Căn cứ vào hồ sơ Thần tích - Thần sắc của làng Nam Phú do Hương hội lập và báo cáo Triều đình vào năm 1938 thì Thành Hoàng của làng là đức ngài Nguyễn Tuấn (Tản Viên Sơn Thánh) thời vua Hùng thứ 18.
Làng Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội,
xưa là làng Nam Nguyễn, tổng Mỹ Lâm, huyện Phù Vân, phủ Thường Tín, trấn Sơn
Nam Thượng.
Căn cứ vào hồ sơ Thần tích - Thần sắc của làng Nam Phú do
Hương hội lập và báo cáo Triều đình vào năm 1938 thì Thành Hoàng của làng chính
là Nguyễn Tuấn (Tản Viên Sơn Thánh).
Trong bản báo cáo này, có kèm theo một tập bản viết bằng chữ
Hán, ngoài bìa ghi rõ: “Hà Đông tỉnh, Nam Phú xã, Thần tích, tổng Mỹ Lâm, huyện
Phú Xuyên”. Tài liệu này đã được Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam dịch thuật.
Tác giả biên dịch là Trần Huy Đĩnh, Vũ Quang Liễn và Minh
Vũ, biên tập, hiệu đính là Vũ Quang Dũng và Đặng Thị Chung. Chủ nhiệm công
trình là Vũ Quang Dũng.
Đình Nam Phú (xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên) đang xuống cấp rất nghiêm trọng phải căng bạt che mưa, nắng.
Hoa văn chạm trổ trong cột đình ở Nam Phú, Phú Xuyên, Hà Nội.
Bản Thần tích của làng Nam Nguyễn gồm ba phần:
- Phần 1: Tựa (hay còn gọi là “Cái văn”, viết xong vào tháng
2 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thành Thái);
- Phần 2: Sự tích Tản Viên Sơn Thánh;
- Phần 3: Thần tích xã Nam Phú phụng sự Thân hiệu.
Theo bản “cái văn”, trên đường đi đánh quân Nguyên Mông, Trần
Quốc Tuấn đã dừng chân ở làng Nam Nguyễn này. Ông đi qua miếu Thần của làng, thấy
địa thế ở đây đẹp, lại có thế đất “phượng hoàng hàm thư”, nhân dân giàu sang
sung túc, miếu thần anh linh, bèn ra lệnh hạ trại nghỉ ngơi.
Trần Tướng công nghĩ đến sự tích ở miền quê này, nói rằng: Về
đời Cao Tông nhà Đường, trước chúng thường bày quỷ binh phá trận ở cửa biển Chạm
Thạch này, về sau phá trận ở Côn Luân, Đồ bàn thuộc quận Chu Diên. Khi Cao
Vương phá Nam Chiếu, Tiên Ngô Vương đánh quân Nam Hán, Lê Đại Hành phá Tống…Còn
ta hôm nay, gặp được Thân vương, Ngài là bậc thiên thần giữ chức ở đây đã lâu,
chắc có lòng tốt giúp ta đánh thắng quân Nguyên xâm lược, được thua ra sao, xin
Thần chỉ giáo.
Rồi sai binh lính lập bàn thờ, đặt rượu cúng và xin âm
dương, quả nhiên hiển mộng, về sau được phong là Phúc thần hiển linh Sơn Thánh
Đại vương.
Tướng công vịnh một bài thơ:
Sinh vi danh tướng hóa vị thần
Bảo dữ quốc hề, tỷ giữ dân
Thiên hạ trường tồn danh bất hủ
Đan thủ thiết khoản vạn niên xuân
Vịnh thơ xong, Tướng công chợp mắt thì thấy ba vị đội mũ
trăm sao, thân mặc áo giáp ngọc, ánh sáng lung linh. Một vị cưỡi ngựa trắng cao
hơn 7 thước, cầm siêu đao vàng, một vị cưỡi hổ vàng tay cầm búa liệt, một vị cưỡi
rồng vàng quấn đám mây từ trời giáng xuống, rồi cả ba vị đứng quanh Tướng công
và hỏi: Danh tướng ở đâu đến đây?
Tướng công đáp: Thần là trung thần bảo quốc, thấy giặc
Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta, thần đến đây cầu thần linh ứng cho vua tôi
cầm quân đánh giặc xâm lược. Nếu các vị có phù trợ đánh giặc, sẽ được bao phong
và cúng tế hương hỏa muôn đời.
Ba vị đều đáp: Ta cũng là đại thần của muôn dân trăm họ nước
Nam. Nay ta thấy Tướng công xuất quân đánh giặc, chúng tôi xin lòng chinh, âm
phù cho quân của Tướng quân đánh thắng.
Tướng công tỉnh dậy, tạ lễ rồi cất binh tiến đến chiến trận,
phá tan quân giặc.
Đình được kiến trúc theo hình chữ "Công" nhưng do
thời gian và thời tiết nóng ẩm đã làm hư hại nhiều hạng mục quan trọng.
Và theo phần 3 (Thần tích xã Nam Phú phụng sự Thần hiệu), đoạn
kết có viết: “Từ lúc sinh thời đến khi hóa, các ngài đều có công giúp nước, phò
vua, chăm lo cho muôn dân trăm họ, đắp đê phòng lụt, mở rộng nông trang, đánh
giặc cứu nước…
Sau khi ngài hóa đều phù hộ cho đời sau đánh thắng giặc ngoại
xâm, để quốc thái dân an, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây
cổi nảy lộc đâm chồi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Với công đức của ba ngài, nhân dân ba huyện Phù Vân, Thượng
Phúc, Nam Sương đều được làm thần tử, được miễn binh lương đời đời, xuân thu nhị
kỳ đều phải tế lễ muôn đời không quên.
Cùng với ngôi miếu hiện hữu trong làng, nhân dân làng Nam
Nguyễn xưa còn lập đình để thờ vị Nguyễn Tuấn. Ngôi đình được tọa lạc trên một
khu đất cao, đẹp, nhìn về hướng Tây và cũng là thế hậu chẩm với ngôi miếu thờ
thần từ trước đó.
Đình được kiến trúc theo hình chữ “Công” nhưng rất tiếc, vì
thời gian và thời tiết nóng ẩm quá nhiều của vùng chiêm chũng xưa nên đã làm
cho hư hại nhiều hạng mục quan trọng.
Hiện nay, Đình chỉ giữ lại được tòa tiền đường, từ chữ
“Công” nay thành chữ “Nhất”. Rất may, các hàng cột gỗ vẫn còn nguyên và phần lớn
chưa bị tiêu tàn, chỉ có các vì kèo là đang bị hư hại nặng, các mộng chạm khắc
rất tinh xảo với đủ các loại nội dung đề tài tạo hình phong phú từ hoa lá, chim
muông đến sự tích văn hóa và lịch sử dân gian.
Với giá trị lịch sử của thần tích Thần hoàng và giá trị nghệ
thuật kiến trúc của ngôi đình, năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
công nhận đình làng Nam Phú là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Đình làng Nam Phú được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 2008.
Với lòng tự hào và trách nhiệm với một Di tích cấp quốc gia nên nhân dân làng Nam Phú luôn nâng cao ý thức bảo vệ và gìn giữ Di tích trong mọi điều kiện. Song vì lực bất tòng tâm, chắt chịu đóng góp từng đồng của từng người mà vẫn khong thể cứu nổi sự tàn phá của thiên nhiên và của thời gian.
Quả là khi đã nghèo dù tâm có cao thế nào đi chăng nữa thì lực vẫn chẳng thể tòng theo, làm cho mái ngói xô lệch nhiều lần, toàn bộ kèo đỡ ở hàng hiên phía trước đã bị mục nát, đường nét hoa văn chạm khắc không còn nhận ra hình hài nữa…Nguy cơ sụp đổ di tích là rất có thể xảy ra trong những mùa mưa bão tới. Nhân dân trong làng đã có nhiều cuộc họp để tìm cách cứu lấy Di tích, trong đó có cả việc báo cáo với các cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền các cấp nhưng vẫn chưa thấy hồi âm.
Nhân dân làng Nam Phú luôn luôn tự hào rằng nơi đây đã từng là nơi dừng chân trên đường đi đánh giặc ngoại xâm và ngôi miếu Thần đã góp phần làm nên chiến thắng giặc Nguyên - Mông của Tướng công Trần Hưng Đạo, đồng thời lại đang có trách nhiệm gìn giữ, trông coi cho nhân dân Việt Nam một di tích văn hóa – lịch sử, một ban thờ vị thần vào bậc “Thượng đẳng thần” của dân tộc.
Bởi thế mà nếu Di tích này trở thành phế tích (sau khi bị sụp đổ) thì lỗi này không còn riêng của những người dân Nam Phú nữa. Nên ngày đêm cầu mong rằng, ngày xưa thần linh đã từng phù giúp cho các thế hệ đánh thắng các loại giặc ngoại xâm, thì nay sẽ lại phù linh cho nhân dân cả nước nói chung và làng Nam Phú nói riêng, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, có bát ăn bát để dư thừa rồi cùng nhà nước chung tay trung tu, tôn tạo Di tích để muôn đời hương đăng các bậc tiền nhân đã vì nước, vì dân.
Nguyễn Nguyên Hoài