hàn Quốc phát triển mạnh nhờ phim truyền hình, nhờ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc hợp tác chặt chẽ với Cục Điện ảnh Hàn Quốc. Ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch và Cục Điện ảnh cùng thuộc một chủ quản: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Khi hai cơ quan này bắt tay nhau, những cảnh đẹp của Việt Nam sẽ không bị bỏ phí tiềm năng thu hút khách du lịch - những người xem phim Việt trong và ngoài nước. Để ngày càng có nhiều tác phẩm điện ảnh tạo hiệu ứng tốt cho du lịch, đại diện các công ty du lịch cho rằng đã đến lúc những nhà sản xuất phim ảnh trước khi tiến hành quay một tác phẩm nên tham khảo ý kiến của các công ty du lịch (là những người trực tiếp đi nhiều nhất nên nắm rõ địa điểm nào đẹp và hấp dẫn, loại hình du lịch nào có thể lồng ghép trong phim) mà sau khi xem xong bộ phim đó, nhiều đối tượng khách hàng sẽ tìm đến địa điểm trên để tận mình trải nghiệm. Hơn hết, bản thân các địa phương hay doanh nghiệp cần ý thức rằng không chỉ mãi dựa theo sự nổi tiếng trong phim để bán tour cho khách mà quan trọng nhất là các doanh nghiệp lữ hành phải ngồi lại cùng địa phương đó để liên kết, xây dựng nên những sản phẩm du lịch vừa có cảnh đẹp “như phim” và đặc biệt là nơi ăn, chốn nghỉ, dịch vụ cho khách đảm bảo chất lượng, có như vậy thì các điểm đến nổi tiếng từ phim mới ngày càng “ăn nên làm ra” và giữ chân khách một cách lâu dài.Ngành Du lịch Việt Nam có thể có những bước phát triển vượt bậc, cũng như nền điện ảnh nước nhà có những tác phẩm chất lượng về non nước, văn hóa, con người Việt Nam, đã đến lúc Điện ảnh và Du lịch cần “bắt tay” đồng hành. Dù chưa thể thay đổi ngay lập tức cục diện nhưng hy vọng trong 5-10 năm tới, điện ảnh Việt Nam sẽ có những tác phẩm tạo tiếng vang trong khu vực và xa hơn là trên thế giới; những tác phẩm đủ sức tạo thành một làn sóng du lịch từ khắp nơi trên thế giới tìm đến Việt Nam. Và ngược lại ngành Du lịch Việt Nam sẽ phát triển nhanh, mạnh giúp phát triển kinh tế, từ đó tái đầu tư phát triển ngành điện ảnh.Để thay cho lời kết, chúng tôi mượn lời của đạo diễn Vogt-Roberts chia sẻ: "Những người đi xem “Jurassic Park” (Công viên kỷ Jura) đều nhớ đến Hawaii, xem “Lords of the Rings” (Chúa tể của những chiếc nhẫn) đều nhớ đến New Zealand bởi những nơi này có cảnh đẹp gây choáng ngợp. Việt Nam có những phong cảnh núi non và hang động đẹp như siêu thực. Tôi chọn làm “Kong: Skull Island” ở đây, bởi tôi muốn Việt Nam hiện lên cũng phải như trong “Lord of the Rings”. Tôi muốn Việt Nam lên hình sẽ thực sự khác biệt, gây ấn tượng tới nỗi người xem ở các nơi trên thế giới phải trầm trồ hỏi nhau đó là đâu và họ thực sự muốn đến đây sau khi xem phim"./.TS. Đoàn Mạnh CươngVăn phòng Quốc hộiNguồn: Vietnamtourism Trở về đầu trang Du lịch điện ảnh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10