3 điều đặc biệt của giếng cổ hơn 200 năm tuổi ở Hưng Yên 3 điều đặc biệt của giếng cổ hơn 200 năm tuổi ở Hưng Yên VietNamNet -- Góp phần tạo nên vẻ đẹp cho làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là đình Tam Giang. Đình này thờ Thánh Tam Giang, một vị tướng có công giúp Hai Bà Trưng diệt giặc ngoại xâm. Ngôi đình nằm bình yên bên hồ nước xanh trong. Phía trong đình, các chức sắc đang bàn việc chung của làng, phía ngoài, du khách và người dân vẫn đến tản bộ, tham quan vẻ đẹp của đình. Lịch sử hình thành đình được lưu giữ tại đây: ‘Bà Phạm Thị Tĩnh có dung mạo xinh đẹp. Năm 18 tuổi, bà đi tu tại một ngôi chùa. Một đêm, bà nằm mơ nuốt cả vầng trăng, nên có thai. Đến ngày 10/2 năm Nhâm Thìn, bà sinh được một người con trai, thiên tư tướng mạo khác hẳn người thường, đặt tên là Tam Giang. Ngôi đình nằm bên hồ nước, phủ bóng cây đa yên bình Sau này, Tam Giang là một vị tướng lĩnh tài ba, văn võ toàn tài đã có công giúp Hai Bà Trưng dẹp giặc, cứu nước và được phong làm ‘Hộ quốc Phúc thần’. Trên đường đi đánh giặc, nhận thấy trại Đồng Cầu, đạo Bắc Giang (nay là Đại Đồng, huyện Văn Lâm) có thế đất long ôm hổ ấp, sơn thủy quấn quanh nên vị tướng dừng lại, lập nên ngôi làng này. Sau khi ngài mất, để tưởng nhớ công lao, nhân dân nơi đây đã tôn ngài làm Thánh và thờ tại đình Tam Giang'. Trước đây, đình Tam Giang chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng bằng vật liệu đơn giản. Sau lần trùng tu vào năm 1924, đình có kết cấu quy mô như ngày nay. Quần thể đình gồm có cây đa, mái đình, nhà thủy tạ… đặc biệt nơi đây có giếng cổ hơn 200 năm tuổi. Ông Nguyễn Ngọc Chấn, trưởng thôn Đại Đồng, cho biết: ‘Giếng nằm phía trước đình. Giếng có 3 điểm đặc biệt: Đó là giếng cổ (có từ thời Hậu Lê); nước giếng rất trong và nước trong giếng không bao giờ cạn’. Xem thêm một số hình ảnh về ngôi đình này: Ông Nguyễn Ngọc Chấn - trưởng thôn Đại Đồng cho biết: 'Đình Tam Giang có từ thời Hậu Lê, là nơi gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân. Sân đình là nơi tập trung tất cả dân làng khi có việc hiếu, hỉ, trọng đại'. Trải qua nhiều năm, đình vẫn lưu giữ được dáng vẻ như ban đầu. Tượng voi phục đã phủ vết thời gian. Cạnh đình là nơi đặt bia tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc. Một bức tường chạm trổ hình rồng đã cũ. Giếng cổ phía trước đình, được người dân làng Nôm coi là 'mắt rồng'. Cạnh giếng có một bia nhỏ ghi hai chữ 'Hạ Mã' (xuống ngựa), một lời nhắc nhở người qua đường giữ phép tắc khi vào khu vực thiêng. Phía trước đình là hồ nước lớn trong xanh, cạnh đình là cây đa cổ thụ gần 200 năm tuổi, bên tả là dòng sông Nguyệt Đức, bên hữu là khu dân cư. Nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương mà còn là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hàng năm, vào mùng 10 tháng 8 âm lịch, lễ hội kỷ niệm ngày mất của Thánh Tam Giang được diễn ra rất trang trọng. Từ những giá trị trên, đình Tam Giang đã được nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1994. VietNamNet -- Góp phần tạo nên vẻ đẹp cho làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là đình Tam Giang. Đình này thờ Thánh Tam Giang, một vị tướng có công giúp Hai Bà Trưng diệt giặc ngoại xâm. Ngôi đình nằm bình yên bên hồ nước xanh trong. Phía trong đình, các chức sắc đang bàn việc chung của làng, phía ngoài, du khách và người dân vẫn đến tản bộ, tham quan vẻ đẹp của đình. Lịch sử hình thành đình được lưu giữ tại đây: ‘Bà Phạm Thị Tĩnh có dung mạo xinh đẹp. Năm 18 tuổi, bà đi tu tại một ngôi chùa. Một đêm, bà nằm mơ nuốt cả vầng trăng, nên có thai. Đến ngày 10/2 năm Nhâm Thìn, bà sinh được một người con trai, thiên tư tướng mạo khác hẳn người thường, đặt tên là Tam Giang. Ngôi đình nằm bên hồ nước, phủ bóng cây đa yên bìnhSau này, Tam Giang là một vị tướng lĩnh tài ba, văn võ toàn tài đã có công giúp Hai Bà Trưng dẹp giặc, cứu nước và được phong làm ‘Hộ quốc Phúc thần’.Trên đường đi đánh giặc, nhận thấy trại Đồng Cầu, đạo Bắc Giang (nay là Đại Đồng, huyện Văn Lâm) có thế đất long ôm hổ ấp, sơn thủy quấn quanh nên vị tướng dừng lại, lập nên ngôi làng này.Sau khi ngài mất, để tưởng nhớ công lao, nhân dân nơi đây đã tôn ngài làm Thánh và thờ tại đình Tam Giang'.Trước đây, đình Tam Giang chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng bằng vật liệu đơn giản. Sau lần trùng tu vào năm 1924, đình có kết cấu quy mô như ngày nay.Quần thể đình gồm có cây đa, mái đình, nhà thủy tạ… đặc biệt nơi đây có giếng cổ hơn 200 năm tuổi. Ông Nguyễn Ngọc Chấn, trưởng thôn Đại Đồng, cho biết: ‘Giếng nằm phía trước đình. Giếng có 3 điểm đặc biệt: Đó là giếng cổ (có từ thời Hậu Lê); nước giếng rất trong và nước trong giếng không bao giờ cạn’.Xem thêm một số hình ảnh về ngôi đình này: Ông Nguyễn Ngọc Chấn - trưởng thôn Đại Đồng cho biết: 'Đình Tam Giang có từ thời Hậu Lê, là nơi gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân. Sân đình là nơi tập trung tất cả dân làng khi có việc hiếu, hỉ, trọng đại'. Trải qua nhiều năm, đình vẫn lưu giữ được dáng vẻ như ban đầu. Tượng voi phục đã phủ vết thời gian. Cạnh đình là nơi đặt bia tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc. Một bức tường chạm trổ hình rồng đã cũ. Giếng cổ phía trước đình, được người dân làng Nôm coi là 'mắt rồng'. Cạnh giếng có một bia nhỏ ghi hai chữ 'Hạ Mã' (xuống ngựa), một lời nhắc nhở người qua đường giữ phép tắc khi vào khu vực thiêng. Phía trước đình là hồ nước lớn trong xanh, cạnh đình là cây đa cổ thụ gần 200 năm tuổi, bên tả là dòng sông Nguyệt Đức, bên hữu là khu dân cư. Nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương mà còn là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hàng năm, vào mùng 10 tháng 8 âm lịch, lễ hội kỷ niệm ngày mất của Thánh Tam Giang được diễn ra rất trang trọng. Từ những giá trị trên, đình Tam Giang đã được nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1994. Trở về đầu trang Di tích lịch sử đình Tam Giang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10