Nằm ở phía nam vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, với vị trí địa lý thuận lợi Ninh Bình trở thành cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc.
Ninh Bình có địa hình đa dạng: có đồi núi, sông hồ, đồng bằng,
vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ. Ninh Bình không chỉ
được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và
hấp dẫn như: Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương,
khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… mà còn có nhiều di tích lịch sử-văn
hóa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc
Việt Nam như khu di tích, lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, dấu ấn của Hành cung
Vũ Lâm, đền Thái Vi, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm…
Du khách thăm quan chùa Bái Đính.
Bên cạnh đó, Ninh Bình còn có nhiều di sản văn hóa phi vật
thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc
đáo, ẩm thực phong phú. Với 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81
di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt), đây là những
tiềm năng, lợi thế lớn của Ninh Bình trong phát triển du lịch, có thể tạo nên
những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và tạo nên thương hiệu
riêng cho du lịch Ninh Bình.
Từ những quyết sách đúng đắn
Xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
là định hướng chiến lược quan trọng của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban
hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 về phát triển du lịch Ninh Bình
giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045, du lịch tỉnh Ninh Bình có những
bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu (lượt khách, doanh thu du lịch, số lao động)
trong ngành du lịch ngày càng tăng; các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa
phương luôn tích cực, chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ, xây dựng môi trường du lịch văn minh, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Với 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81 di
tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt), Ninh Bình có
nhiều tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển du lịch.
Ninh Bình đã và đang đẩy mạnh thực hiện quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số
1124 của UBND tỉnh Ninh Bình. Mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của
tỉnh Ninh Bình đặt ra là nhằm khai thác hiệu quả lợi thế về tiềm năng du lịch, phát
triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù,
chất lượng, mang thương hiệu “Ninh Bình-Tràng An”, gắn với công tác bảo tồn các
giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa và bảo đảm tốt các vấn đề an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội, hướng tới du lịch bền vững, tạo động lực để Ninh
Bình phấn đấu thành vùng du lịch trọng điểm quốc gia.
Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng
Ninh Bình - vùng đất địa linh nhân kiệt - có bề dày lịch sử
với nhiều công trình kiến trúc, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Trong đó hiện đang hiện hữu 1.821 di tích, gồm 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích
cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt).
Ninh Bình được xem là cái nôi của nghệ thuật dân gian hát Xẩm.
Ngoài ra, tỉnh chứa đựng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể nổi
tiếng với 225 lễ hội truyền thống, đặc sắc được du khách trong và ngoài nước biết
đến.
Nơi đây cũng là đất tổ của nghệ thuật hát xẩm, hát chèo và
nhiều làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Làng nghề thêu Văn Lâm, làng nghề
chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), các làng nghề chế biến cói ở Kim Sơn, nghề
gốm Bồ Bát (Yên Mô).
Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Ninh Bình có Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO
công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cùng 400 hang động lớn, nhỏ.
Ngoài ra, Ninh Bình còn sở hữu diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Hồng (hơn 29.000ha); trong đó, có Vườn quốc gia Cúc Phương - nơi sinh
sống của gần 2.000 loài thực vật bậc cao và 2.600 loài động vật. Bên cạnh đó là
hệ thống
rừng đặc dụng núi đá Hoa Lư và rừng ngập mặn ven biển Kim
Sơn với nhiều loài động, thực vật có tên trong Sách đỏ thế giới.
Ninh Bình ghi tên trên bản đồ du lịch toàn cầu
Những tiềm năng trên là điều kiện để Ninh Bình xây dựng nhiều
loại hình và sản phẩm du lịch như du lịch tâm linh, văn hóa-lịch sử, sinh thái,
nghỉ dưỡng, cộng đồng, di sản, MICE (du lịch kết hợp hộị họp).
Vào tháng 2/2023 Ninh Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam
giữ vị trí thứ 7 trong top 10 ĐIỂM ĐẾN THÂN THIỆN NHẤT THẾ GIỚI do Traveller
Review Awards 2023 bình chọn. Hay mới đây Tạp chí Forbes(Mỹ) vừa vinh danh Ninh
Bình là một trong 23 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TUYỆT VỜI NHẤT năm 2023.
Nhờ đó, nhiều sản phẩm du lịch của Ninh Bình được truyền
thông quốc tế đánh giá cao như khu du lịch Tam Cốc được kênh truyền hình CNN giới
thiệu là một trong bảy hang động đẹp nhất Việt Nam và tờ Telegraph (Anh) từng
bình chọn là một trong 15 địa danh “Tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến”.
Vào tháng 2/2023 Ninh Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam
giữ vị trí thứ 7 trong top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới do Traveller
Review Awards 2023 bình chọn. Hay mới đây Tạp chí Forbes(Mỹ) vừa vinh danh Ninh
Bình là một trong 23 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất thế giới năm 2023.
Du lịch lịch sử, tâm linh
Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình có sự phát triển mạnh mẽ.
Bạn bè trong và ngoài nước biết đến Ninh Bình không chỉ với những cảnh đẹp nên
thơ, hùng vĩ mà còn qua các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống đậm
chất dân gian của vùng “Cố đô đá”. Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị là điều
kiện thuận lợi để Ninh Bình phát triển du lịch tâm linh. Những điểm đến du lịch
văn hóa trọng điểm như: Cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc, Bích động, chùa Bái
Đính đã được đầu tư bài bản, đưa vào khai thác trong các tour du lịch.
Khu Di tích đền thờ vua Đinh, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Du lịch sinh thái
Ninh Bình vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều hệ thống
hang động vô cùng hấp dẫn. Sản phẩm nòng cốt của Ninh Bình là du lịch sinh thái
Khu hang động Tràng An, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, Vườn quốc gia Cúc
Phương. Đặc biệt từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là
Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển
mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa
Bên cạnh bề dày lịch sử, Ninh Bình còn là vùng đất của những
di sản lễ hội, văn hóa, ẩm thực độc đáo, hấp dẫn du khách. Ninh Bình cũng là
quê hương của nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng: thêu ren Văn Lâm, gốm
Bồ Bát, mộc Ninh Phong, đá Ninh Vân… vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa làng nghề. Từ tiềm năng này, tỉnh đã và đang xây dựng
thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, du lịch trải nghiệm, thân thiện,
an toàn trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế.
Du lịch cộng đồng, văn hóa là giải pháp căn cơ để phát triển
du lịch một cách bền vững. Đa dạng hóa các sản phẩmdu lịch để mở rộng thị trường,
nâng cao giá trị gia tăng.
Các sản phẩm du lịch mới
Cùng với việc tập trung phát triển sản phẩm đặc thù làm chủ
lực, thì du lịch Ninh Bình cũng đang đadạng hóa sản phẩm, tạo ra sự khác biệt của
sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian du lịch cũng như mở
rộng thị trường. Các loại hình du lịch mới đang được phát triển như du lịch cuối
tuần, trên sông, nghỉ dưỡng, du lịch đánh golf, du lịch kết hợp hội nghị
(MICE), hội thảo, thể thao, làng nghề…
Nội dung:
VŨ VĂN LÚA-TS. BÙI VĂN MẠNH
Trình bày: NGỌC BÍCH