An Biên - Ngôi đình cổ giữa lòng thành phố An Biên - Ngôi đình cổ giữa lòng thành phố ANHP - Nằm giữa phố phường đông đúc, đình An Biên vẫn sừng sững, trầm mặc với mái ngói rêu phong cổ kính, đầu đao cong vút, là minh chứng cho truyền thống văn hóa và tín ngưỡng ngàn năm của người Việt nói chung và của người dân vùng đất “Hải tần phòng thủ” nói riêng. Hậu cung thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai thiên lập địa ra làng An Biên. Với kiến trúc cổ kính, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ 19, năm 2009 đình An Biên đã vinh dự được nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, là nơi hội tụ và phản ánh cuộc sống, tình cảm và những nét văn hóa đặc trưng của người đất Cảng… Đình An Biên là nơi thờ Lê Chân, một nữ tướng kiệt xuất có công đầu tiên khai thiên lập địa ra làng An Biên, đặt nền móng cho sự phát triển của Hải Phòng những thế kỷ sau này. Bà cũng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh đuổi sự xâm lược của nhà Đông Hán năm 40 hồi thế kỷ thứ nhất, được hậu thế suy tôn là Thành hoàng của thành phố Hải Phòng. Ngôi đình với những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Tọa lạc tại số 170 phố Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, đình An Biên là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở Hải Phòng, là dấu ấn quá khứ của làng cổ An Biên, tiền thân của thành phố Cảng ngày nay. Khuôn viên rộng chừng 3.060 m2, đình An Biên có mặt bằng kiến trúc bố cục theo lối chữ “Công” gồm 5 gian đại đình (tiền đường), 3 gian nhà cầu (ống muống), 3 gian hậu cung (cung cấm). Đình còn có sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng, vừa là sân khấu, vừa là nơi để mọi người dự hội đình ngồi thưởng thức những vở chèo, tuồng độc đáo. Phong cách chạm khắc trang trí kiến trúc đình An Biên đều toát lên vẻ đẹp trầm hùng bởi những nhịp điệu đều đặn của các họa tiết hoa văn. Kiến trúc chính của ngôi đình được thể hiện rõ nhất ở phía sau sân đình. Giữa khu vườn cảnh là bể non bộ cùng tượng đài nữ tướng Lê Chân, xung quanh là các bồn hoa, chậu cảnh tạo thành một tổng hòa không thể tách rời, góp phần tô điểm thêm cho không gian kiến trúc nơi đây. Ngoài các kiến trúc chính bố cục theo lối chữ “Công” truyền thống, đình An Biên còn có những kiến trúc phụ độc đáo với 2 tòa tả mạc, hữu mạc 3 gian kèm hai bên nhàu cầu phía sau đại đình mặt quay vào trong. Một nét độc đáo nữa trong công trình kiến trúc đình An Biên, chính là các mái ngói chiếm 2/3 chiều cao của đình, xòe rộng và lan xuống thấp, hơi võng, hai đầu nhô vút ra ngoài như hai con thuyền lớn. Bờ nóc đắp đôi chim phượng hoàng bò xoải cùng chầu vào mặt nhật tròn, quanh có vầng đao lửa do hổ phù lớn đội. Hàng năm tại đình An Biên vẫn diễn ra các hoạt động kỷ niệm về nữ tướng Lê Chân. Không chỉ hoàn hảo về mặt cấu trúc mặt bằng di tích, đền An Biên còn là một công trình cổ nổi tiếng ở nội thành Hải Phòng với nghệ thuật trang trí kiến trúc vô cùng độc đáo. Đỉnh cao về nghệ thuật trang trí của đình được thể hiện ở tòa đại đình với lối chạm khắc nghiêm trang, góc cạnh, theo chuẩn mực của tư tưởng phong kiến chính thống. Ngoài các thanh rường chạm hoa lá cách điệu, cánh sen ở đấu vuông, hoa lá trên các câu đầu, xà, hình rồng ở đầu dư… các đồ án trang trí còn được thể hiện ở những vị trí dễ phô bày vẻ đẹp của kiến trúc như chạm bong hình phượng múa rồng mây tụ hội, lưỡng nghê tranh chân, long mã bước trên thủy ba… phủ kín bề mặt của hai cốn phía trước gian trung tâm hay hình chạm nổi cúc hóa long ở mặt ngoài hai cốn phía sau gian trung tâm… Trong một đô thị lớn, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, đình An Biên vẫn hiện lên sừng sững với những nét kiến trúc nghệ thuật, văn hóa độc đáo. Hàng năm, tại đình vẫn diễn ra các hoạt động kỷ niệm về nữ tướng Lê Chân trong đó có ba ngày lễ chính: Ngày sinh nữ tướng Lê Chân (8-2 âm lịch), ngày thắng trận (15-8 âm lịch); ngày hóa (13-7 âm lịch). Tất cả đều nhằm giáo dục cho các thế hệ con cháu, giới thiệu cho khách thập phương biết được công lao to lớn của nữ tướng Lê Chân và cũng để khẳng định ngôi đình sẽ trường tồn mãi với thời gian. Ngân Phạm ANHP - Nằm giữa phố phường đông đúc, đình An Biên vẫn sừng sững, trầm mặc với mái ngói rêu phong cổ kính, đầu đao cong vút, là minh chứng cho truyền thống văn hóa và tín ngưỡng ngàn năm của người Việt nói chung và của người dân vùng đất “Hải tần phòng thủ” nói riêng. Hậu cung thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai thiên lập địa ra làng An Biên.Với kiến trúc cổ kính, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ 19, năm 2009 đình An Biên đã vinh dự được nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, là nơi hội tụ và phản ánh cuộc sống, tình cảm và những nét văn hóa đặc trưng của người đất Cảng…Đình An Biên là nơi thờ Lê Chân, một nữ tướng kiệt xuất có công đầu tiên khai thiên lập địa ra làng An Biên, đặt nền móng cho sự phát triển của Hải Phòng những thế kỷ sau này. Bà cũng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh đuổi sự xâm lược của nhà Đông Hán năm 40 hồi thế kỷ thứ nhất, được hậu thế suy tôn là Thành hoàng của thành phố Hải Phòng. Ngôi đình với những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo.Tọa lạc tại số 170 phố Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, đình An Biên là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở Hải Phòng, là dấu ấn quá khứ của làng cổ An Biên, tiền thân của thành phố Cảng ngày nay. Khuôn viên rộng chừng 3.060 m2, đình An Biên có mặt bằng kiến trúc bố cục theo lối chữ “Công” gồm 5 gian đại đình (tiền đường), 3 gian nhà cầu (ống muống), 3 gian hậu cung (cung cấm). Đình còn có sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng, vừa là sân khấu, vừa là nơi để mọi người dự hội đình ngồi thưởng thức những vở chèo, tuồng độc đáo. Phong cách chạm khắc trang trí kiến trúc đình An Biên đều toát lên vẻ đẹp trầm hùng bởi những nhịp điệu đều đặn của các họa tiết hoa văn.Kiến trúc chính của ngôi đình được thể hiện rõ nhất ở phía sau sân đình. Giữa khu vườn cảnh là bể non bộ cùng tượng đài nữ tướng Lê Chân, xung quanh là các bồn hoa, chậu cảnh tạo thành một tổng hòa không thể tách rời, góp phần tô điểm thêm cho không gian kiến trúc nơi đây. Ngoài các kiến trúc chính bố cục theo lối chữ “Công” truyền thống, đình An Biên còn có những kiến trúc phụ độc đáo với 2 tòa tả mạc, hữu mạc 3 gian kèm hai bên nhàu cầu phía sau đại đình mặt quay vào trong.Một nét độc đáo nữa trong công trình kiến trúc đình An Biên, chính là các mái ngói chiếm 2/3 chiều cao của đình, xòe rộng và lan xuống thấp, hơi võng, hai đầu nhô vút ra ngoài như hai con thuyền lớn. Bờ nóc đắp đôi chim phượng hoàng bò xoải cùng chầu vào mặt nhật tròn, quanh có vầng đao lửa do hổ phù lớn đội. Hàng năm tại đình An Biên vẫn diễn ra các hoạt động kỷ niệm về nữ tướng Lê Chân.Không chỉ hoàn hảo về mặt cấu trúc mặt bằng di tích, đền An Biên còn là một công trình cổ nổi tiếng ở nội thành Hải Phòng với nghệ thuật trang trí kiến trúc vô cùng độc đáo. Đỉnh cao về nghệ thuật trang trí của đình được thể hiện ở tòa đại đình với lối chạm khắc nghiêm trang, góc cạnh, theo chuẩn mực của tư tưởng phong kiến chính thống.Ngoài các thanh rường chạm hoa lá cách điệu, cánh sen ở đấu vuông, hoa lá trên các câu đầu, xà, hình rồng ở đầu dư… các đồ án trang trí còn được thể hiện ở những vị trí dễ phô bày vẻ đẹp của kiến trúc như chạm bong hình phượng múa rồng mây tụ hội, lưỡng nghê tranh chân, long mã bước trên thủy ba… phủ kín bề mặt của hai cốn phía trước gian trung tâm hay hình chạm nổi cúc hóa long ở mặt ngoài hai cốn phía sau gian trung tâm…Trong một đô thị lớn, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, đình An Biên vẫn hiện lên sừng sững với những nét kiến trúc nghệ thuật, văn hóa độc đáo. Hàng năm, tại đình vẫn diễn ra các hoạt động kỷ niệm về nữ tướng Lê Chân trong đó có ba ngày lễ chính: Ngày sinh nữ tướng Lê Chân (8-2 âm lịch), ngày thắng trận (15-8 âm lịch); ngày hóa (13-7 âm lịch).Tất cả đều nhằm giáo dục cho các thế hệ con cháu, giới thiệu cho khách thập phương biết được công lao to lớn của nữ tướng Lê Chân và cũng để khẳng định ngôi đình sẽ trường tồn mãi với thời gian.Ngân Phạm Trở về đầu trang Đình An Biên Hải Phòng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10