An Biên Cổ Miếu - Nơi thờ phụng Đông Hải Nữ Tướng Lê Chân An Biên Cổ Miếu - Nơi thờ phụng Đông Hải Nữ Tướng Lê Chân Đền Nghè là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XX. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật trạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài: long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai thể hiện kỹ thuật chạm bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2 của Nữ tướng Lê Chân, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay. Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Công chúa Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh. Vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Nữ tướng đã lập nhiều chiến công, giúp Hai Bà Trưng chống lại quân Đông Hán xâm lược (thế kỷ I), được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ - Hải Phòng ngày nay. Ngoài việc tham quan quần thể kiến trúc độc đáo của đền, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc đá có giá trị, điển hình là khánh đá và sập đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ. Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái, đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu, tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức được xây dựng năm 1926. Tòa thiêu hương xây theo kiến trúc hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp được đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vươn dấy quân. Chính giữa nhà bia dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,2m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hai bên điện có đồ tế khí, thánh mẫu Lê Chân là một nữ tướng nên ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao... và các sập đá, kiệu gỗ… Sập đá được đặt tại tòa thiêu hương. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu thể hiện kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian. Đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Bên trong tòa tiền bái treo Khánh đá chạm nổi đề tài “Long vân khánh hội”, đường nét tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển. Khánh được làm từ một tấm đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước. Khi gõ, tiếng khánh đá ngân vang, trong trẻo, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo, linh thiêng. Chiếc kiệu thường dùng để rước trong Đền Nghè. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống và chiến đấu. Tượng đá các linh vật gắn liền với các chiến công của Bà được thờ trong Đền. Những tấm bia đá cổ ghi lại công đức của vị nữ tướng tài ba. Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng “Kinh điển” trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trái, lên đền rồi xuống phủ... Các công trình kiến trúc của tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là “thông điệp văn hoá” gửi lại cho đời sau. Năm 1975, đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời Thánh mẫu Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá “Viên khung” của TP Hải Phòng, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng. Tổng hợp và biên tập: Th, S. Nguyễn Thy Nga Đền Nghè là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XX. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật trạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài: long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai thể hiện kỹ thuật chạm bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2 của Nữ tướng Lê Chân, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay. Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Công chúa Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh. Vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Nữ tướng đã lập nhiều chiến công, giúp Hai Bà Trưng chống lại quân Đông Hán xâm lược (thế kỷ I), được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ - Hải Phòng ngày nay. Ngoài việc tham quan quần thể kiến trúc độc đáo của đền, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc đá có giá trị, điển hình là khánh đá và sập đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ. Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái, đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu, tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức được xây dựng năm 1926. Tòa thiêu hương xây theo kiến trúc hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp được đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vươn dấy quân. Chính giữa nhà bia dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,2m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hai bên điện có đồ tế khí, thánh mẫu Lê Chân là một nữ tướng nên ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao... và các sập đá, kiệu gỗ… Sập đá được đặt tại tòa thiêu hương. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu thể hiện kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian. Đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Bên trong tòa tiền bái treo Khánh đá chạm nổi đề tài “Long vân khánh hội”, đường nét tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển. Khánh được làm từ một tấm đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước. Khi gõ, tiếng khánh đá ngân vang, trong trẻo, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo, linh thiêng. Chiếc kiệu thường dùng để rước trong Đền Nghè. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống và chiến đấu. Tượng đá các linh vật gắn liền với các chiến công của Bà được thờ trong Đền. Những tấm bia đá cổ ghi lại công đức của vị nữ tướng tài ba. Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng “Kinh điển” trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trái, lên đền rồi xuống phủ... Các công trình kiến trúc của tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là “thông điệp văn hoá” gửi lại cho đời sau. Năm 1975, đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời Thánh mẫu Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá “Viên khung” của TP Hải Phòng, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng. Tổng hợp và biên tập: Th, S. Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Đền Nghè nữ tướng Lê Chân An Biên Cổ Miếu 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10